Cùng với sự kiện Đông Ghouta được giải phóng khỏi những tay Hồi giáo cực đoan và việc chúng rời sang phía bắc thành phố Idlib đang dưới quyền kiểm soát của al-Qaeda và quân Thổ Nhĩ Kỳ, thành phố Douma đang tiến hành những cuộc đàm phán với phe Nga để tìm ra một giải pháp cho nhóm thánh chiến Hồi giáo Jaish al-Islam.
Nhóm này đã chiến đấu chống lại rất nhiều quân Hồi giáo cực đoan và các nhóm nổi dậy và không còn đồng minh nào trên vũ đài Syria. Nhưng cuộc đàm phán này sẽ chỉ là một tiểu tiết chiến thuật bởi vì thủ đô Damascus đã trở nên an toàn, không còn phơi mình cho những cuộc pháo kích như trước khi giải phóng Đông Ghouta.
Đội quân Jaish al-Islam.
Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Trại Yarmouk và al-Hajar al-Aswad: Sự diệt vong của IS và những tàn dư của al-Qaeda tại trại Yarmouk và khu vực gần thành phố al-Hajar al-Aswad ở phía nam Damascus cũng chỉ là một tiểu tiết chiến thuật bởi vì không còn đường thoát cho các nhóm chiến đấu tại đây, chúng bị vây ở mọi phía nên việc giải phóng khu vực này không còn là vấn đề.
Thảo nguyên Syria (al-Badia): Tại thảo nguyên Syria al-Badia, IS vẫn còn một nhóm nhỏ và quân đội Syria đang hy vọng sẽ giải quyết chúng trong mùa hè này. Khu vực này đã hoàn toàn bị bao vây, IS không thể thoát đi đâu. Trong khi chờ đợi tinh thần và ý chí của chúng sẽ sa sút tới mức thấp nhất.
Idlib và al-Qaeda: Vì thành phố Idlib là nơi rất nhiều các phe đối lập và các nhóm Hồi giáo cực đoan đang nhân lên, vấn đề xảy ra là việc tranh giành quyền lực sẽ khiến các nhóm này xâu xé lẫn nhau. Những nhóm này không thể chấp nhận sự tồn tại của một dân tộc, tôn giáo khác đối lập trong cùng một thành phố. Vì thế, Thổ Nhĩ Kỳ đóng vai trò quyết định trong việc kiểm soát khu vực và ngăn chặn sự ẩu đả giữa các nhóm Hồi giáo cực đoan hay tiêu diệt những bên không tuân theo chính sách của Ankara.
Bản đồ vùng Cận Đông.
Quân chiếm đóng Thổ Nhĩ Kỳ: Sự hiện diện của quân Thổ Nhĩ Kỳ tại vùng tây bắc và trung tâm phía bắc Syria là điều không thể tránh khỏi. Về mặt dài hạn với tiến trình chậm rãi sẽ xảy ra một cuộc chiến giữa hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Đây là điều tự nhiên trong hoàn cảnh có một mối đe dọa và cần phải chống lại mối đe dọa đó với cả hai chính phủ.
Nếu Damascus quyết định lựa chọn chiến tranh với Thổ Nhĩ Kỳ, họ sẽ phải tự chiến đấu mà không thể dựa vào đồng minh. Cả Nga và Iran đều không muốn một cuộc chạm trán về mặt quân sự với Thổ Nhĩ Kỳ. Syria có quyền đòi lại lãnh thổ thông qua ngoại giao trước, rồi tạo áp lực lên Ankara qua đồng minh và bạn bè. Sử dụng quân đội là giải pháp cuối cùng của Damascus để lấy lại những vùng đất đang mất.
Nga có thể phải can thiệp ngoại giao và tìm ra một giải pháp giữa Damascus và Ankara nếu Nga nhắm đến việc quân đội của mình cùng tiến cùng lui với quân của tổng thống Assad trong một nước Syria hòa bình.
Quân chiếm đóng của Mỹ tại Deir Ezzor và al-Haska: Quân Mỹ đang chiếm đóng vùng đông bắc (gần 24% lãnh thổ của toàn bộ Syria đang dưới quyền kiểm soát của quân đội Mỹ), với một nhóm lớn quân IS đang được Washington bảo vệ ở thời điểm hiện tại "mà không thông báo về lý do và mục tiêu của việc làm này". IS đã triển khai tại biên giới Syria và Iraq và sống một "cuộc sống bình thường" như họ quảng cáo tuyên truyền trên truyền thông. Hơn nữa, quân IS có những cuộc chiến nổi dậy chống lại cả quân Syria và Iraq ở cả 2 bên đường biên giới mà chúng đã rất quen thuộc.
Mỹ chắc chắn sẽ không rút quân sớm trừ phi bị bắt buộc vì những cuộc tấn công nổi dậy. Quân Mỹ sẽ muốn tránh những thương vong lớn 'nếu và khi' môi trường họ đang sống trở nên thù địch.
Tướng Joseph Votel - chỉ huy Bộ tư lệnh Trung tâm Mỹ giải thích "sự can thiệp của liên minh và các quyền lực khu vực trong cuộc xung đột Syria sẽ ngăn chặn khả năng của ông Assad để chiếm lại những vùng đất lớn ở phía Bắc Syria và những nhóm đối lập đang cố thủ cùng các tổ chức Hồi giáo cực đoan khắp Syria sẽ thách thức sự kiểm soát của chính phủ Syria.
