Nga báo thù, hàng loạt lính đánh thuê Mỹ mất mạng ở chảo lửa Đông Ghouta, Syria?

VietTimes -- Cuộc khủng hoảng ở Syria vẫn chưa thể ổn định và còn gây ra cuộc chạy đua vũ trang và các cuộc xung đột mới trên thế giới. Rex News cho biết lực lượng Nga đã tấn công Đông Ghouta ở Syria, khiến hàng trăm lính đánh thuê Mỹ thiệt mạng. Những lính Mỹ này hoạt động dưới sự chỉ huy của các nhà thầu quân sự tư nhân.
Các tay súng lực lượng dân quân người Kurd (YPG) - ảnh minh họa South Front
Các tay súng lực lượng dân quân người Kurd (YPG) - ảnh minh họa South Front

Vào đầu tháng 2/2018, các phương tiện truyền thông phương Tây cho biết Mỹ đã thực hiện một cuộc tấn công vào lực lượng lính đánh thuê Wagner PMC của Nga. Con số thương vong về cuộc tấn công này liên tục thay đổi. Bloomberg đưa tin là hàng trăm, trong khi Bộ Ngoại giao Nga lại công bố một con số nhỏ hơn và lưu ý rằng "công dân Nga" chỉ bị thương.

Rõ ràng, cuộc chiến là nhằm tranh giành các nguồn dầu mỏ và khí đốt trong khu vực Deir-Ezzor, nguồn tài nguyên này không được phép rơi vào tay các lực lượng đối lập và đặc biệt  là người Kurd. Điều này xuất phát từ logic phải hồi phục Syria dưới chế độ Assad. Iran và Nga đang ủng hộ điều này. Thực tế thì đây cũng là điều dễ hiểu, vì ai lãnh đạo người kiểm soát nguồn tài nguyên sẽ là người dẫn dắt các cuộc đàm phán.

Sau khi đánh bại IS, Mỹ đã thỏa thuận với người Kurd, cho dù điều này làm tổn hại tới quan hệ của Mỹ với Thổ Nhĩ Kỳ. Người Kurd đáng ra phải trở thành đối thủ chính của ông Assad. Tuy nhiên cuộc chiến với người Kurd còn nguy hiểm hơn là chống IS vì chính người Kurd là lực lượng chính tiêu diệt khủng bố. Làm sao Damacus có thể đàn áp họ?

Nhưng giờ đây, với cuộc xung đột mở đang diễn ra, người Kurd bị một số bên coi là thành phần đối lập ở Syria. Đồng thời, ông Assad cũng không có ý định từ bỏ chức Tổng thống, và ông cũng không thể làm như vậy vì Assad chính là người đảm bảo cho sự hiện diện của quân đội Nga trên lãnh thổ của một nước Ả Rập và đảm bảo cho dự án "Shiite Arc" của Iran.

Hơn nữa nếu Tổng thống ra đi sẽ làm suy yếu tinh thần của quân đội vừa mới thắng trận, và một làn sóng leo thang mới có thể lại làm đất nước chia rẽ. Quả thực quân đội Syria tin rằng vài trò của họ quan trọng hơn Mátxcơva và Tehran.

Tuy nhiên vẫn còn một lý do khác. Nga có thể quan tâm tới việc xây dựng một căn cứ quân sự ở Deir-Ezzor để theo dõi hoạt động của Mỹ ở nước láng giềng Iraq và, đồng thời để kiểm soát dự án của Iran.

Những kế hoạch đầy tính chiến thuật của Damascus, Mátxcơva, và Tehran cũng trùng hợp với ý định của Ankara. Mải mê với cuộc chiến tiêu diệt người Kurd, ông Erdogan sẵn sàng phát triển quan hệ với Iran và Nga. Vậy ông Erdogan có những sự lựa chọn nào? Bị vướng vào cuộc xung đột này, Thổ không thể thoát ra mà không phải nhận hậu quả tai hại nào. Do đó, ở giai đoạn này, ông cần đồng minh, những nước nếu không ủng hộ hành động của ông thì ít nhất cũng không can thiệp hay lên án. Tuy nhiên, cần phải hiểu là một khi những vấn đề nhạy cảm này khép lại, những liên minh đặc biệt như vậy cũng sẽ tan vỡ.

Giờ đây, có thông tin tình báo Israel cho biết máy bay chiến đấu thế hệ mới Su-57 của Nga đã được chuyển đến căn cứ không quân Hemeimeem. Đồng thời, tờ Rex News cho biết lực lượng Nga đã tấn công Đông Ghouta ở Syria, khiến hàng trăm lính đánh thuê Mỹ thiệt mạng. Những lính Mỹ này hoạt động dưới sự chỉ huy của các nhà thầu quân sự tư nhân.

