Mỹ, NATO khiếp S-400, Iskander Nga “trấn yểm” châu Âu

S-400 có quyền năng đủ bao quát một khu vực rộng lớn của các nước láng giềng Ba Lan và Lithuania, trên thực tế thiết lập một vùng cấm bay đối với các máy bay không tàng hình thông thường nếu như một cuộc xung đột diễn ra.
Tên lửa S-400 khai hỏa trong một cuộc diễn tập

Không quân Mỹ lo ngại về việc Nga triển khai hệ thống tên lửa S-400 tai vùng lãnh thổ Kaliningrad nằm kẹp giữa Ba Lan và Lithuania, tạp chí Mỹ the National Interest cho biết.

Theo the National Interest, Moscow đã bắt đầu triển khai hệ thống tên lửa đáng sợ Almaz-Antey S-400 Triumf tại vùng lãnh thổ ở biển Baltic ngay từ năm 2012, theo truyền thông Nga.

Trong khi châu Âu biểu lộ sự im lặng về việc Nga triển khai S-400, phải mãi cho tới cuối năm 2015 giới quân sự Mỹ mới công khai bày tỏ lo ngại về địa điểm triển khai các hệ thống phòng không tối tân này.

Các vũ khí như S-400 có quyền năng đủ bao quát một khu vực rộng lớn của các nước láng giềng Ba Lan và Lithuania, trên thực tế thiết lập một vùng cấm bay đối với các máy bay không tàng hình thông thường nếu như một cuộc xung đột diễn ra.

“Điều này rất nghiêm trọng. Dĩ nhiên, chúng ta tiếp tục giám sát nó. Họ có quyền triển khai thiết bị đó. Nhưng việc phổ biến và mật độ dày đặc của môi trường chống tiếp cận (A2/AD) là thứ chúng ta phải tính đến”, tướng Frank Gorenc, tư lệnh không quân Mỹ tại châu Âu phát biểu trên tờ New York times tuần này.

Theo tướng Gorenc, quân đội Nga đã triển khai một hệ thống phòng không nhất thể hóa tại vùng lãnh thổ  Kaliningrad thuộc Nga. Những vũ khí  mà ông Gorenc không nêu cụ thể, đã được triển khai theo cách khiến việc tiếp cận khu vực trở nên khó khăn. Tướng Gorenc dường như muốn nói tới hệ thống radar cảnh báo sớm VHF chủ động Voronezh-DM, tiểu đoàn S-400, các tên lửa S-300 và các hệ thống phòng không khác được Moscow được cho là triển khai tại Oblast. Với hệ thống S-400 tầm bắn 250 dặm, quân đội Nga có thể tấn công máy bay hoạt động trên một phần ba không phận Ba Lan.

Nga cũng đã triển khai đáng kể lực lượng bộ binh tại Kaliningrad, bao gồm ba lữ đoàn lính thủy đánh bộ tinh nhệu và hai lữ đoàn súng máy cơ giới. Lực lượng bộ binh này được yểm trợ của lữ đoàn pháo binh hạng nặng trang bị nhiều hệ thống pháo phản lực đa nòng. Lực lượng không quân Nga do căn cứ không quân số 7054 đảm trách, với nhiều loại chiến đấu cơ bao gồm máy bay tiêm kích và trực thăng tấn công. Tổng cộng quân Nga đóng trú tại Kaliningrad hơn 10.000 quân.

Moscow có thể cũng đã triển khai thường trực các hệ thống tên lửa đạn đạo Iskander tầm ngắn có thể mang đầu đạn hạt nhân, có tầm bắn 310 dặm tại lữ đoàn tên lửa số 152. Iskander có độ chính xác rất cao và một số báo cáo cho biết tên lửa này hiện có tầm bắn 435 dặm.

Nga đã triển khai các hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander M tại Kaliningrad

Trong khi lực lượng Nga tại Kaliningrad có thể giúp Nga uy hiếp các láng giềng vào thời bình, theo quan điểm của Moscow, việc triển khai lực lượng tại vùng lãnh thổ này được xem là tự vệ. Với sự sụp đổ của Liên Xô, Kaliningrad bị cô lập khỏi phần còn lại của lãnh thổ Nga. Lối tiếp cận trực tiếp duy nhất để vào vùng lãnh thổ này là qua đường biển hoặc một tuyến đường sắt mong manh chạy qua Belarus và Lithuania. Vào thời chiến, Kaliningrad cực kỳ mong manh trước nguy cơ bị tấn công.

Dường như sau đó Nga đang tăng cường phòng thủ một cách hiệu quả vùng lãnh thổ này trước khả năng NATO tấn công Kaliningrad. Trong trường hợp này, lực lượng phòng thủ sẽ trụ vững cho tới khi quân đội Nga từ đại lục có thể tiếp ứng.

Paul Saunders, giám đốc điều hành Trung tâm vì Lợi ích quốc gia Mỹ nhận xét rằng Ng củng cố phòng thủ vùng lãnh thổ Kaliningrad đã được tiên liệu trước sau khi NATO mở rộng sang phía đông. “Nga ngầm đe dọa triển khai các tên lửa đạn đạo Iskander tại Kaliningrad sau quá trình NATO bành trướng sang phía đông”, ông Saunders nói.

Nhằm đáp trả hệ thống phòng không Nga tại Kaliningrad, không lực Mỹ đang phát triển các chiến thuật, kỹ thuật và trình tự giải quyết với các hệ thống vũ khí này trong ngắn hạn. Về dài hạn, không lực Mỹ có thể sẽ triển khai thường trực một số chiến đấu cơ tàng hình F-35 tại khu vực. Mỹ cũng đã bắt đầu triển khai định kỳ các tiêm kích tàng hình Lockheed F-22 Raptor tới châu Âu để đối phó với các mối đe dọa trong tương lai.

T.N