Nga buộc Thổ “ôm hận” vụ bắn hạ Su-24

VietTimes -- Sự kiện Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay Su-24 Nga vào ngày 24/11/2015 đã đẩy tổng thống Nga Vladimir Putin và tổng thống Thổ Recep Tayyip Erdogan vào một cuộc xung đột nghiêm trọng. Al-Monitor nhận định vụ bắn hạ trả giá quá đắt.
Cuộc chiến tanh lạnh Nga-Thổ vẫn chưa có dấu hiệu lắng dịu

 Cuộc chiến tranh kinh tế Nga phát động đang gây ra những tổn thất nặng nề đố với Thổ Nhĩ Kỳ. Thoạt đầu, các chính trị gia Thổ Nhĩ Kỳ có vẻ không lo lắng về ảnh hưởng của khủng hoảng chính trị đối với kinh tế. Thời điểm đó, phó thủ tướng phụ trách kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ Mehmet Simsek nhấn mạnh rằng các lệnh trừng phạt kinh tế của Nga sẽ chẳng có bất cứ hoặc ít nhất là tác động chỉ mang tính hạn chế đối với nền kinh tế Thổ.

Erdogan cố gắng phớt lờ những hậu quả về kinh tế bằng cách nói rằng chẳng có chuyện gì xảy ra, thậm chí kể cả nguồn cung khí đốt từ Nga bị cắt bởi lẽ các công dân Thổ đã quen đối phó với khó khăn.

Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt của Nga đã gây ra những vấn đề lớn và tình trạng phá sản trong các lĩnh vực du lịch, xây dựng, công nghiệp thực phẩm và dệt may, cũng như gây ra chuỗi phản ứng trong lĩnh vực ngân hàng vào ngày các lệnh trừng phạt bắt đầu có hiệu lực vào thời điểm 1/1/2016. Thực trạng này bất chấp thực tế là ông Putin vẫn chưa thèm sử dung con át chủ bài mạnh nhất trong tay là năng lượng.

Thổ Nhĩ Kỳ đã ở ngưỡng thua thiệt quan hệ kinh tế với Nga, năm 2013 Nga đã là nhà nhập khẩu thứ tư của Thổ về hàng hoá và đứng thứ hai về khối lượng trao đổi thương mại với Thổ Nhĩ Kỳ. Trong hai năm gần đây, xuất khẩu của Thổ vào thị trường Nga đã giảm 50% do kinh tế Nga phải chịu lệnh trừng phạt của phương Tây và sau đó vì quan hệ Nga-Thổ rơi vào tình trạng căng thẳng. Xuất khẩu cũng đã giảm 3,5 tỷ USD trong khi khối lương thương mại sụt giảm 25%.

Những lĩnh vực chủ chốt bị ảnh hưởng bởi các biện pháp trừng phạt của Nga là thực phẩm và nông nghiệp. Trong lĩnh vực nông nghiệp, 700 triệu USD hàng hoá xuất khẩu nguy cơ bị mất. Theo hiệp hội các nhà xuất khẩu Thổ Nhĩ Kỳ, giải đoạn từ tháng 12/2015 đến tháng 1/2016, xuất khẩu vào Nga đã tụt dốc 56% so với cùng kỳ năm trước.

Nạn nhân lớn nhất của cuộc khủng hoảng là công ty công nghiệp và thương mại Aynes, doanh nghiệp chuyên về bơ sữa đang nuôi hy vọng mở rộng thị trường tại Nga ngõ hầu vượt qua sự suy thoái gần đây. Thay vì thế, Aynesđã dính đòn nặng và đã phải xin lùi thời hạn phá sản do những tổn thất tại thị trường Nga.

Lĩnh vực du lịch Thổ Nhĩ Kỳ đã chứng kiến lượng khách Nga sụt giảm từ 3,5 triệu khách năm 2014 xuống còn 2,8 triệu trong năm 2015. Con số này được trông đợi sẽ còn tồi tệ hơn trong năm 2016.

Cả tổng thống Putin và ngoại trưởng Sergey Lavrov đều đã kêu gọi các công dân Nga không du lịch tới Thổ Nhĩ Kỳ vì lý do an ninh.

Erdogan sau đó cũng hối thúc người dân Thổ đi nghỉ ở trong nước thay vì ra nước ngoài, còn chính phủ Thổ đã công bố một chương trình kinh tế mới nhằm tái cơ cấu lại các khoản nợ của ngành du lịch. Murat Ersoy, chủ công ty ETS Tours, một trong các hãng lữ hành lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ nhận định tình trạng sụt giảm du khách là do cuộc khủng hoảng quan hệ với Nga và cuộc chiến tại Syria. Những người bi quan ước tính du lịch Thổ có thể sẽ mất tới 500.000 việc làm.

