Nga bị “dụ” sa lầy, Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ mưu chia lại Trung Đông

Những hành động bạo lực bừa bãi và tình trạng khủng bố thích hợp với chiến lược địa chính trị rộng lớn hơn nhằm tạo ra một trật tự thế giới đơn cực, nhằm nghiền nát những đổi thủ đang nổi lên và vươn dài ảnh hưởng thống trị Mỹ trên khắp hành tinh.
Thổ gây hấn với Nga nằm trong một kế hoạch tổng thể nhằm vẽ lại bản đồ Trung Đông

Đâu là mối liên hệ giữa vụ Mỹ ném bom doanh trại quân đội Syria tại Ayyash, Syria và sự kiện Thổ Nhĩ Kỳ ngang nhiên điều quân vào miền bắc Iraq?

Cả hai sự kiện tưởng như có vẻ riêng rẽ này lại là một phần của kế hoạch lớn hơn nhằm Balkan hóa khu vực Trung Đông để tăng cường sự cố kết của Washington với các nguồn lực đang bị thu hẹp, kéo Nga vào một cuộc chiến tốn kém và lâu dài và bảo đảm duy trì sự thống trị của đồng USD Mỹ.

Tác giả Joseph Kishore đã nhận xét rằng, rốt cuộc cuộc chiến chống khủng bố là một bộ trang phục hình thức quan hệ quốc tế được thiết kế để che giấu mưu đồ thống trị thể giới của Washington. Những hành động bạo lực bừa bãi và tình trạng khủng bố thích hợp với chiến lược địa chính trị rộng lớn hơn nhằm tạo ra một trật tự thế giới đơn cực, nhằm nghiền nát những đổi thủ đang nổi lên và vươn dài ảnh hưởng thống trị Mỹ trên khắp hành tinh.

Hãy nhìn vào các điểm đặc biệt: Ngày 6/12, máy bay liên quân do Mỹ đứng đầu không kích một căn cứ quân đội Syria ở đông Raqqa, giết chết 3 binh sĩ và làm bị thương 13 người khác. Sự cố này xảy ra tại làng Ayyash ở tỉnh Deir Ezzor. Phát ngôn viên liên quân, đại tá Mỹ Coalition Steve Warren lập tức bác bỏ sự can dự của Mỹ vào vụ không kích chết người trên, bất chấp thực tế rằng Tổ chức giám sát nhân quyền Syria có trụ sở ở Anh xác nhận rằng “không kích đánh trúng doanh trại quân đội và đây là lần đầu tiên một cuộc không kích của liên quân do Mỹ dẫn đầu giết chết các binh sĩ chính phủ Syria”.

Sự chối bỏ của Warren là sự đáp trả của Lầu Năm Góc trước bất cứ lời buộc tội nào, cho thấy vụ tấn công là một sự khiêu khích có tính toán nhằm kích động các cuộc tấn công trả đũa của Nga, đổ thêm dầu vào lửa cuộc nội chiến đã kéo dài suốt 4 năm rưỡi qua tại Syria. Không rõ các cuộc không kích có được Nhà Trắng bật đèn xanh hay xuất phát một cách độc lập từ Lầu Năm Góc. Tuy nhiên, điều rõ ràng là vụ tấn công nhằm vào quân đội Syria, cách mục tiêu của liên quân tới 30 dặm, không phải là một sự nhầm lẫn.

Nó cũng rất đáng chú ý bởi theo các nhà phân tích quân sự South Front, vụ không kích diễn ra trùng khớp với một cuộc phản công quy mô lớn của IS vào các làng Ayyash và Bgelia. Nói cách khác, vụ không kích của Mỹ đã yểm trợ cho các chiến binh khủng bố IS tiến hành các chiến dịch trên mặt đất. Liệu đó là một phần của kế hoạch hoặc giả chỉ là sự trùng hợp tình cờ?

Chưa đầy 24 giờ sau vụ không kích trên, các máy bay chiến đấu Mỹ lại ném bom làng Al-Khan ở phía đông bắc Syria, giết chết 26 dân thường bao gồm ít nhất 4 phụ nữ và 7 trẻ em. Thông điệp mà quân đội Mỹ phát đi với các vụ tấn công đẫm máu này là họ muốn kiểm soát không phận đông Syria, nơi phương Tây có kế hoạch loại trừ IS và thiết lập trên thực tế một nhà nước Hồi giáo Sunni với lộ trình xé nhỏ Syria và Iraq thành các khu tự trị nhỏ hơn do các thủ lĩnh chiến tranh địa phương, những thủ lĩnh Hồi giáo cuồng tín và bù nhìn của Mỹ cai quản.

