Trước đó, tại cuộc hội nghị các vấn đề khí hậu tổ chức tại Paris, khi có cuộc hội ngộ với tổng thống Putin, thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã trực tiếp bày tỏ, mong muốn duy trì sự thống nhất trong mọi vấn đề chiến lược với Nga. Từ động tác của hai nước thời gian qua có thể thấy, Israel đang chủ động “làm lành” với Nga, với vai trò là đồng minh quan trọng của Mỹ tại Trung Đông, tại sao Israel không tìm kiếm sự hợp tác với Mỹ mà lại quay phắt sang Nga?
Một là, Israel hợp tác với Nga sẽ đẩy Mỹ vào hoàn cảnh “mất mặt” . Trong vấn đề truy quét tổ chức cực đoan IS, từ lâu Israel vẫn khá “im hơi lặng tiếng”, đến tận ngày 1/12, lần đầu tiên Israel mới thừa nhận có lực lượng quân đội đang tác chiến ở Syria, đồng thời đã trao đổi mật thiết với Nga. Tại sao mối quan hệ đồng minh mật thiết lâu dài giữa Mỹ - Israel lại không đủ sức mạnh kéo Israel lại gần Mỹ trong vấn đề Syria mà đẩy Israel sang phía Nga?
Một nguyên nhân quan trọng khiến mối quan hệ Mỹ - Israel xuất hiện vết nứt là do Mỹ bất chấp sự phản đối của Israel, ký kết hiệp định hạt nhân với Iran, thậm chí sau khi hiệp định này được ký kết, Israel đã tuyên bố đó là sai lầm mang tính lịch sử. Hiệp định hạt nhân mà Mỹ ký được với Israel đã thở thành một điểm sáng lớn trong di sản ngoại giao của tổng thống Mỹ Obama, tuy nhiên, trong mắt Israel, Iran nguy hiểm hơn cả IS, Mỹ đã lựa chọn con đường coi nhẹ lời thỉnh cầu và lợi ích của Israel, Israel cảm thấy điều này rất khó chấp nhận. Hiện tại Israel quay sang bắt tay với Nga chính là một động tác để Mỹ “biết tay”.
Thứ hai, bản thân Israel bị IS đe dọa nghiêm trọng, quốc gia này cần tìm kiếm sự ủng hộ về lực lượng từ bên ngoài. Ngày 27/12, trong bản ghi âm của thủ lĩnh tối cao ISIS Ali al-Badri al-Samarrai mà tổ chức cực đoan này công bố, Ali al-Badri al-Samarrai nói rằng sẽ tấn công Israel “chúng tôi chưa bao giờ quên các anh... mỗi ngày chúng tôi áp sát các anh hơn”.
Đúng vậy, từ lâu IS lấy Iraq và Syria làm cứ điểm chứ chưa quan tâm nhiều đến Israel. Trước sức ép của các đợt không kích từ phía Nga và quân đội chính phủ Iraq, thế lực IS trong lãnh thổ Syria và Iraq đã suy yếu và bắt đầu tìm cách tháo chạy, từ cuối năm 2014, IS đã bắt đầu kiểm soát cao nguyên Golan nằm giữa Syria, Israel, Liban và Jordan, việc dồn lực lượng sang miền Bắc Isarel là điều có thể xảy ra.
Ngoài ra, cùng với sự mở rộng lực lượng của IS tại Bắc Phi, mối đe dọa đến từ khu vực dải Gaza và bán đảo Sinai cũng ngày càng lớn. Từ cuối năm 2014 đến nay, các phần tử cực đoan Bắc Phi đến từ bán đảo Sinai của Ai Cập và Libya đang tìm mọi cách thâm nhập vào vùng Gaza, do môi trường ở khu vực Israel – Sinai khá phức tạp, Israel không thể giám sát một cách hiệu quả, toàn diện, sức ép chống khủng bố mà quốc gia này phải đối mặt không hề nhỏ.
Trong bối cảnh này, Israel bắt đầu tìm kiến sự trợ giúp về lực lượng từ bên ngoài. Sở dĩ Israel lựa chọn Nga chứ không phải là Mỹ , một phần là do đã nhìn thấy hiệu quả chống khủng bố mà Nga đạt được trong thời gian qua, hiện tại, dưới các đợt không kích của Nga, các phần tử khủng bố IS đang rút khỏi Damascus. Trong khi đó, thành quả mà Mỹ đạt được trong các vấn đề Trung Đông lại rất hạn chế, Israel cảm thấy vô cùng cô độc, bản thân Israel là nước Do Thái, là ốc đảo bị thế giới Hồi giáo bao vây, do đó bất đắt dĩ phải đứng ra cầu hòa, tìm kiếm chỗ dựa.
Thứ ba, sự hợp tác giữa Israel và Nga cũng là để tránh sự xung đột và hiểu lầm không cần thiết về mặt quân sự giữa hai bên. Hiện tại, quân đội Israel đã tác chiến ở Syria, cùng tác chiến ở Syria còn có đảng Hezbollah của người Lebanon – vốn là kẻ thù không đội trời chung của Israel.
Vì hoạt động chống khủng bố mà bấy lâu nay chính phủ Syria vẫn cung cấp vũ khí tiên tiến cho đảng Hezbollah, rất có thể việc này sẽ tạo điều kiện mở ra chiến tuyến thứ hai tại cao nguyên Golan, nếu không thiết lập cơ chế hợp tác quân sự tương ứng, hai bên Israel và đảng Hezbollah rất dễ xảy ra xung đột trong quá trình giao chiến với IS, hoạch định rõ sự hỗ trợ về quân sự của mỗi bên cũng là điều hết sức cần thiết.
Thực ra, Israel cũng hiểu rất rõ hậu quả nếu để xảy ra xung đột quân sự với Nga, sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi chiến cơ Nga, Nga đã lấy vũ khí hạt nhân ra răn đe các nước, ngoại trưởng Nga Sergey Shoygu tuyên bố rằng: “Chúng tôi đã ghi lại tất cả các đạo đạn được phóng, nhiệm vụ bay và mục tiêu bắn trúng của chúng. Chúng tôi đã đưa ra lời cảnh cáo với Israel và đối tác của Mỹ - những nước phóng về phía chúng tôi”.
Có thể giữa Nga và Mỹ không nổ ra cuộc chiến tranh hạt nhân, tuy nhiên, với vai trò là điểm tựa then chốt tại Trung Đông của Mỹ, rất có thể Israel sẽ biến thành “vật hy sinh” của Mỹ, chắc chắn Israel cũng nắm rất rõ điều này, do vậy, mới nhanh chóng vạch rõ vai trò quân sự với Nga, tránh việc chọc giận Nga, gây ra những rắc rối không cần thiết cho mình.
Huy Long (theo Quan sát)