Trong những ngày gần đây, Mỹ đã trục xuất hàng chục nhà ngoại giao Nga với cáo buộc là sĩ quan tình báo bí mật.
Việc này để trả đũa cho vụ Nga được cho là đã tấn công cựu điệp viên hai mang Sergei Skripal và con gái ông là Yulia tại Anh quốc. Kremlin cam kết sẽ trả đũa khiến những mối quan hệ giữa Nga và Mỹ đi xuống thấp nhất kể từ thời Chiến Tranh Lạnh.
Chủ tịch, CEO của Trung tâm National Interest ông Dimitri Simes nói trong một cuộc thảo luận vào ngày 26.3: "Tôi không nghĩ nhiều người trong chúng ta sẽ hỏi liệu chúng ta có đối mặt với một cuộc Chiến Tranh Lạnh mới hay không. Hiện tại, một cuộc Chiến Tranh Lạnh mới sẽ khác so với cuộc chiến cũ ở rất nhiều phương diện. Trước hết, là cán cân quân sự khác biệt. Thứ hai, thiếu vắng một tư tưởng quốc tế hấp dẫn ở bên phía Nga. Thứ ba, rõ ràng Nga đang bị phơi bày nhiều hơn với phương Tây hơn là trong thời gian Chiến Tranh Lạnh nhưng cũng vì thế tôi nghĩ sẽ có ít quy tắc hơn và có thể sẽ có cảm xúc thù địch gia tăng ở cả hai phía".
Khả năng xảy ra xung đột
Ông Simes người mới trở về từ Nga đã nói rằng trong khi Washington không quan tâm mấy đến Kremlin thì những cảm giác ở Moscow lại ngược lại. Thực tế, căng thẳng giữa hai siêu cường hạt nhân đã cao tới mức các nhà phân tích công khai muốn biết xem liệu sẽ có một kiểu xung đột quân sự nào đó giữa Washington và Moscow hay không.
Ông Simes đã yêu cầu mọi người đánh giá khả năng xảy ra đụng độ quân sự (không cần phải là hạt nhân) tại Syria hoặc khu vực nào đó theo tỷ lệ 1/10 với 10 là khả năng chắc chắn xảy ra chiến tranh. Các chuyên gia về Nga có trong buổi thảo luận đã kết luận có một khả năng nghiêm trọng về việc xảy ra cuộc đối đầu quân sự giữa Washington và Moscow.
"Tôi cho là 6/10" - George Beebe giám đốc nghiên cứu tình báo và an ninh quốc gia tại Trung tâm National Interest đã nói với các khán giả: "Tôi nghĩ sẽ có nhưng vẫn còn chưa chắc chắn. Nhưng như vậy tôi nghĩ là 6/10. Khi bạn nói về cuộc chạm trán quân sự giữa hai siêu cường hạt nhân thì đó là một mức độ rủi ro không thể chấp nhận".
Michael Kofman, một nhà nghiên cứu khoa học tại Trung tâm phân tích Hải quân người cũng phát biểu trong buổi thảo luận tại Trung tâm National Interest đồng ý có rủi ro thật sự về một cuộc chiến quân sự giữa Nga và Mỹ. Kofman đánh giá rủi ro ở mức 6 hoặc 7/10. Ông nói: "Trong một khoảng thời gian dài vừa đủ, chúng ta sẽ chứng kiến điều đó".
Nếu có một cuộc khủng hoảng nào đó dính líu tới cả Mỹ và Nga thì nguy hiểm của một cuộc đối đầu là rất cao. Ông Kofman cho rằng: "Trong một cuộc khủng hoảng và chạm trán, tôi nghĩ chắc rằng nó sẽ xảy ra... Những cuộc đối đầu sẽ không diễn ra đột ngột, đầu tiên cần có một cuộc khủng hoảng sau đó mọi người sẽ lựa chọn và những lựa chọn đó sẽ khiến họ nổ súng vào nhau".
Bên cạnh ý kiến của ông Beebe và Kofman, Giám đốc của Trung tâm National Interest - Paul Saunders nói ông không tin rằng cuộc đối đầu quân sự với Nga là không thể tránh được. Saunders xếp rủi ro ở con số 5/10 nhưng nói rằng con số này là còn để đánh giá khả năng đối đầu về hạt nhân, và nó quá nguy hiểm với cảm quan của ông: "Tôi không nghĩ nó có thể xảy ra nhưng với tôi. Tôi nghĩ đây là một rủi ro không thể chấp nhận được".
