Nếu bùng nổ chiến tranh Triều Tiên, ai sẽ thắng?

VietTimes -- Câu hỏi đặt ra là liệu Triều Tiên có sử dụng vũ khí hạt nhân không. Theo ước tính nước này có một số đầu đạn hạt nhân và sở hữu công nghệ tên lửa đạn đạo có khả năng vươn tới các căn cứ của lực lượng Mỹ và Hàn Quốc trên bán đảo Triều Tiên, Nhật Bản và cả ở Guam. 
Tên lửa đạn đạo của Triều Tiên
Tên lửa đạn đạo của Triều Tiên

(tiếp theo kỳ trước)

Ai sẽ thắng nếu bùng nổ chiến tranh Triều Tiên?

Theo kịch bản giả định, Triều Tiên sẽ mở màn với các đợt phóng tên lửa và nã pháo từ các vị trí trên sườn núi phía bắc ngay gần biên giới. Triều Tiên sở hữu lực lượng pháo binh lớn nhất thế giới với 10.000 khẩu pháo trong kho vũ khí. Phần lớn hỏa lực pháo binh đang tập trung ở biên giới, quanh Bình Nhưỡng và gần Nampo, khu vực đập thủy điện. Có thể thủ đô Seoul của Hàn Quốc cách biên giới chỉ 35 dặm sẽ là mục tiêu đầu tiên và sẽ bị tấn công phủ đầu ồ ạt bằng tên lửa.

Với pháo binh ẩn giấu trên núi phía Triều Tiên, hầu như cuộc tấn công sẽ không có cảnh báo trước và không quân Mỹ và Hàn Quốc sẽ gặp phải rắc rối khi xâm nhập vào hệ thống phòng không của Bình Nhưỡng. Các hoạt động chiến đấu trên không sẽ rất rắc rối vì Triều Tiên kết nối chặt chẽ các hệ thống pháo phòng không với hệ thống tên lửa đất đối không. Bản thân Bình Nhưỡng chính là một pháo đài.

Các lực lượng đặc nhiệm của Triều Tiên sẽ được tung vào vào cuộc chiến thông qua tàu ngầm chạy dọc theo các bờ biển và đường hầm dưới Khu phi quân sự. Những bản tin mới đây cho thấy Triều Tiên có thể sử dụng lực lượng đặc nhiệm để thực hiện các cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học và bom bẩn tại Hàn Quốc. Họ cũng được cho là sở hữu một lượng lớn các thiết bị vũ khí sinh học.

Triều Tiên cũng sẽ kích hoạt các thám báo ở Hàn Quốc để dẫn đường chỉ thị mục tiêu cho các đợt tấn công tên lửa và pháo kích. Lực lượng tình báo Hàn Quốc ước tính có tới 200.000 lính đặc nhiệm Triều Tiên được huấn luyện để thực hiện chiến tranh du kích, nổi dậy.

Không quân Mỹ trong khu vực sẽ tạo ra ưu thế vượt trội trên không, phá hủy hệ thống phòng không, phá hủy các khẩu đội pháo và tên lửa và sau đó tiêu diệt các chỉ huy sở và kiểm soát của Triều Tiên. Sau đó, lực lượng không quân của liên minh sẽ nhằm mục tiêu vào cơ sở hạ tầng như cầu, đường, đặc biệt là đường cao tốc nối thủ đô Bình Nhưỡng với biên giới để chặn quân đội Triều Tiên không thể di chuyển nhanh chóng.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong un thăm tàu ngầm của hải quân nước này
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong un thị sát một đơn vị pháo binh
Triều Tiên có lực lượng lục quân đông đảo
Triều Tiên có lực lượng lục quân đông đảo

Mỹ cũng sẽ cung cấp cứu trợ nhân đạo đưa những người không tham gia chiến đấu ở Triều Tiên ra khỏi các thành phố lớn để có thể dễ dàng hướng hỏa lực vào các mục tiêu chính quyền.

Sau khi chiến đấu bằng vũ khí thông thường, câu hỏi đặt ra là liệu Triều Tiên có sử dụng vũ khí hạt nhân không. Theo ước tính nước này có một số đầu đạn hạt nhân và sở hữu công nghệ tên lửa đạn đạo có khả năng vươn tới các căn cứ của lực lượng Mỹ và Hàn Quốc trên bán đảo Triều Tiên, Nhật Bản và cả ở Guam.

