|
Ảnh; Cross |
Về lý thuyết, các doanh nghiệp triển khai chuyển đổi số sẽ hoạt động tốt hơn, đẩy mạnh khoảng cách với đối thủ cạnh tranh.
Tuy nhiên việc áp dụng, chuyển đổi kỹ thuật số cũng không dễ dàng mà doanh nghiệp thường phải đối mặt với một vài thách thức. Một nghiên cứu của nhóm Everest cho thấy 73% doanh nghiệp đã thất bại trong những nỗ lực chuyển đổi số. Theo Harvard Business Review, nguyên nhân chủ yếu là do sự khác biệt giữa việc áp dụng và thích ứng với công nghệ cũng như mục đích của doanh nghiệp.
Chuyển đổi số trong đại dịch Covid-19
Covid-19 là một trong những nhân tố chính thúc đẩy sự thay đổi cách thức vận hành của các doanh nghiệp và xã hội.
Do ảnh hưởng của Covid-19, các cá nhân và doanh nghiệp đều phải áp dụng những cách thức hoạt động mới để duy trì hiệu suất và lợi nhuận. Ngày càng nhiều công ty dựa vào các ứng dụng họp trực tuyến như Zoom và Google Meet để duy trì môi trường làm việc với nhân viên, đây là điều tối quan trọng của doanh nghiệp để có thể tồn tại trong đại dịch. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp có thể đảm bảo hiệu suất trong những ngày giãn cách của Covid-19, mà còn giảm chi phí chi tiêu cho văn phòng, đầu tư vào những dự án khác.
Tất nhiên, làm việc tại nhà cũng chỉ là một nhân tố trong hàng loạt thách thức để dẫn tới chuyển đổi kỹ thuật số thành công. Dưới đây là các ví dụ về những công ty đã chuyển đổi số thành công trong mô hình kinh doanh truyền thống để duy trì khả năng cạnh tranh với đối thủ.
1. Netflix - Chuyển đổi kỹ số trong ngành công nghệ và giải trí
Mô hình kinh doanh ban đầu của Netflix khi nó được thành lập vào năm 1997 là mô hình trả tiền cho mỗi lần thuê DVD. Mãi cho đến năm 2007, Netflix hoàn toàn đổi mới mô hình kinh doanh của mình giúp công ty này thành công phát triển trước bờ vực phá sản.
|
Ảnh: Remesh |
Vào năm 2007, Netflix đã tung ra dịch vụ phát trực tuyến Video theo yêu cầu để bổ sung cho dịch vụ cho thuê DVD mà người dùng không phải trả thêm bất kỳ loại phí nào. Điều này đã khiến Netflix tạo thành trào lưu, cơn sốt trong khắp những năm 2010. Cho đến nay, Netflix là nhà cung cấp nội dung video phổ biến nhất, với các đối thủ nặng ký về công nghệ khác như Amazon, Hulu và YouTube theo sau.
2. Adobe - Chuyển đổi số trong ngành công nghiệp phần mềm
Khi nhắc đến Adobe, điều đầu tiên bạn nghĩ đến có thể là những ứng dụng chỉnh sửa, công cụ Photoshop. Vậy bạn đã bao giờ tự hỏi làm thế nào mà dịch vụ phần mềm huyền thoại này lại trở thành một yếu tố công nghệ tất yếu cho các tổ chức lớn và nhỏ trên toàn cầu?
Adobe được thành lập vào năm 1982 bởi John Warnock và Charles Geschke. Gã khổng lồ công nghệ được xây dựng để cung cấp các giải pháp phần mềm chuyên biệt cho người dùng, giúp họ có thể dễ dàng triển khai những nội dung số mà chúng ta thấy ngày nay.
Khi công ty mới thành lập, Adobe vẫn cạnh tranh bằng cách sử dụng mô hình truyền thống trên giấy phép kinh doanh, họ bán phần mềm của mình để chỉnh sửa ảnh (Photoshop), chỉnh sửa vector (Illustrator) hoặc chỉnh sửa video (Premiere Pro) trên đĩa CD. Vào năm 2008, cuộc đại suy thoái toàn cầu diễn ra đã thay đổi không nhỏ cục diện tài chính toàn cầu. Để tồn tại, Adobe đã đưa ra quyết định mạo hiểm khi chuyển đổi từ một công ty dựa trên mô hình kinh doanh truyền thống thành một công ty dựa trên đám mây. Kể từ bước nhảy vọt về kỹ thuật số của Adobe, công ty đã từng bước chuyển từ mô hình phần mềm được cấp phép sang dịch vụ đăng ký dựa trên đám mây. Ngày nay, công ty hoàn toàn hoạt động trong lĩnh vực truyền thông số thông qua ba mô hình dựa trên đăng ký - Creative Cloud, Document Cloud và Marketing Cloud.