Một vụ thỏa thuận lớn đã được dàn dựng. Một bài ý kiến của nhân vật diều hâu John Bolton trên tờ New York Times đã tóm tắt ý tưởng cơ bản có vẻ được toàn bộ giới chính trị Mỹ ủng hộ. Đây là một trích đoạn của bài báo đó: “Thực tế ngày nay là Iraq và Syria như chúng ta đều biết rõ…Thay vì cố gắng tại tạo lại bản đồ hậu Thế chiến một, Washington nên thừa nhận thực tế địa chính trị mới. Sự thay thế tốt nhất cho IS tại khu vực đông bắc Syria và tây Iraq là một nhà nước Hồi giáo Sunni độc lập mới…Đề xuất lập nhà nước Hồi giáo Sunni này khác biệt hẳn so với tầm nhìn của trục Nga-Iran và các lực lượng ủy nhiệm của họ (Hezbollah, chính quyền Assad và Baghdad được Iran hậu thuẫn). Mục đích của họ nhằm khôi phục lại chính quyền Iraq và Syria theo đường biên giới cũ trước kia là một mục tiêu mâu thuẫn cơ bản với các lợi ích quốc gia của Mỹ, Israel và các nước Arab bạn bè…

Nhà nước Hồi giáo Sunni mới có thể không phải là Thụy Sĩ. Nó cũng không phải một sáng kiến dân chủ mà là quyền lực chính trị lạnh lùng. Việc này phù hợp với mục tiêu chiến lược xóa bỏ IS mà chúng ta chia sẻ với các đồng minh và có thể đạt được”.

Thổ Nhĩ Kỳ đã điều binh lính và xe tăng thâm nhập vào lãnh thổ Iraq mà không thèm xin phép hoặc thông báo cho chính phủ nước này

Bài báo của Bolton chỉ là một trong nhiều bài báo và thuyết trình chính trị ủng hộ việc chia nhỏ Iraq và Syria và vẻ lại bản đồ khu vực Trung Đông. IS vốn là một sự sáng tạo của các cơ quan tình báo phương tây và các đồng nghiệp Vùng Vịnh của họ là một thành phần cốt yếu trong kế hoạch tổng thể nói trên. Bằng cách cho một tổ chức khủng bố vào đường dây cung cấp dầu của thế giới, tạo ra lý do cơ bản để can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia có chủ quyền cho dù họ có lựa chọn hay không.

Điều đó giúp giải thích các vụ không kích tại Ayyash và Al-Khan ở khu vực đông bắc Syria. Mỹ biện bạch cho các vụ tấn công bằng cách vẫy tấm áo đẫm máu IS, trong khi trên thực tế Mỹ đang theo đuổi các mục tiêu chiến lược hẹp hòi của riêng mình. Và trong lúc Mỹ không công khai lập vùng cấm bay tại khu vực này, rõ ràng hiện nay sẽ có những nguy cơ lớn hơn với hoạt động tác chiến tại đông Syria. Đó chính xác là thông điệp Lầu Năm Góc muốn phát đi.

Cùng nguyên tắc tương tự có thể được Thổ Nhĩ Kỳ áp dụng trong việ điều lực lượng được ước tính 900 binh sĩ và 20 xe tăng vào miền bắc Iraq. Trước tiên, không có chuyện Thổ Nhĩ Kỳ ngang nhiên xâm nhập vào Iraq mà lại không có sự tán thành từ Washington. Tất cả chúng ta đều biết chính quyền Obama đã phản ứng dữ dội thế nào khi Moscow bảo vệ Crimea sau khi CIA hậu thuẫn vụ đảo chính tại Kiev. Hãy so sánh với phản ứng khá mềm mỏng của đặc phái viên tổng thống Mỹ Brett McGurk viết trên Twitter: “Mỹ không ủng hộ các hành động triển khai quân sự bên trong lãnh thổ Iraq mà không có sự đồng thuận của chính phủ Iraq.

Chuyện gì vậy? 5.000 binh sĩ Mỹ đã chết khi chiến đấu tại Iraq và tất cả chỉ để McGurk có thể buông một câu: “Các ngài thực sự không nên làm việc đó, Thổ Nhĩ Kỳ”? Hãy nhớ rằng Washington đã không trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ, tấn công tiền tệ hay thị trường tài chính của Thổ hoặc đe dọa chiến tranh như đã làm với Nga. Trên thực tế, Obama thậm chí cũng không trách mắng gì Thổ Nhĩ Kỳ. Washington đơn giản là nhìn đi chỗ khác và phớt lờ tất cả mọi chuyện. Dĩ nhiên, việc này làm điên tiết đồng minh Mỹ tại Baghdad, thủ tướng Iraq Haider al-Abadi đã đe dọa sẽ hành động nếu quân đội Thổ Nhĩ Kỳ không rời khỏi lãnh thổ trong vòng 48 giờ.

