Mỹ hóa giải “sát thủ tàu sân bay” Trung Quốc thế nào?

Theo nhận xét của các nhà nghiên cứu quân sự Mỹ về Trung Quốc . Bắc Kinh dường như đã đưa ra trình diễn một số tên lửa công nghệ tiên tiến đầy ấn tượng, có khả năng kiềm chế quân đội Mỹ tại vịnh khi xảy ra xung đột vũ trang trên vùng nước Biển Đông và Biển Hoa Đông
Tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D

Theo bài viết đăng trên báo Hoàn Cầu (Trung Quốc), Bắc Kinh đã đưa một số loại vũ khí nguy hiểm nhất tham gia diễu binh, làm nóng lên không khí cuộc diễu hành mừng chiến thắng Đại chiến thế giới thứ II ngày 03/09 của Trung Quốc.

Dựa trên những bức ảnh và trích đoạn phim quay lại cuộc diễu binh. Những loại vũ khí này đã thực sự có mặt trong biên chế của PLA. Trong đội hình các tên lửa đạn đạo tham gia diễu hành, có những tên lửa đáng sợ nhất trong kho vũ khí của Trung Quốc

"Loại vũ khí mới nhất- tên lửa đạn đạo tầm trung DF-26 có thể bắn tới căn cứ quân sự lớn của Mỹ ở Guam ở phía tây Thái Bình Dương, tên lửa mạnh nhất - tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-5, đã tham gia buổi diễu hành," đại tá Shao Yongling, sĩ quan cao cấp của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) thuộc lực lượng tên lửa số 2 thông báo trước thềm lễ kỷ niệm.

Tâm điểm của sự chú ý trong ngày nay là tên lửa đạn đạo được bình luận nhiều nhất – sát thủ tàu sân bay DF-21D, vũ khí tác chiến chủ lực của Trung Quốc trong chiến lược 2A/AD (chống tiếp cận – xâm nhập).

“Tên lửa đạn đạo chống tàu sân bay DF-21D là loại tên lửa mà người Mỹ tin rằng được sử dụng trong mục đích ngăn chặn xâm nhập cũng được đưa ra trình diễn lần đầu tiên, không cần phải che dấu cả số hiệu phiên bản của tên lửa” ông Shao giải thích trên báo Hoàn Cầu.

Cảm nhận thấy được một kế hoạch lớn đang hình thành và từ góc nhìn chiến thuật đối với hệ thống vũ khí, phương tiện chiến tranh quan trọng mà Trung Quốc đang phô diễn. Các chuyên gia phân tích nhận định về khả năng những tên lửa này sẽ làm thay đổi cuộc chơi. Nhưng một điều cần quan tâm là hệ thống vũ khí phương tiện này sẽ tác chiến thế nào và đâu là giải pháp.

Sát thủ tàu sân bay sẽ hoạt động thế nào?

Tên lửa đạn đạo ‘sát thủ tàu sân bay” sẽ hoạt động thế nào là điểm then chốt để hiểu được tiềm năng sức mạnh thực sự của nó.

Hệ thống tên lửa là hệ thống phóng cơ động, khiến cho nó khó bị phát hiện ngay cả trong những điều kiện tốt nhất. Khi phóng đạn, tên lửa được tự dẫn bằng hệ thống radar tiên tiến nhất, hệ thống vệ tinh dẫn đường Bắc Đẩu và có thể bằng máy bay không người lái.

Những báo cáo về tính năng kỹ chiến thuật của đầu đạn cho thấy nó có thể cơ động linh hoạt, có khả năng chọc thủng mọi hệ thống phòng thủ tên lửa.

Từ trong không gian, đầu đạn tên lửa lao xuống mục tiêu – những chiến hạm có kích thước lớn tương tự như tàu sân bay với tốc độ Mach 10 đến Mach 12. Hầu hết các xe phóng tên lửa có khả năng tấn công mục tiêu đều cơ động trên khoảng cách đến 1,000 dặm, gấp nhiều lần tầm tấn công của tất cả các máy bay chiến đấu có trên tàu sân bay Mỹ.

Mỹ phòng thủ chống lại đòn tấn công tên lửa thế nào?

Có nhiều nghi ngờ rằng hệ thống tên lửa DF-21D có khả năng tấn công chiến hạm Mỹ khi chưa có một thử nghiệm nào của loại tên lửa này chống lại mục tiêu đối kháng, nhưng sự tồn tại của tên lửa DF-21D trở thành một thách thức rất lớn đối với sức mạnh hải quân Mỹ ở châu Á khi các hệ thống tên lửa này hoàn toàn sẵn sàng cho những chiến dịch quân sự.

