Chiến dịch nhổ tận gốc của liên minh do Mỹ lãnh đạo có mục tiêu cơ bản là tiêu diệt IS. Và khi IS đang thất bại tại Iraq và Syria, thì lý do chính để biện minh cho việc Mỹ vẫn tiếp tục hiện diện quân sự tại Syria là đảm bảo cho IS không hồi sinh sau khi đã bị tiêu diệt.
Cứ giả dụ như việc Mỹ đối đầu với IS là không thể phủ nhận. Nhưng khi nhìn cận cảnh vào lịch sử những can thiệp của Mỹ cho thấy: với những mục tiêu về địa chính trị và chiến lược, Mỹ ít quan tâm tới chủ nghĩa chống khủng bố.
Một trong những lãnh đạo cấp cao của IS đã biến mất không dấu vết.
Bất cứ khi nào, những mục tiêu mở rộng việc kiểm soát lãnh thổ hay làm suy yếu đi những đối thủ cạnh tranh cùng với mục tiêu là chống lại IS thì IS vẫn bị bỏ qua hay thậm chí được tăng sức mạnh để theo đuổi những mục đích tối cao hơn.
Bằng cách cung cấp cớ để mở rộng các chiến dịch quân sự trên vùng đất nước ngoài và tìm cách để làm suy yếu khả năng quân sự của chế độ Syria cùng các đồng minh của họ, những quan chức của liên minh chống IS do Mỹ dẫn đầu coi IS là một mối lợi tiềm năng với những mục tiêu lớn hơn là làm yếu chính phủ Syria và chống lại ảnh hưởng của người Iran tại vùng Cận Đông.
Thúc đẩy thành lập một nhà nước Hồi giáo
Năm 2015, IS có một bước tiến chưa từng thấy tại Syria. Những đoạn ghi âm được tiết lộ cho thấy một quan chức cao cấp Mỹ đã giải thích rằng chính quyền Mỹ coi sự mở rộng của IS là có lợi cho vị thế của Mỹ. Ông này nói coi sự mở rộng của IS có thể sử dụng để ép chính quyền tổng thống Assad, coi mối đe dọa cho sự sụp đổ của nhà nước Syria là điều cần "quan sát" và "sử dụng" hơn là phải ngăn chặn. "Chúng ta đang quan sát", ông này nói: "...Chúng ta biết IS đang phát triển mạnh và chúng ta nghĩ Assad đang bị đe dọa. Chúng tôi nghĩ dù sao chúng ta có thể sử dụng điều này và Assad sẽ phải đàm phán".
Nhưng sự tồn tại của IS không đơn thuần là một trường hợp các hành động của Mỹ hoàn toàn rơi ra khỏi tầm kiểm soát. Ở thời điểm đó, các đồng minh của Mỹ trong khu vực đã cung cấp những nguồn tài trợ chính cho những người theo tư tưởng Hồi giáo cực đoan trong các nhóm nổi dậy bao gồm cả IS trong nhiều năm với mục đích hất cẳng ông Assad.
Tình báo Mỹ quan sát và nhận thức rõ những chính sách này. Như những quan sát của quan chức Mỹ cho thấy, động cơ của Mỹ là "IS đang phát triển mạnh mẽ", quân đội Mỹ có thể "sử dụng" bước phát triển này trong khi sự mở rộng của IS có nghĩa là "Assad sẽ phải đàm phán".
Bản đồ khu vực quân chính phủ Syria bị bao vây tháng 8.2015. Màu đỏ, hồng: quân chính phủ Syria. Màu đen xám: các vùng IS đóng quân và kiểm soát.
Điều này hoàn toàn thay đổi khi Nga, để đáp trả sự mở rộng của IS đã can thiệp quân sự vào Syria. Khi Nga tham gia vào cuộc chơi, mong muốn thay đổi chế độ tại Syria càng thu hẹp dần. Nga đã "xuất kích trong một ngày nhiều lần hơn so với liên minh do Mỹ dẫn đầu thực hiện trong một tháng" trong khi đồng thời tấn công các xe chở dầu của IS - điều mà liên minh rất miễn cưỡng làm - chính vì thế mà các đoàn xe chở dầu lớn của IS có thể hoạt động ngang nhiên giữa ban ngày.
Sự mâu thuẫn trong chiến dịch "chống IS" trở nên rất khó giải thích. Thay vì bị làm "suy yếu" hay "tiêu diệt", thực tế IS mở rộng hơn trong giai đoạn chính của chiến dịch chống IS. Tiến sĩ Christopher Davidson thuộc đại học Durham, một trong những học giả hàng đầu thế giới về Trung Đông giải thích điều này như sau: "Thực tế, IS cùng phe với phương Tây đặc biệt là tại Syria, và trong tất cả các khu vực chiến sự khác chúng ở cùng nơi đóng quân với các đồng minh phương Tây trong khu vực".
Hơn nữa, "ở mức độ chiến lược, thành quả lớn của IS sẽ là một của cải lớn nhất trên chiến trường đối với những bên đang tìm cách chia cắt Syria và loại trừ thủ tướng Nouri Maliki (người có khuynh hướng thân Iran) tại Iraq".
Tháng 9.2015, ông Assad quyết định cầu cứu Nga giúp đỡ tại Syria.
Vì thế, "mánh" của phương Tây là "tìm cách cân bằng giữa việc vẫn cho thấy mình đang hành động 'chống IS' trong khi vẫn cho phép IS thành công".
