Diễn đàn an ninh châu Á là tập hợp của những cuộc công kích lẫn nhau bằng những bài phát biểu mạnh mẽ, những sáng kiến, ý tưởng, những tín hiệu về chính sách đối ngoại và ghi điểm uy tín chính trị. Đôi khi, lý tưởng nhất là một số các đề xuất, quan điểm, chính sách đối ngoại tìm thấy tiếng nói chung và đạt được thỏa thuận thực tế.
Hội nghị thượng đỉnh An ninh châu Á lần thứ 14 – Đối thoại Shangri-La tại Singapore lần này có khá nhiều màn diễn đầy kịch tính và các phát biểu công kích nóng bỏng.
Những năm gần đây, giọng diệu hung hăng của đoàn Trung Quốc đã giảm xuống vài bậc. Bắc Kinh đang rối bời trong kế hoạch bồi đắp đảo nhân tạo, vẽ lại bản đồ “chủ quyền” của họ, xây “Trường thành cát” trên Biển Đông, đoàn Trung Quốc chỉ quan tâm đến các phản ứng, hậu quả ở Shangri-Latừ hành động của họ trên biển Đông hơn là đưa ra những tuyên bố hung hăng kiểu “cơ bắp”.
Bắc Kinh sẽ nhận những phản ứng gì từ việc bồi đắp đảo nhân tạo với tốc độ chóng mặt, khi họ có ý đồ biến việc xâm phạm luật pháp quốc tế thành chuyện đã rồi? Dẫn đầu đoàn Trung Quốc là một sĩ quan cao cấp hải quân, có nghĩa là họ đã chuẩn bị. Những động thái phản kích cho thấy Bắc Kinh rất tự tại tiếp nhận các đòn công kích từ nhiều phía.
Những phát biểu mạnh mẽ nhất bắt nguồn từ ASEAN như đã dự đoán, đặc biệt là các chỉ trích từ phía Malaisia vàSingapore.Úc phản đối mạnh mẽ Trung Quốc trong bài phát biểu của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Kevin Andrews, trong các tuyên bố song phương và ba bên với Nhật Bản và Mỹ.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Úc thường xuyên tham gia Đối thoại Shangri-La ngay từ khi thành lập năm 2001, một kỷ lục mà chỉ có Nhật Bản và nước chủ nhà Singapore thiết lập. Một điều trở thành thói quen ổn định của những năm gần đây là cuộc gặp của ba Bộ trưởng bộ Quốc phòng Mỹ, Úc và Nhật Bản trên hàng ghế dự khán của Diễn đàn Shangri-La
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ashton Carternói: “các mối quan hệ liên kết chặt chẽ ba bên của Mỹ đang nở rộ” Mối quan hệ liên kết ba bên đang ra hoa kết trái của Mỹ đầu tiên chính là mối quan hệ ba bên Mỹ, Nhật, Úc.
Từ thời điểm nhậm chức, Chính phủ Abbott đã thêm chất thép trong các tuyên bố về tham vọng lãnh thổ Trung Quốc, hơn hẳn so với sự kiềm chế thận trọng trước đây của Chính phủ thuộc Đảng Lao động.
Nhóm liên kết ba bên – mối quan hệ đối ngoại chặt chẽ 3 nước đồng minh thông qua Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc Phòng là đặc điểm then chốt nhằm phát triển thuật ngữ ngoại giao này.
Các mũi tấn công ba bên nhằm vào Trung Quốc được thực hiện bởi các đại diện của Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng trong nhóm liên kết. Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Nhật đã tạo điều kiện tối đa để thúc đẩy mối liên kết ba bên phát triển mạnh trong tương lại.
Tại cuộc họp Liên kết Ba bên tháng 12.2014, tổ chức tại Brisbane vào khoảng tháng 12.2014. ông Obama, Abe và Abbott “tái khẳng định quy mô trên tầm quốc tế và giá trị tinh thần của Mỹ khi tham gia vào những hoạt động toàn diện ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương”. Không thể cho phép Trung Quốc được tự do hành động, đó là nhiệm vụ của các Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Các bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ, Nhật Bản, Úc tại cuộc gặp mặt lần thứ 5 trong tuyên bố cuối tuần trên Đối thoại Shangri-La Singapore đã phản đối mạnh mẽ những hành động của Trung Quốc và đặt mối quan tâm đặc biệt với tình hình khu vực.
Nhóm Liên kết Ba bên Mỹ, Nhật Bản, Úc nhấn mạnh lợi ích chung về “hòa bình, ổn định, tôn trọng luật pháp quốc tế, tự do bầu trời và hàng hải” cũng như "thương mại tự do không ngăn trở trên biển Hoa Đông và Biển Đông."
Ba bộ trưởng của liên kết ba bên tập trung hướng tấn công vào Trung Quốc:
"Các bộ trưởng bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ việc đơn phương sử dụng vũ lực để ép buộc hoặc làm thay đổi hiện trạng ở Biển Đông và biển Hoa Đông, quan ngại sâu sắc đối với hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông."
Phần thứ hai của tuyên bố chung liên kết ba bên là một tuyên cáo bổ xung, bước lên thang tiếp theo của các bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Mỹ, Nhật Bản, Úc so với bản tuyên bố trong Đối thoại Shangri-La năm 2014:
"Các bộ trưởng ba nước bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ đơn phương sử dụng vũ lực để ép buộc hoặc thay đổi hiện trạng ở Biển Đông và biển Hoa Đông."
Năm nay, các bộ trưởng không chỉ đưa ra nhắc nhở “những yêu cầu” đối với các bên tranh chấp, mà còn chỉ đích danh Trung Quốc.
Liên kết ba bên đi xa hơn nữa trong quá trình thống nhất phát biểu và hành động. Bộ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ Carter khi trình bày sáng kiến về an ninh hàng hải đã đưa ra một khoản ngân sách hỗ trợ phát triển năng lực kiểm soát hàng hải khu vực là 425 triệu USD.
Bài phát biểu đầy sức nặng của Carter có được hưởng ứng mạnh mẽ từ tuyên bố của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani, ông Nakatani đề cập đến sáng kiến nhằm tăng cường an ninh hàng không và hàng hải trong khu vực.
Sứ mệnh địa chính trị của Mỹ đã được chuyển sang Nhật Bản. Đó là vấn đề xác định các tín hiệu của định hướng chính sách chính trị đối ngoại các bên cũng như tìm kiếm các thỏa thuận đa phương sau Shangri-La.
Một trong những vấn đề trước mắt đặt ra cho liên kết ba bên, đó là những hoạt động phối hợp chung của Nhật và Úc trên vùng nước Biển Đông cũng như hợp tác ký thuật quân sự, được sự ủng hộ mạnh mẽ từ phía Mỹ.
Một tình huống đang hình thành rõ nét, Liên kết ba bên Mỹ - Nhật - Úc sẽ tạo thành một sức mạnh đáng kể, trực tiếp đối đầu với những hành động của Trung Quốc trên Biển Đông và biển Hoa Đông.
Theo: QPAN