Tuy nhiên các chuyên gia không thể xác nhận rằng Triều Tiên đã sử dụng thành công đầu đạn hạt nhân trên tên lửa hay chưa. Nếu nước này sử dụng kho vũ khí hạt nhân, Mỹ chắc chắn sẽ trả đũa bằng hạt nhân, đặc biệt nếu quân Mỹ có cơ hội chiếm được phần lớn số vũ khí.

Lầu Năm Góc từng đưa ra mô hình một cuộc trận giả của Lầu Năm Góc trong đó Mỹ chống lại một đất nước giả lập mang tên “North Brownland”- nước theo chế độ phong kiến gia đình trị, sở hữu vũ khí hạt nhân cần phải được chiếm giữ nếu chế độ sụp đổ. Theo mô hình trên, quân đội Mỹ đã không thực hiện tốt việc tịch thu lại số vũ khí này. Máy bay V-22 Osprey đã bị chia cắt khỏi liên quân và bị kẻ thù bao vây. Kết quả là Mỹ sẽ phải chiến đấu trên khắp đất nước đến 100 vị trí có liên quan đến hạt nhân. Tổng cộng Mỹ mất 46 ngày và 90.000 lính để bảo toàn được số vũ khí này.

Quân đội Mỹ và Hàn Quốc liên tục tập trận chung trong bối cảnh bán đảo Triều Tiên căng thẳng
Quân đội Mỹ và Hàn Quốc liên tục tập trận chung trong bối cảnh bán đảo Triều Tiên căng thẳng
Mỹ đã triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD tại Hàn Quốc nhằm đánh chặn tên lửa Triều Tiên
Mỹ đã triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD tại Hàn Quốc nhằm đánh chặn tên lửa Triều Tiên
Cụm tác chiến tàu sân bay Mỹ cũng đang tập trận với quân đội Hàn Quốc
Cụm tác chiến tàu sân bay Mỹ cũng đang tập trận với quân đội Hàn Quốc

Theo giới phân tích, cù có những lợi thế ban đầu thì cuối cùng Triều Tiên vẫn sẽ bại trận. Họ sẽ có khả năng gây ra sự tàn phá nặng nề bằng vũ khí thông thường tại Seoul và các khu vực gần biên giới. Tổn thất đối với dân thường sẽ rất lớn nếu Triều Tiên sử dụng vũ khí hóa học và sinh học, và thậm chí còn lớn hơn nếu họ sử dụng vũ khí hạt nhân. Quân đặc nhiệm có thể sẽ sử dụng hạt nhân ở khu vực biên giới vì lo sợ sẽ bị bắt giữ khi đang cố tiến sang Hàn Quốc.

Mỹ sẽ nhanh chóng giành được ưu thế trên không, trong khi lực lượng trên mặt đất vượt qua khu phi quân sự. Một khi các khẩu đội tên lửa và pháo binh Triều Tiên bị tiêu diệt, công nghệ tiên tiến, xe thiết giáp, trực thăng hỗ trợ và không lực của Mỹ sẽ nhanh chóng đè bẹp được phần lớn bộ binh, phá được các chiến thuật từ thời Thế chiến thứ II. Nhiệm vụ khó khăn nhất trong việc khuất phục Triều Tiên sẽ là thống nhất được lòng người dân Triều Tiên và chăm lo cho dân chúng hoạn nạn lúc binh đao.

Theo Busness Insider, Mỹ và Hàn Quốc có thể chỉ muốn ngăn chặn Triều Tiên hơn là lật đổ chế độ này hoàn toàn. Theo một nghiên cứu của Công tay RAND năm 2013, chi phí thống nhất đất nước có thể lên tới 2.000 tỷ USD. Đây không chỉ là chi phí cho cuộc chiến mà còn là chi phí lương thực cho người dân và duy trì cơ sở hạ tầng mà chính quyền ông Kim Jong Un đã xao nhãng trong suốt hơn 60 năm qua. Tướng James Marks tin rằng hiện thời Hàn Quốc và Triều Tiên sẽ chỉ tiếp tục thực hiện các cuộc tấn công nhỏ lẻ một cách kiềm chế.