Nạn tàn sát chim trời ở Thạnh Hóa: Có chấm dứt được không?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Ông Trịnh Lê Nguyên - người được 14 tổ chức, đơn vị ủy quyền ký tên vào lá thư ngỏ gửi UBND tỉnh Long An về tình hình buôn bán chim trời, động vật hoang dã - cho biết vừa nhận được công văn hồi âm. 
Hy vọng hành vi bạo tàn này sẽ không còn tái diễn tại Thạnh Hóa
Hy vọng hành vi bạo tàn này sẽ không còn tái diễn tại Thạnh Hóa

Công văn hồi âm từ UBND tỉnh Long An

Công văn hồi âm từ UBND tỉnh Long An

Ông Trịnh Lê Nguyên là Giám đốc Trung tâm Con người và Thiên nhiên, được 14 tổ chức, đơn vị ủy quyền ký tên trên bức thư ngỏ gửi lãnh đạo tỉnh Long An.

Ngày 21/5/2021, trả lời phóng viên, ông Nguyễn Văn Sung - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Thạnh Hóa cho biết sau khi được biết về lá thư qua báo chí, ngay từ thứ bảy 8/5/2021, mặc dù vào ngày nghỉ cuối tuần, cả Bí thư Huyện ủy và Chủ tịch UBND huyện vẫn trực tiếp chủ trì cuộc họp với lực lượng liên ngành về vấn đề này, báo cáo lên lãnh đạo tỉnh.

Thực trạng khiến nhiều tổ chức bức xúc "giùm" dân Long An

Thực trạng khiến nhiều tổ chức bức xúc "giùm" dân Long An

Theo ông Sung, chợ chim Thạnh Hóa hiện còn 21 hộ bán, trong đó 15-16 hộ chuyên nhập rùa rắn, chim cò từ tỉnh khác như An Giang, Vĩnh Phúc v.v... Từ đầu năm tới nay có 6 vụ mua bán các loài động vật hoang dã không nuôi sinh sản được như cồng cộc, cò ốc, gà nước vằn, chim mỏ nhác v.v... đã bị lập biên bản, buộc nộp phạt 70 triệu đồng. Trong đó 2 vụ phạt nặng nhất, “mút khung” 15 triệu đồng mỗi vụ, theo chỉ đạo của UBND huyện.

Cò Nhạn - Loài chim có tên trong Sách Đỏ VN tại chợ NS Thạnh Hóa

Cò Nhạn - Loài chim có tên trong Sách Đỏ VN tại chợ NS Thạnh Hóa

Ông Sung chia sẻ Hạt Kiểm lâm rất nỗ lực truyên truyền cho dân biết về các Nghị định (NĐ) liên quan như NĐ06/2019, NĐ 64/2019 v.v... Nội bộ Hạt cũng bảo ban nhau phải ý thức không sử dụng động vật hoang dã (ĐVHD). Việc báo chí và các tổ chức quan tâm đến vấn đề bảo vệ ĐVHD cùng vào cuộc, nhắc nhở cũng tốt. Tuy nhiên, ông Sung cho rằng rất khó để ngăn chặn triệt để tệ nạn bẫy bắt chim trời, mua bán động vật hoang dã, vì liên quan đến nhiều vấn đề khác.

Diều Trắng - ĐVHD quý hiếm, Phụ lục IIB NĐ 06/2019, tại chợ nông sản Thạnh Hóa

Diều Trắng - ĐVHD quý hiếm, Phụ lục IIB NĐ 06/2019, tại chợ nông sản Thạnh Hóa

Nhiều chuyên gia du lịch cho biết du khách phẫn nộ khi phải chứng kiến cảnh giết chóc chim trời và động vật hoang dã một cách bạo tàn, thông qua những tụ điểm mua bán, tiêu thụ như chợ nông sản Thạnh Hóa. Đáng lo ngại hơn, dạng “chợ chim” này còn manh nha hình thành ở nhiều nơi khác nữa, ví dụ một đoạn quốc lộ qua tỉnh Bến Tre hoặc dọc các quốc lộ 14, 26 trên Tây Nguyên.