Tổng thống Putin đang ở một vị thế vững mạnh
Trong khi rất nhiều người tại Washington tin rằng Nga sẽ sụp đổ nếu Mỹ đứng lên đương đầu với Kremlin thì cuộc bầu cử tổng thống Nga vào ngày 18.3 đã cho thấy tổng thống Vladimir Putin có quyền lực mạnh mẽ hơn những gì rất nhiều nhà quan sát phương Tây dự đoán. Theo ông Beebe - cựu lãnh đạo trong công việc phân tích Nga của CIA đã lưu ý trong cuộc bầu cử tại Nga, ông Putin đã thể hiện tốt hơn rất nhiều so với những gì các nhà phân tích mong đợi.
Ông Beebe nói: "Về quyền lực chính trị, đây thực sự là một tin tốt lành cho Putin... Ông đạt được 70/70 của trong con số dự đoán về những người tham gia cuộc bầu cử. 70% dân số tham gia bầu cử và Putin đã được 70% số phiếu của họ. Thực tế sự kiện diễn ra với 67% người tham gia bầu cử và 76% trong số này đã bỏ phiếu cho Putin".
Simes lưu ý rằng ông Putin đã thể hiện tốt hơn cả mong đợi ở những khu vực cử tri nơi ông thường không được chào đón như tại Moscow hay với những người Nga sống ở nước ngoài. Một trong những lý do ông đã hành động rất tốt vì vụ Nga bị cáo buộc đầu độc Skripal và gần như toàn bộ người dân Nga đều không tin rằng chính phủ của họ dính líu tới sự việc này.
Thực tế, những người Nga theo chủ nghĩa tự do đã thua thảm hại một phần vì hiệu ứng "tập hợp lại dưới lá cờ". Ông Beebe lưu ý rằng điều này vẫn sẽ xảy ra dù cho Mỹ hay Anh có đưa ra được bằng chứng vững chắc về việc Nga đã thực hiện vụ tấn công. Những thông tin được công khai gây nghi ngờ cao độ về việc Nga đứng đằng sau vụ đầu độc nhưng đó không phải là bằng chứng cụ thể.
Ý nghĩ Nga đang bị bao vây bởi những cường quốc thù địch đã góp phần khiến tỷ lệ người đi bỏ phiếu tăng cao trong cuộc bầu cử và thêm một phần ủng hộ lớn cho ông Putin. Ông Beebe nói: "Tôi đã có mặt trong buổi tiệc dành cho nhà báo trước cuộc bầu cử. Tại đây, có rất nhiều nhân vật thuộc phe đối lập, các ứng cử viên, những người đại diện của họ và tất cả đều nói: Chúng tôi đã mất rất nhiều cử tri trong những ngày cuối cùng trước cuộc bầu cử bởi vụ việc tại Anh".
Hơn nữa, nỗ lực của phương Tây để gây cảm tình với thế hệ trẻ ở Nga đã hoàn toàn thất bại. Ông Saunders cựu quan chức của Bộ Ngoại giao Mỹ đã nhấn mạnh một phần trong những mục tiêu của Mỹ tại Nga trong thập niên 1990 là chiếm cảm tình giới trẻ và tạo ra sức hút của phương Tây. Nhưng điều này đã không thành công.
Thế hệ trẻ Nga phát triển trong một thời kỳ tương đối thịnh vượng và ở thời điểm ông Putin đang muốn khôi phục tầm vóc của Nga ở nước ngoài. Saunders nói: "Họ nằm trong số những người ủng hộ Putin nhất... Đây không phải là thiểu số bởi vì trong một giai đoạn ngắn của cuộc đời họ, họ đã chứng kiến khoảng thời điểm (nói một cách toàn diện) mà sự thịnh vượng và vai trò ngày càng tăng của Nga trong những sự kiện quốc tế".
Ông Beebe cho rằng cuộc bầu cử ở Nga không phải là để lựa chọn tổng thống mới và ông Putin thắng là kết luận tất yếu. Thay vào đó, cuộc bầu cử là thước đo quyền lực chính trị của tổng thống. Khi cho rằng cuộc bầu cử ở Nga không tự do và công bằng thì mức độ sai lệch chính là sự biểu thị chính phủ có được lòng dân chúng hay không: "Những tiêu chuẩn bầu cử của Nga là tương đối tự do nếu nói nó không thật sự công bằng. Đây là cuộc bầu cử nghiêng về một phía nhưng việc bỏ phiếu khá là tự do... Điều này cho mọi người thấy các kết quả là gần chính xác. Đây là dấu hiệu tốt với ông Putin về mặt quyền lực chính trị".
Tiếng nói thuộc về kẻ mạnh
Với quyền lực chính trị được đảm bảo, ông Putin có thể tập trung để xây dựng lại nước Nga thành một cường quốc. Bài học rút ra của ông Putin và giới tinh hoa trong điện Kremlin từ sự yếu đuối của Moscow khi Liên Xô sụp đổ và hỗn loạn những năm 1990 là Nga cần phải trở nên mạnh mẽ. Ông Beebe nói: "Putin nói rằng nước Nga cần phải trở nên mạnh mẽ... Nếu tôi có thể cô đọng lại điều này trong một câu thì đó là 'kẻ mạnh làm những gì họ sẽ làm và kẻ yếu sẽ mất những gì họ phải mất".