Khoảng thời gian 5 năm sau quá trình chuyển đổi số của Adobe đã khiến giá cổ phiếu của công ty tăng hơn gấp ba lần, với mức tăng trưởng doanh thu tổng thể lên tới hai con số. Tương tự, doanh thu định kỳ tăng từ 19% năm 2011 lên 70% tổng doanh thu năm 2015, theo McKinsey. Trong năm 2020, Adobe đã đạt được mức doanh thu đột phá là 12,87 tỷ USD, tương ứng với mức tăng trưởng 15% so với cùng kỳ năm trước.
|
Ảnh: Remesh |
Sau khi trải qua một trong những bước chuyển đổi số quan trọng, những công ty này sẽ có dư địa phát triển lớn trong tương lai.
"Đây mới chỉ là khởi đầu
Sự chuyển đổi của chúng tôi không diễn ra trong một sớm một chiều. Trên thực tế, chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi vẫn đang liên tục đổi mới hình thức kinh doanh. Bởi vì một khi bạn đặt khách hàng của mình lên hàng đầu, bạn sẽ nhận ra rằng khi nhu cầu của họ phát triển, doanh nghiệp của bạn cũng cần thay đổi theo. Vì vậy, chúng tôi đang kết hợp những kinh nghiệm đã có từ mô hình B2C để kết hợp cùng mô hình mới B2B nhằm xác định lại quản lý trải nghiệm khách hàng. Mục tiêu của chúng tôi là trở thành doanh nghiệp áp dụng mô hình B2E - kinh doanh cho tất cả mọi người trong tương lai ".(Adobe)
Fujifilm - Chuyển đổi số trong ngành công nghiệp hình ảnh
Có trụ sở chính tại Tokyo, Fujifilm (hay Fuji) được thành lập vào năm 1934 với tư cách là một nhà sản xuất phim chụp ảnh. Công ty đã đạt được thành công trên toàn cầu thông qua việc bán phim chụp ảnh và là một đối thủ xứng tầm với Kodak. Tuy nhiên, trong những năm 2010, khi sự phổ biến của máy ảnh số tăng cao đã dẫn đến sự suy thoái nghiêm trọng trong lĩnh vực kinh doanh phim ảnh của Fuji - gã khổng lồ nhiếp ảnh đang trên đà diệt vong. Khi Kodak phá sản, Fuji biết họ cần phải "tiến hóa" để tồn tại.
|
Ảnh: Remesh |
Vào năm 2012, Fuji đã đưa ra quyết định cấp tiến là chuyển đổi thành một doanh nghiệp công nghệ và chăm sóc sức khỏe toàn diện khi họ thâm nhập vào một số thị trường mới, bao gồm dược phẩm và mỹ phẩm. Tại các thị trường mới này, Fuji đã tạo ra thiết bị hình ảnh y tế, chẩn đoán tia X kỹ thuật số và các công nghệ dược phẩm, y tế khác. Fuji cũng tận dụng công nghệ phim ảnh của mình để phát triển các tấm nền LCD, đáp ứng nhu cầu của loại màn hình này trên toàn thế giới.
Bằng cách mở rộng sang các thị trường mới và áp dụng công nghệ mới, Fuji đã đa dạng hóa chiến lược lợi nhuận của công ty và trở thành một trong những doanh nghiệp có ảnh hưởng đáng kể trong ngành chăm sóc sức khỏe. Cuối cùng, sự linh hoạt của Fujifilm đã mở rộng phạm vi sản phẩm và dịch vụ của mình và tăng khả năng "phủ sóng" trên thị trường.
Kết
Các doanh nghiệp trong hầu hết các ngành đều đang phải chịu áp lực do đại dịch toàn cầu đang diễn ra. Tuy nhiên, đây cũng là động lực giúp doanh nghiệp thay đổi mô hình kinh doanh truyền thống để phát triển trong tương lai. Qua những câu chuyện của Netflix, Adobe và Fujifilm, rõ ràng là các đổi mới kỹ thuật số là chìa khóa để duy trì doanh nghiệp. Việc chuyển đổi số có thể là một hành trình khó khăn, nhưng nếu được đáp ứng với chiến lược dựa trên dữ liệu phù hợp và tinh thần cởi mở không sợ hãi, nó có thể là "bàn đạp" cho doanh nghiệp phát triển bền vững trong tương lai.
Theo Remesh