Các nhà khảo cổ và địa vật lý Ấn Độ đã cung cấp bằng chứng cho thấy nền văn minh Ấn Độ có thể là lâu đời nhất trên thế giới.
Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Scientific Reports, theo Daily Mail.
Nghiên cứu mới của các nhà khoa học cho biết nền văn minh Ấn Độ không phải xuất hiện 5500 năm trước đây như từng khẳng định, mà còn xa xưa hơn thế. Trong trường hợp các kết luận đó được giới chuyên gia xác nhận, nền văn minh Ấn Độ sẽ cổ hơn văn minh Lưỡng Hà và Ai Cập cổ đại.
Các nhà khoa học đã xác định lại tuổi nền văn minh Ấn Độ sau khi làm xét nghiệm phóng xạ và quang học các hiện vật (mẫu gốm và xác chết của hai lớp khảo cổ học) của nền văn minh tìm thấy tại khu khai quật Fatehabad (Ấn Độ). Các chuyên gia sẽ kiểm tra lại dữ liệu của họ.
Các nhà khoa học cũng đã có thể theo dõi sự thay đổi các tầng văn hóa tùy thuộc vào biến động khí hậu. Điều này cho thấy sự suy vong của nền văn minh không liên quan trực tiếp đến sự thay đổi khí hậu.
Nếu ban đầu nền văn minh Ấn Độ thâm canh ngũ cốc thô (lúa mì và lúa mạch), sau đó do hạn hán đã thay đổi chiến lược nông nghiệp của mình và bắt đầu trồng kê và lúa chịu được hạn. Theo các nhà khoa học, điều này đã dẫn đến việc phi đô thị hóa (tăng trưởng dân số nông thôn và thành phố suy vong).
Nền văn minh Ấn Độ (Harappan) tồn tại dọc theo châu thổ sông Ind bắt đầu suy vong từ thế kỷ XVII trước Công Nguyên. Một trong những lý do có thể nhất cho điều này được coi là cuộc xâm lược của tổ tiên người Iran và Ấn Độ hiện đại.
Theo Sputnik