Vấn đề với Nga là sức ép giữa rất nhiều mục đích. Để có một nền kinh tế mạnh, Kremlin cần nới lỏng xã hội nhưng điều này sẽ làm yếu đi quyền lực của nhà nước. Còn sức mạnh quân sự thì lại cần một nền kinh tế mạnh mẽ nghĩa là Nga cần phải có nhiều cải tổ. Một lực lượng quân đội mạnh là một phần trong hình ảnh của nước Nga siêu cường. "Đây là sự cân bằng mà ông Putin cần thực thi và không có cách dễ dàng nào để làm điều đó".
Với hoàn cảnh như vậy của nước Nga, các yếu tố thách thức thúc đẩy ông Putin phải có lập trường dân tộc chủ nghĩa hơn và nhấn mạnh sức mạnh quân sự. Điều này sẽ khiến Nga trở nên đối lập với nhiều nước hơn. Và theo quan điểm của Kofman, nếu có một sự khủng hoảng nào đó mà Washington và Moscow phải đối đầu thì người Nga sẽ không "nhu mì" đứng yên và chiều lòng theo Mỹ. Những ngày Nga suy yếu vì hậu quả của việc Liên Xô sụp đổ đã xa. Ngày nay với quân đội được hiện đại hóa đã tự tin hơn rất nhiều so với thập niên 1990 và đang hăm hở đẩy lùi Mỹ.
Quyết tâm của Kremlin
Kofman lưu ý trong vài tuần gần đây Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga - tướng Valery Gersimov đã cảnh báo Mỹ rằng Moscow sẽ trả đũa nếu quân Nga bị Mỹ tấn công tại Syria. Theo ông Kofman, không như những gương mặt của hầu hết các chính trị gia Nga, tướng Gerasimov không đe dọa suông mà ông hoàn toàn làm theo chỉ dẫn của tổng thống Nga Putin: "Khi Tổng tham mưu trưởng Nga nói gì đó bạn sẽ phải nghe kỹ vì điều đó được ai khác bảo ông ấy phải nói vậy".
Sẽ là sai lầm nếu cho rằng Kremlin sẽ cúi đầu trước Mỹ khi bị đẩy tới cuộc chiến như nhiều người ở Washington đang tin - với những gì họ đã làm với một nước Nga yếu đuối vào đầu thập niên 1990. Ông Kofman nói: "Người Nga đang tin tưởng chắc chắn vào vị trí của họ và họ đang hăng hái để đẩy lui những đe dọa và họ phải có những bước đi tiếp theo để chống lại một cuộc chạm trán với Mỹ... Người dân ở Mỹ rất hiếu chiến. Họ luôn muốn tạo áp lực và đẩy lui người Nga theo nhiều cách khác nhau. Nhưng đây là việc chống lại chính mình với kết quả là tự tròng thòng lọng lên cổ".
Mỹ quên mất bài học từ Chiến Tranh Lạnh
Và trong trường hợp đó thì đang có mối nguy hiểm xảy ra một cuộc xung đột với một nước Nga siêu cường hạt nhân. Kofman nhấn mạnh tổ chức an ninh quốc gia của Washington hầu hết đã quên những kịch bản Chiến Tranh Lạnh về chiến lược răn đe hạt nhân và đang chuẩn bị để đối đầu với một đối thủ có vũ khí hạt nhân. Trong hơn 25 năm qua, Washington đã quen sống trong một thế giới không có cường quốc nào thách thức và chỉ có mối đe dọa thực sự đến từ chủ nghĩa khủng bố.
"Mọi người thiếu cái nhìn kinh nghiệm về cuộc đối đầu giữa các siêu cường... Thực tế rất nhiều người còn không hiểu về chiến lược hạt nhân và răn đe cũng như những động lực để leo thang chiến tranh. Và bạn có thể phải nghe những cuộc đối thoại như chúng ta đang ở trong một cuộc chiến dài chống lại chủ nghĩa khủng bố, các cuộc nổi dậy và mọi người không hiểu những người ở cấp cao hơn đang làm gì. Tôi đã nghe điều này suốt. Đó là công thức của kiểu tương tác thập niên 1950-1960 với một siêu cường khác".
Thực tế, điều này có thể biến thành phiên bản mới của cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962 với chính sách ngoại giao Mỹ cho thấy sự nguy hiểm đến thế nào khi đối đầu với một đối thủ là siêu cường hạt nhân. Ông Kofman nói: "Tôi ghét phải nói điều này nhưng có thể nó sẽ là điều tốt. Tôi nghĩ có thể cuộc khủng hoảng là cần thiết và tốt để cho mọi người phải trưởng thành hơn".