Washington đã chứng tỏ khả năng chịu đựng tổn thất tại Iraq. Họ vẫn đóng quân tại đây dù đã mất đi 4.500 lính và sĩ quan. Như cựu Ngoại trưởng Mỹ James Baker từng nói: "Mỹ sẽ gây chiến ở Trung Đông nếu điều này là cần thiết để kiểm soát các nguồn năng lượng". Thực tế, tại Syria, những nguồn năng lượng dầu khí dưới quyền kiểm của Mỹ chiếm 13% tổng lượng dầu khí của cả đất nước này. Thêm nữa, sự hiện diện của Mỹ tại Syria khiến cho Israel dễ dàng sử dụng sân bay Mỹ tại đông bắc Syria như một trung tâm giao thông giữa đường biên giới Syria và Iraq.
Mỹ cũng có thể thay đổi tình thế tại Iraq, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách đe dọa tất cả các nước này với một "đất nước của người Kurd" khi quân đội của người Kurd được Mỹ bảo vệ và đang chiến đấu như một đội quân ủy nhiệm của Mỹ. Dù vậy, kịch bản sẽ xảy ra là người Kurd sẽ bị quân Mỹ bỏ rơi ở một thời điểm nào đó và mặc cho số phận tương lai của họ.
Ankara đã tung quân vào Syria để tiêu diệt quân đội của người Kurd.
Dù sao, những mục tiêu của khi chiếm đóng lãnh thổ Syria chống lại tất cả các nước sát biên giới và điều này có thể ảnh hưởng tới thời gian hiện diện quân sự của Mỹ. Rõ ràng, việc Mỹ chiếm đóng lãnh thổ Syria sẽ quấy rầy trục chống Mỹ và điều này được coi là một "cây gai độc" trong vùng Cận Đông.
Mặt khác, sự tồn tại của IS đã trở thành một tiểu tiết vì chúng đã bị bao vây. Chúng có thể di chuyển tự do trong những vùng Mỹ kiểm soát nhưng phải thận trọng với những kẻ thù của chúng là: quân đội Syria và Iraq. Vì thế, chúng không có bất cứ một vị thế chiến lược nào đặc biệt kể từ khi con bài IS đã thất bại trong việc thay đổi chế độ Iraq và Syria. Hiệu quả của "Sự hỗn loạn sáng tạo" do Mỹ thiết lập dưới cái tên "Một Trung Đông Mới" đã thất bại.
Daraa và Quneitra: Điều này không có nghĩa là Syria đã giải phóng và toàn bộ lãnh thổ Syria nằm dưới quyền kiểm soát của quân chính phủ. Nhưng sẽ có một trận chiến quan trọng ở Nam Syria tại tỉnh Daraa và Quneitra.
Tại sao trận chiến này lại quan trọng và còn quan trọng hơn tàn dư của IS tại Yarmouk hay thảo nguyên Syria và thậm chí còn quan trọng hơn cả thành phố Idlib nơi al-Qaeda và các nhóm khác đã tập hợp trong 2 năm qua? Thế tiến thoái lưỡng nan lớn nhất là tại 2 tỉnh phía Nam: Daraa và Quneitra. Hai tỉnh này nằm ở biên giới với Israel và trong vùng "giảm leo thang" được thỏa thuận giữa Mỹ, Jordan và Nga.
Đại bàng Mỹ đang thách thức cả gấu Nga lẫn rồng Trung Quốc.
Nhưng Damascus nhất định phải giải phóng 2 tỉnh này dù có hay không có sự đồng ý của Nga. Chính phủ Syria muốn giải phóng vùng đất đang bị sự kiểm soát của al-Qaeda, nhóm nổi dậy cùng với một nhóm đang kiểm soát các tay súng ủng hộ IS "Jaish Khaled bin Walid". Và tất nhiên, khi đề cập tới việc quân đội Syria đang giải phóng vùng lãnh thổ do al-Qaeda kiểm soát, người ta sẽ gặp phải những cáo buộc dồn dập bởi truyền thông quốc tế mô tả khu vực đó là vùng lãnh thổ đang là "nơi sinh sống của hơn nửa triệu thường dân đang phải bảo vệ nhà của họ".
Truyền thông bị thao túng trong các trận chiến tại Qusseyr, Qalamoun, Aleppo, Madaya và cuối cùng là Ghouta. Washington đã chỉ đạo CIA, Lầu Năm Góc và Bộ Ngoại giao Mỹ sử dụng các công cụ dân sự với các tổ chức phi chính phủ để tạo nên những lo ngoại về nhân quyền với mục đích chống lại các nước không theo sự thống trị của Mỹ. Điều đó là đúng vì có nhiều chỉ trích nghiêm trọng và công kích chống lại Nga, chống lại các đồng minh của Damascus tại Syria và kể từ ngày đầu tiên Nga đặt chân lên đất Syria vào tháng 9.2015 nó đã suy yếu dần cho tới khi tình hình ở Syria đảo chiều có lợi cho chính phủ tổng thống Assad.
Quân đội Syria đã giải phóng Đông Ghouta.
Với những lý do đặc biệt như vậy, chính phủ Syria cần ưu tiên giải quyết vấn đề Daraa. Cần phải đàm phán để quét sạch những nhóm phiến quân muốn bị ném vào Idlib - "một thùng rác", địa điểm toàn bộ các tay súng Hồi giáo cực đoan được gửi đến từ khắp các vùng đã giải phóng ở Syria.
Mỹ đã thua trong "trận chiến Hồi giáo cực đoan", họ không thể đạt được mục tiêu "thay đổi chế độ" tại Syria. Đây là sự thức dậy của gấu Nga sau một kỳ ngủ đông dài, họ nhận biết được cách thức mà Mỹ thử để dồn họ vào chân tường. Moscow cũng dựa vào "rồng" Trung Quốc, chia sẻ cùng những mục tiêu với Nga để kết liễu toàn bộ khủng bố và Hồi giáo cực đoan tại Syria.
(còn tiếp)