Cũng có những thông tin chưa được xác nhận cho rằng lực lượng Ả Rập Saudi đang bị tấn công. Tuy nhiên rất có thể báo giới Syria cố tình phóng đại. Dẫu vậy, việc chuyển máy bay chiến đấu đến căn cứ Hemeimeem  thực sự có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Trong thời gian đó, cuộc chiến tranh giành Syria đang diễn ra hết sức quyết liệt. Mỹ đặt ra nhiệm vụ chính là không cho phép Iran giành được chỗ đứng trong khu vực với sự giúp đỡ của Syria. Rõ ràng Mỹ hết sức sợ hãi trước nguy cơ này. Mối quan hệ giữa Washington và Tehran đến nay vẫn chưa hề cải thiện.

Sự tăng cường hiện diện của Iran có thể gây ra phản ứng dây chuyền trong khu vực, kích động các nước như Ả-rập Xê-út và Israel. Nhưng quan trọng nhất, việc Iran tăng cường sự hiện diện ở Syria có thể dẫn đến các hệ quả địa kinh tế không hề dễ chịu cho Mỹ.  

Liên minh châu Âu EU  rất cởi mở trong việc mua dầu lửa và khí đốt của Iran. Đổi lại, Mỹ lại đề nghị các đồng minh Châu Âu tạm thời kìm hãm cơn đói dầu lửa của mình và chờ đợi khí đốt hóa lỏng từ Mỹ. Trong trường hợp Iran chiến thắng ở Syria, Bỉ sẽ nhanh chóng khởi động lại mối quan hệ với Tehran.

Đó là lý do tại sao quan điểm của EU đối với những gì đang diễn ra ở Syria là khá mơ hồ. Các nhà lãnh đạo châu Âu đã chuyển việc phản đối Assad và buộc ông từ chức sang những tuyên bố mang tính kiềm chế hơn.

Trong khi đó, Mỹ cũng không thể không lo lắng về sức mạnh của Nga nếu như cuộc khủng hoảng Syria được giải quyết theo hướng có lợi cho Nga và Iran, những nước có lợi ích khi Assad tại vị. Các căn cứ quân sự của Nga và việc nước này tăng cường ảnh hưởng ở Trung Đông có thể khiến luật chơi thay đổi đáng kể.

Cả Nga và Mỹ đều có lợi ích ở Syria. Do đó đối đầu trực tiếp giữa Nga và Mỹ khó có thể  xảy ra. Thay vào đó sẽ là những lực lượng chiến đấu địa phương. Đây sẽ không phải là Thế chiến III nhưng tranh chấp giữa các nước và có thể sẽ là tiền đề của một cuộc chiến như vậy.

Hiện tại, quốc gia có thể tạo liên minh ổn định nhất trong khu vực có thể là người chiến thắng. Rõ ràng Mỹ giờ đây đang chủ động hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, các bên khó có thể cải thiện quan hệ nếu như Mỹ không sẵn sàng từ bỏ người Kurd.

Ả Rập Xê-út cũng đóng vai trò quan trọng trong khu vực. Nga đã thảo luận với Quốc Vương Salman của Ả Rập Xê-út về tình hình ở Syria. Tuy nhiên nếu  thông tin của truyền thông Syria về việc Nga thực hiện cuộc tấn công quân đội Mỹ là chính xác thì quân đội nhà Saudi cũng đã bị ảnh hưởng. Điều này sẽ làm thay đổi đáng kể thỏa thuận đạt được giữa hai nước.

Đối với Israel, nước này vạch ra lằn ranh đỏ một cách rõ ràng. Vào ngày 10/2, Không quân Israel đã tấn công 12 căn cứ của Iran và Syria ở Syria, bao gồm cả các hệ thống phòng không. Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Adrian Rankine-Galloway cho biết Mỹ hoàn toàn ủng hộ hành động này, nhưng cũng khẳng định Mỹ không liên quan đếm vụ việc này.

Ngoài ra, một làn sóng khủng hoảng mới ở Syria đã dẫn đến ý tưởng khá khả thi là nếu tình hình trên Bán đảo Triều Tiên ngày càng tệ hơn sẽ thu hút sự chú ý của Nga và Trung Quốc.

Cuối cùng, cuộc khủng hoảng ở Syria vẫn chưa thể ổn định và còn gây ra cuộc chạy đua vũ trang và các cuộc xung đột mới trên thế giới. Thậm chí nếu không có đối đầu trực tiếp giữa Mỹ và Nga thì những sự kiện như vậy vẫn không lường trước được. Thập kỷ tới chắc chắn sẽ nhiều điều khó lường, do đó nước nào rút lui ở Syria không phải là  yếu đuối mà có thể là hết sức khôn ngoan.