Du khách kinh hãi trước cảnh "khò" chim bạo tàn thế này tại chợ Thạnh Hóa

Du khách kinh hãi trước cảnh "khò" chim bạo tàn thế này tại chợ Thạnh Hóa

Trước đó, ngày 7/5/2021, 14 tổ chức, đơn vị đã gửi thư chung cho Chủ tịch UBND tỉnh Long An, bất bình về tệ nạn buôn bán ĐVHD trái pháp luật tại chợ nông sản Thạnh Hóa, thị trấn Thạnh Hóa, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An.

Yểng quý hiếm là loài cấm săn bắt tiêu thụ, có tên trong Phụ lục IIB NĐ 06/2019, bày bán tại chợ NS Thạnh Hóa

Yểng quý hiếm là loài cấm săn bắt tiêu thụ, có tên trong Phụ lục IIB NĐ 06/2019, bày bán tại chợ NS Thạnh Hóa

Thư phản ánh: Chợ Nông sản Thạnh Hóa nhiều năm qua đã không hoạt động đơn thuần như tên gọi ban đầu của nó, mà là nơi buôn bán chủ yếu các loài chim trời, ĐVHD, kể cả các loài quý hiếm được pháp luật bảo vệ. Các tổ chức bảo tồn thiên nhiên và báo chí nhiều năm qua đã theo dõi hoạt động của khu chợ này, không ít lần phanh phui hoạt động buôn bán ĐVHD trái pháp luật tại đây.

Quý hiếm cỡ nào, vào chợ này rồi cũng thành mồi nhậu

Quý hiếm cỡ nào, vào chợ này rồi cũng thành mồi nhậu

Điều đáng tiếc, mặc dù UBND tỉnh Long An đã cam kết và chỉ đạo triển khai các biện pháp nhằm chấn chỉnh hoạt động buôn bán trái phép ĐVHD, các hành vi buôn bán ĐVHD bất hợp pháp tại chợ Nông sản Thạnh Hóa vẫn diễn ra, chỉ khác ở chỗ lén lút và tinh vi hơn.

Bất chấp bảng nghiêm cấm dựng cách "chợ chim" Thạnh Hóa không xa

Bất chấp bảng nghiêm cấm dựng cách "chợ chim" Thạnh Hóa không xa

Loài Cú Lợn có tên trong Phụ lục IIB trở thành hàng hóa của chợ nông sản

Loài Cú Lợn có tên trong Phụ lục IIB trở thành hàng hóa của chợ nông sản

Báo Long An điện tử cho thấy năm 2018, sau khi hàng loạt bài báo chấn động dư luận được đăng về thảm cảnh tàn sát chim trời ở chợ nông sản Thạnh Hóa, lãnh đạo địa phương này từng “tiếp thu” bằng cách vận động tiểu thương trong chợ “Không được treo, thui chim trời để bán gây phản cảm”. Kiểu chỉ đạo đối phó này chẳng khác nào xui các chủ quầy sạp chỉ cần che đậy kín đáo hơn hành vi phạm pháp của họ.

Cách chỉ đạo mang tính đối phó còn hiện rõ trên báo Long An điện tử

Cách chỉ đạo mang tính đối phó còn hiện rõ trên báo Long An điện tử

Sau khi một số nhà khoa học cảnh báo nguyên nhân dịch Covid 19 có thể đã xuất phát từ khu chợ buôn bán ĐVHD ở Vũ Hán (Trung Quốc), ngày 23/7/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 29/CT-TTg “Một số giải pháp cấp bách về quản lý động vật hoang dã với chỉ đạo “kiên quyết loại bỏ các khu vực chợ, tụ điểm mua bán động vật hoang dã trái pháp luật”.