Một lần nữa hành động của Thổ Nhĩ Kỳ lại phù hợp một cách hoàn hảo với chiến lược tổng thể “phá hủy” Syria và Iraq, xé nát hai nước này thành những quốc gia vô hại nhỏ hơn, những nước sẽ sắm vai trò quốc gia thuộc địa thường xuyên với tương lai đã được đoán định trước. Trong khi với những người Hồi giáo quá khích Thổ Nhĩ Kỳ ở Ankara, họ cảm thấy hoàn toàn biện minh cho việc đòi lại lãnh thổ mà họ cho rằng đã bị đánh cắp sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Cây viết chính luận Thổ Nhĩ Kỳ Cemil Barlas tuyên bố: “Trong quá khứ, những vùng đất đó từng thuộc về chúng ta. Chúng ta có quyền tham gia định đoạt số phận của chúng. Tuy nhiên, những người bà con của chúng ta sinh sống tại các khu vực này. Chúng ta lo lắng với những gì xảy đến với họ”. Theo Barlas, Thổ Nhĩ Kỳ có quyền đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Syria và Iraq và ông ta nghĩ rằng những người dân sống ở đó không được hưởng lợi từ việc bán dầu khi tất cả đều rơi vào tay “nhà độc tài”.

Thổ Nhĩ Kỳ kéo quân xâm nhập Iraq báo hiệu sự bắt đầu một sự chiếm đóng lâu dài và sẽ mở rộng tới Mosul. Nó sẽ thiết lập một đầu cầu quan trọng để kiểm soát các nguồn tài nguyên và hành lang đường ống dầu khí đi qua Thổ Nhĩ Kỳ tới cảng miền nam Ceyhan. Còn đây là những gì cây viết Thổ Nhĩ Kỳ Yavuz Baydar mô tả rõ hơn:

“Giành lại hoàn toàn Mosul nằm hàng đầu trong chương trình nghị sự. Có sự thống nhất lợi ích giữa Thổ Nhĩ Kỳ, Phong trào khu vực người Kurd (KRG) và các đồng minh phương Tây…Gương mặt chủ chốt trong bức tranh lớn là Khaled Hodja, lãnh đạo Liên minh quốc gia Syria (SNC) hợp tác chặt chẽ với lãnh đạo KRG Masoud Barzani.  Chính ông là người tuyen bố sẽ cần có lực lượng chiến đấu chung được xây dựng tại khu vực Rojava.

Thổ Nhĩ Kỳ đang cho thấy tham vọng lớn tại khu vực Trung Đông

Một đại tá giấu tên phát biểu tại Tunca Öğreten được trang tin Diken ở Istanbul dẫn lời xác nhận kế hoạch trên, ông ta còn nói thêm rằng lực lượng ban đầu do Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ thành lập ban đầu bao gồm khoảng 5.000 người. Các lực lượng này được Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ chống cả chế độ Assad và đè bẹp lực lượng người Kurd ở miền bắc Syria”.

Idris Nassan, phó ngoại trưởng khu vực Kobani tuyên bố rằng lực lượng mới này sẽ chủ yếu bao gồm các thành viên các nhóm vũ trang người Thổ Nhĩ Kỳ, Ahrar al-Sham và al-Nusra. Nassan kết nối những động thái mới nhất với một cuộc họp gần đây tại Riyadh, nơi Saudi Arabia tổ chức một hội nghị liên minh các lực lượng đối lập Syria. “Đằng sau các “lực lượng ôn hòa” là Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ”, Nassan phát biểu với Diken.

Do vậy, dường như có một thỏa thuận giữa Thổ Nhĩ Kỳ, KRG và Mỹ là chiếm lĩnh phần lãnh thổ phía bắc Iraq và đông Syria nhằm tạo ra trên thực tế một nhà nước Hồi giáo dòng Sunni sẽ do Wasington và Ankara cùng kiểm soát. Cũng có vẻ ông Obama đã đồng ý sử dụng các lực lượng chiến binh thánh chiến ủy nhiệm (bao gồm những kẻ khủng bố) để làm việc cùng với lực lượng đặc nhiệm Mỹ để tiến hành các chiến dịch quân sự trong tương lai.

Và trong khi cố gắng loại bỏ Assad mang tính tạm thời, quyết định phá hủy Syria lại càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

* Lược dịch bài viết của tác giả Mike Whitney trên Unz Review

Theo QPAN