Viện dẫn một bản thông báo những dự đoán trước của tập đoàn RAND năm 2008, ông Davidson giải thích: "Chiến lược thiếu thực tế được sử dụng để chống lại IS" sẽ bao gồm "việc thiết lập những lằn ranh đỏ" đồng thời với "phương thức ngăn chặn và đối phó". Điều này sẽ "cần triển khai các đồn lũy ở các khu vực tập trung những tay súng Hồi giáo cực đoan xuyên quốc gia" trong khi cần đảm bảo hạn chế các hành động để chỉ "định kỳ không kích vào các mục tiêu có giá trị cao".
Nói cách khác, sự can thiệp quân sự của Nga về cơ bản đã "bắt bài" Washington. Chứng kiến điều đó và việc Syria đang chiếm lại được những vùng lãnh thổ mà IS đã có những hoạt động rất tích cực. Điều này cho thấy đây là thời điểm để bắt đầu cần nghiêm túc về việc đặt một cái kết cho sự tồn tại của nhà nước Hồi giáo IS.
Đánh bom Syria một lần nữa
Với mục đích chứng minh tính hiệu quả của việc làm yếu đi khả năng quân sự của Syria và Hezbollah, làm tiêu hao nguồn lực của những bên ủng hộ Syria, đồng thời đạt được lợi ích chiến lược lớn nhất trong việc nhổ tận gốc IS, sẽ không chỉ dựa vào việc chỉ đạo lấy lại các vùng lãnh thổ cho các đội quân ủy nhiệm trong khu vực mà còn là việc đảm bảo luôn chĩa súng vào mục tiêu chính là Syria và Iran. Trong khi thực tế IS đang giao tranh tại những chiến tuyến gần với các vùng dầu khí và ở những nơi có cơ sở hạ tầng cần thiết. Những tay súng của chúng chúng thường chiến đấu ở cách xa đồng minh và những chiến tuyến của các địch thủ.
Ví dụ trong quá trình mở rộng của IS năm 2015, mối đe dọa với quân chính phủ Syria (SAA) được Mỹ coi như một sự thúc đẩy và Mỹ đã sử dụng thành công điều này để bao vây và vây hãm quân Syria tại Deir Ezzor. Deir Ezzor là một vị trí chiến lược quan trọng vì địa điểm này tập trung các nguồn năng lượng, chứa mỏ dầu lớn nhất tại vùng al-Omar.
Bản đồ khu vực lực lượng SDF do Mỹ chống lưng tấn công IS từ tháng 9.2015 cho tới tháng 3.2016. Màu vàng: lực lượng SDF. Màu hồng: quân chính phủ Syria và đồng minh. Màu xám: IS.
Lực lượng chống IS hiệu quả nhất của phương Tây là dân quân YPG người Kurd còn được gọi là lực lượng dân chủ Syria SDF, tập trung tại biên giới phía bắc của Syria. Vì vậy, ảnh hưởng của Mỹ đã khiến IS chỉ bị hạn chế ở vùng địa lý tiếp giáp với vùng SDF kiểm soát trong khu vực. Khi các nguồn tài nguyên quan trọng tại Deir Ezzor nằm trong tầm với thì việc quân đội Syria đang không nhiệt tình đánh IS lại thấy họ đang ở vị trí cấp thiết phải tiêu diệt IS trước khi SDF làm điều này.
Vì thế, không có gì ngạc nhiên khi liên minh do Mỹ lãnh đạo tấn công quân chính phủ Syria tại Deir Ezzor chỉ vài tháng sau khi IS bị vây hãm tại đây, giết chết 3 lính và làm bị thương khoảng 13 người. Những vụ ném bom của liên minh chống IS do Mỹ chỉ huy đã giúp IS tiến lên với cái giá phải trả thuộc về đội quân của ông Assad.
Trong khi Mỹ kịch liệt từ chối trách nhiệm cho cuộc tấn công thì theo Nhà quan sát nhân quyền tại Syria (SOHR) - một nhóm quan sát đối lập nhận tài trợ từ các chính phủ phương Tây thì những chiếc máy bay thực hiện vụ tấn công "có vẻ là từ liên minh chống IS".
Máy bay Mỹ tại bắc Syria.
Có thể coi đây là một cuộc "tấn công nhầm" nhưng không chỉ có một vụ tấn công theo kiểu này xảy ra. Khoảng một năm trước, khi chính phủ Syria đang chống lại cuộc vây hãm, máy bay của liên minh đã thực hiện một cuộc tấn công lớn, kéo dài với hơn một tá những lần không kích, giết chết rất nhiều lính Syria và làm bị thương ít nhất 100 người.
Cuộc tấn công là một bước thúc đẩy lớn với lực lượng IS đang bị bao vây như một nhà báo Anh đã mô tả: "Hậu quả trực tiếp là IS đã tập hợp lại và chia thành phố làm đôi", thắt chặt thòng lọng với lực lượng quân chính phủ Syria trong khi trực tiếp đe dọa tuyến tiếp tế bằng không vận của đội quân.
Với những thực tế không thể phủ nhận cùng ham muốn giữ khoảng cách với những bước tiến chiến lược đã đạt được, Mỹ nhận lỗi nhưng phủ nhận hành động của mình và coi đó là một sai lầm. Giới truyền thông nhanh chóng chấp nhận những điều phủ nhận này mà không chú ý tới những mâu thuẫn lớn đang tồn tại trong nó. Hiện tại, thông báo chính thức cho thấy Mỹ đã lừa Nga về địa điểm định tấn công và gạt đi những thông tin tình báo về việc các binh sĩ Syria đang là mục tiêu. Và âm mưu coi đây là một quá trình xác định mục tiêu thông thường trước khi hành động, hạ thấp những thông tin tình báo cần thiết để tiến hành vụ tấn công.
Như nhà báo kỳ cựu Gareth Porter chỉ ra: "Những quyết định trái với nguyên tắc được gắn với quyết định thận trọng nhắm vào quân đội Syria".
(còn tiếp)