Trong cuộc phỏng vấn với Roger Cliff dành cho tờ Diplomat, tác giả bài viết đã nhận định: từ năm 2012, tên lửa chống tàu của Trung Quốc đang đặt ra những thách thức to lớn và có rất nhiều dấu hiệu chưa rõ ràng về những gì có thể xảy ra trong cuộc chiến tranh:

“Một điều quan trọng trong khả năng tên lửa tấn công chiến hạm Mỹ thành công là: quân đội Trung Quốc phải phát hiện được hạm tàu, xác định đó là một chiến hạm mục tiêu mà họ có thể tấn công bằng tên lửa – ví dụ là tàu sân bay – cần phải xác định chính xác tọa độ của chiến hạm đó vào thời điểm cần thiết, có nghĩa là một bức không ảnh chụp chiến hạm trước đó 1 giờ cũng đã trở thành vô nghĩa, khi hạm tàu có thể đang bơi với tốc độ 25 hải lý/h.

Có được tọa độ chiến hạm, sau đó là cung cấp thông tin và cập nhật nó vào máy tính đường đạn tên lửa. Quá trình chỉ kết thúc khi tên lửa đã xác định được chiến hạm cần tiêu diệt và khóa bám mục tiêu, lúc đó chiến hạm mới có thể được tạm coi là bị đánh trúng".

Quy trình tấn công mục tiêu của tên lửa đạn đạo DF-21D với một chuỗi hành động này tạo ra rất nhiều các cơ hội để triệt tiêu nguy cơ bị tên lửa đạn đạo chống tàu Trung Quốc đánh trúng. Ví dụ, những radar tầm xa ngoài đường chân trời dùng để phát hiện hạm tàu có thể bị gây nhiễu, nghi binh tạo mục tiêu giả, bị tấn công phá hủy, vệ tinh nhân tạo cũng sẽ không thể có được những bức không ảnh chính xác nếu như mục tiêu bị che phủ bởi khói mù hoặc những tấm phản xạ…

Các vệ tinh trinh sát thông thường bay theo một quỹ đạo cố định, có thể đi ngang qua đội hình của hải đoàn, khoảng cách giữa của quỹ đạo bay đó có thể gây nhiễu khiến vệ tinh không cập nhật được thông tin. Khi tên lửa bắt đầu giai đoạn tìm kiếm mục tiêu, đó là lúc có thể gây nhiễu đầu tự dẫn tên lửa hoặc phá hủy bằng các loại vũ khí điện tử hoặc laser.

Thực tế cho thấy việc đánh chặn một tên lửa đạn đạo khá khó khăn. Tên lửa đánh chặn SM-3 là vũ khí đánh chặn tên lửa đạn đạo ngoài tầng khí quyển EKV (exoatmospheric kill vehicle), điều đó có nghĩa là nó chỉ có thể đánh chặn ở giai đoạn trung gian của quỹ đạo, khi tên lửa đang bay trong không gian.

Như vậy tàu khu trục mang tên lửa Aegis cần phải phóng tên lửa SM-3 ngay tức khắc khi đối phương phóng tên lửa, các đầu đạn đánh chặn sẽ tiêu diệt tên lửa DF-21D trước khi nó quay trở lại bầu khí quyển hoặc chính bản thân các khu trục hạm Aegis sẽ phải cơ động dọc theo trục quỹ đạo đường bay của tên lửa đạn đạo.

Đầu đạn tên lửa DF-21D cũng có thể được trang bị một số mồi bẫy, được phóng ra khi tên lửa đang bay ở giai đoạn giữa của quỹ đạo, gây khó khăn cho SM-3 và tên lửa có thể không trúng mục tiêu. Các chiến hạm tên lửa Aegis còn được trang bị các tên lửa SM-2 Block 4, có khả năng tiêu diệt tên lửa đối phương trong khí quyền, nhưng đầu đạn DF-21D sẽ cơ động thay đổi đường bay với khả năng chịu vượt tải G cao, điều đó sẽ khiến các tên lửa SM-2 Block 4 khó đánh chặn thành công.

Những vấn đề nào sẽ xảy ra trong thực tế chiến đấu, điều đó thật khó dự đoán trước được. Ngay cả trong trường hợp sau khi Trung Quốc tiến hành thử nghiệm tên lửa tấn công chiến hạm họ cũng sẽ không thử nghiệm tên lửa tấn công trong điều kiện thực tế mà các chiến hạm Mỹ có thế thực hiện tất cả các biện pháp ngăn chặn.

Ngược lại, Hải quân Mỹ cũng chưa bao giờ thử nghiệm một cuộc đánh chặn tương tự như một đòn tấn công tên lửa của Trung Quốc. Mọi người có thể rất ngạc nhiên và thất vọng khi biết rằng, mọi biện pháp hiện nay đều chỉ là giả định, nhưng cũng không có cách khác để biết được trong một cuộc chiến như vậy, ai sẽ thắng ai.

Tác giả Harry Kazianis là biên tập viên của tạp chí The National Interest và là thành viên cao cấp của Chính sách quốc phòng tại Trung tâm lợi ích quốc gia Hoa Kỳ.

Trịnh Thái Bằng theo QPAN