Chợ Nông sản Thạnh Hóa bây giờ, sau nhiều lần chấn chỉnh

Chợ Nông sản Thạnh Hóa bây giờ, sau nhiều lần chấn chỉnh

Chỉ thị số 29/CT-TTg yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố “tăng cường công tác kiểm soát các hành vi khai thác, săn, bắt, vận chuyển, tàng trữ, buôn bán, tiêu thụ và sử dụng ĐVHD; tổ chức triệt phá dứt điểm các đường dây buôn bán ĐHVD trái pháp luật…”. Tháng 3/2021, Chính phủ Việt Nam ký kết Khung đối tác một sức khỏe phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người giai đoạn 2021-2025.

Bảng xếp hạng PAPI có tiêu chí Quản trị môi trường, Long An xếp thứ 13 từ dưới lên Mặc dù theo bảng xếp hạng PCI thì Long An đứng thứ 3, trên 63 tỉnh thành

Bảng xếp hạng PAPI có tiêu chí Quản trị môi trường, Long An xếp thứ 13 từ dưới lên

Mặc dù theo bảng xếp hạng PCI thì Long An đứng thứ 3, trên 63 tỉnh thành

Mặc dù theo bảng xếp hạng PCI thì Long An đứng thứ 3, trên 63 tỉnh thành

Thư ngỏ kết luận: Chúng tôi kiến nghị UBND tỉnh Long An cần có biện pháp quyết liệt hơn nữa trong công tác điều hành, giám sát, thanh kiểm tra và đóng cửa vĩnh viễn các gian hàng buôn bán ĐVHD bất hợp pháp tại chợ nông sản Thạnh Hóa. 5 biện pháp cụ thể được đề nghị áp dụng là:

1, Thành lập đoàn chuyên ngành kiểm soát, giám sát 24/7 tại chợ Thạnh Hóa để kịp thời phát hiện và xử lý vi phạm;

2, Chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, xác minh nguồn gốc các mặt hàng ĐVHD được bán tại chợ;

3, Kiểm tra, xác minh giấy tờ hợp pháp của các cơ sở nuôi cung cấp ĐVHD cho các cơ sở kinh doanh tại Chợ Thạnh Hóa;

4, Lập chuyên án điều tra, phát hiện và xử lý triệt để nguồn cung cấp ĐVHD bất hợp pháp cho các cơ sở kinh doanh;

5, Tăng cường công tác tuyên truyền qua các chương trình phát thanh, truyền hình chuyên đề và xây dựng các bảng biểu cố định về các quy định pháp luật có liên quan đến ĐVHD.

Hình ảnh đau lòng về tệ nạn bạc đãi, tiêu thụ động vật hoang dã

Hình ảnh đau lòng về tệ nạn bạc đãi, tiêu thụ động vật hoang dã

Danh sách 14 đơn vị, tổ chức cùng gửi thư:

1. Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature)

2. Trung tâm Hành động vì động vật hoang dã Việt Nam (WildAct)

3. Tổ chức Cứu trợ Hoang dã WildAid

4. Tổ chức Indo -Myanmar Conservation (IMC)

5. Trung tâm Hành động và Liên kết vì Môi trường và Phát triển (Change)

6. Tổ chức Quốc tế Đối xử nhân đạo với Động vật (HSI)

7. Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV)

8. Tổ chức TRAFFIC

9. Trung tâm Bảo tồn Động vật Hoang dã tại Việt Nam (SVW)

10. Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã thế giới (WCS)

11. Tổ chức Động vật Châu Á (Animals Asia)

12. Tổ chức Three Monkeys Wildlife Conservancy

13. Quỹ Đầu tư Dragon Capital

14. Công ty TNHH Thiên Ngân (Galaxy Communications)

Đến nay, 2 tuần sau khi gửi Thư ngỏ, PanNature đã nhận được Công văn hồi âm từ UBND tỉnh Long An. Mong sao tình trạng tàn sát chim trời, tiêu thụ động vật hoang dã sớm chấm dứt trên toàn cầu, chứ không chỉ riêng tỉnh Long An hay "chợ chim" Thạnh Hóa.

Hoàng Thiên Nga