Nhà kinh tế học Guldem Atabay Sanli thuộc Egeli & Co. Investmentscho rằng, các vấn đề trong lĩnh vực du lịch liên quan nhiều hơn tới các vấn đề nội bộ của Thổ, chủ nghĩa khủng bố và cuộc chiến tranh lạnh với Nga hơn là các điều kiện kinh tế toàn cầu. Bà nói: “Năm ngoái tổng doanh thu từ ngành du lịch giảm 15% xuống còn 26,6 tỷ USD. Chúng tôi ước tính sự suy thoái sẽ đạt mức 30% do ảnh hưởng các lệnh trừng phạt của Nga trong năm nay”.

Trong những tuần gần đây, tin tức về các vụ phá sản còn đến từ lĩnh vực đồ da vốn phụ thuộc chính vào thị trường Nga. Các công ty đã lần lượt đóng của tại Zeytinburnu,thủ phủ ngành công nghiệp da tại Istanbul, cũng như tại Laleli, thị trường nới các doanh nghiệp và khách hàng cá nhân Nga mua sắm rất nhiều nay hầu như không hoạt động.

Serhat Karabaki, chủ hãng ISNOVA, chuyên kinh doanh đồ da tại Nga đã 20 năm nay với 20 cửa hàng lớn nói với Al-Monitor: “ Do hậu quả khủng hoảng chính trị, 80% các nhà sản xuất ở Zeytinburnu đã phải ngừng hoạt động. Chúng tôi có 20 cửa hàng tại Nga nay giảm xuống chỉ còn 11. Khách hàng của chúng tôi thậm chí còn không trả lời điện thoại nữa”.

Cuộc khủng hoảng có thể còn khiến các nhà thầu xây dựng Thổ Nhĩ Kỳ đánh mất thị trường lớn nhất của họ. Trong bài phát biểu hồi tháng giêng, ông Putin đã ám chỉ các biện pháp trừng phạt sẽ được mở rộng sang 300 công ty thầu xây dựng Thổ đang hoạt động tại Nga.

Theo Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Thổ Nhĩ Kỳ, các doanh nghiệp Thổ đã hoàn tất 1.921 dự án xây dựng với tổng giá trị lên tới 61 tỷ USD trong giai đoạn 1972 đến 2015 tại thị trường Nga. Thống kê này cho cho thấy Nga là thị trường lớn nhất đối với các nhà thầu xây dựng Thổ.

Thách thức trong các lĩnh vực khác còn gây ra khủng hoảng niềm tin trong giới ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ. Các nhà băng ngần ngại cho vay mới và thu hồi các khoản vay trước đó do dự báo khủng hoảng quan hệ với Nga cùng với thị trường nội địa sa sút sẽ gây ra các vấn đề nghiêm trọng về nợ. Các ngân hàng không cho những công ty phụ thuộc vào thị trường Nga vay tiền.

Xe tải chở hàng hóa Thổ Nhĩ Kỳ bị kẹt ở cửa khẩu biên giới Nga
Nông sản, thực phẩm Thổ Nhĩ Kỳ là một trong các lĩnh vực bị thiệt hại nặng bởi trừng phạt của Nga

Hakan Ates, giám đốc điều hành Denizbank tại Turkey dự báo tình hình vài năm tới sẽ còn khó khăn hơn với những khoản nợ xấu trong lĩnh vực du lịch. Vậy chính xác những thiệt hại với Thổ Nhĩ Kỳ ra sao và liệu những khó khăn này có còn tăng lên?

Orhan Okmen, chủ tịch văn phòng xếp hạng JCR Thổ Nhĩ Kỳ nhận định, trừ phi căng thẳng chính trị Nga-Thổ chấm dứt, khó khăn kinh tế với các doanh nghiệp Thổ sẽ gia tăng trong năm 2016 và thiệt hại do các lệnh trừng phạt của Nga trong các lĩnh vực thực phẩm, du lịch, xây dựng và bán lẻ sẽ lên tới 15 tỷ USD.

Theo nhà kinh tế Atilla Yesilada của hãng Global Source, các biện pháp trừng phạt của Nga sẽ còn mở rộng. “ Giới kinh doanh và chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ dự báo cuộc khủng hoảng với Nga sẽ chỉ tạm thời và sẽ sớm kết thúc. Họ nghĩ rằng quan hệ kinh tế tách biệt so với quan hệ chính trị. Tuy nhiên ước đoán của họ đã sai. Các biện pháp trừng phạt của Nga và các đồng minh khu vực sẽ còn kéo dài nhiều năm và sẽ gây tổn thất thường xuyên”.

Một vụ bắn hạ quá đắt, Al-Monitor kết luận.

T.N