|
Hai tàu sân bay Mỹ sẵn sàng ở châu Á Thái Bình Dương |
Phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế Thường trực Liên Hợp Quốc trong thời gian sắp tới có thể là nguyên nhân khiến Trung Quốc đẩy tình hình “bên miệng hố chiến tranh” ở biển Đông lên một cấp độ mới. Nhưng không có gì là căn cứ để có thể cho rằng phán quyết của Tòa án Liên Hợp Quốc sẽ chấp dứt tranh chấp, đặc biệt Trung Quốc luôn tuyên bố sẽ không công nhận một phán quyết bất lợi.
Patrick M. Cronin, Cố vấn cấp cao và Giám đốc của Chương trình An ninh châu Á-Thái Bình Dương thuộc Trung tâm An ninh mới của Mỹ (CNA) nhận xét: Những tranh chấp ở biển Đông không có khả năng có thể giải quyết trong năm nay bằng bất kỳ một phán quyết quốc tế nào. Những tranh chấp này sẽ là vấn đề lâu dài cho các chính quyền kế tiếp sau này.
Nếu sau khi tòa án đưa ra phán quyết trọng tài, có thể có trong tuần tới, Trung Quốc sẽ phản ứng với phán quyết của tòa trọng tài thường trực Liên Hợp Quốc. Bắc Kinh đơn giản chỉ cần lờ đi sự hiện diện của các tàu sân bay ... và tuyên bố sẽ đưa các tàu nạo vét vào bãi cạn Scarborough, bắt đầu bồi đắp đảo nhân tạo”, ông Cronin đặt ra câu hỏi tại hội nghị thường niên của CNA: "Bạn sẽ làm gì với Bắc Kinh?".
Trung Quốc đang tìm cách vô hiệu hóa sức mạnh của Mỹ bằng hai cách. Phương pháp chống trả cấp độ cao là xây dựng một mạng lưới chiến lược chống tiếp cận cận/ngăn chặn xâm nhập (Anti-Access/Area Denial - A2/AD). Đây chính là hệ thống phòng thủ không gian mạng/vũ khí điện tử, radar tầm xa, tên lửa chống tàu, tên lửa phòng không hiện đại, máy bay tấn công, tàu ngầm và thủy lôi nhằm ngăn chặn các lực lượng Mỹ , không cho phép can thiệp vào vùng nước mà Trung Quốc tự coi như sân sau của mình. Đây là một hình thức răn đe cấp độ cao.
Nhưng Trung Quốc cũng có nhiều khả năng sử dụng vũ lực dạng thấp, phiên bản ngăn chặn đường biển kiểu “người lịch sự” của Putin. Các tàu hải cảnh Trung Quốc, tàu nạo vét công suất lớn, tàu cá có thể tràn đầy vào vùng lãnh thổ tranh chấp, tiến hành bồi đắp đảo nhân tạo mà không khiến cuộc xung đột trở thành một cuộc đụng độ quân sự.
“Nguy cơ này khiến Hải quân Mỹ phải nghiên cứu căng thẳng tìm cách đối phó. Trong thực tế, Bộ tư lệnh Hải quân Mỹ đã và đang nghiên cứu tìm kiếm những phương án đối phó và trong khoảng thời gian tới, Mỹ sẽ đề xuất những ý tưởng quan trọng nhằm ngăn chặn sự gia tăng căng thẳng từ phía Trung Quốc” Tham mưu trưởng lực lượng Hải quân Mỹ, Đô đốc. John Richardson phát biểu trong hội nghị thường niên của CNA.
Trong thời gian hiện tại, những thách thức ngày càng tăng đòi hỏi Hải quân phải có những nỗ lực vượt quá khả năng hiện tại của 308 chiến hạm Mỹ. Nhưng Đô đốc Richardson nhận định rằng những mối đe dọa trong tương lai gần còn nhiều hơn thực trạng hiện nay.
"Đó không chỉ là số lượng các hạm tàu, đó có thể là những gì không phải là hạm đội và hàng loạt những khả năng khác nhau mà Mỹ phải chuẩn bị đối đầu, bằng cách nào Mỹ có thể vượt qua được những thách thức đó" Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ phát biểu trong hội nghị CNA. "Trong thời gian qua Bộ tham mưu Hải quân Mỹ đã nghiên cứu kỹ lưỡng các tình huống có thể xảy ra và đưa ra một số giải pháp nhất định."
Bẻ gãy chiến lược Chống xâm nhập
Những nghiên cứu này, Đô đốc Richardson gọi đó là "dự án mùa hè", hướng tới việc làm thế nào để đánh bại được chiến lược phòng thủ chống xâm nhập/ngăn chặn tiếp cận. Ông nhận định rằng, khi Khi Trung Quốc tuyên bố có thể ngăn chặn xâm nhập vào một khu vực, điều đó không có nghĩa là Bắc Kinh có thể biến lời nói thành hiện thực.
"A2/AD là một tham vọng, nhưng đưa tham vọng đó vào thực tế là một việc khó khăn hơn rất nhiều", Tham mưu trưởng Richardson nhận xét.
Những đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã bồi đắp phi pháp trên Biển Đông – trên phương diện kỹ thuật được coi là "đất khai hoang" và không được luật pháp quốc tế công nhận là lãnh thổ có chủ quyền, sẽ làm phức tạp thêm những tính toán chiến lược A2/AD, đặc biệt là khi Trung Quốc xây dựng căn cứ để triển khai radar tầm xa, tên lửa phòng không, chống hạm và máy bay tấn công. Nhưng những gì PLA xây dựng lên rất dễ dàng bị hủy diệt và điều đó lại khiến Bắc Kinh thêm lo lắng và sợ hãi.
Từ sơ đồ mô phòng các đảo nhân tạo của Trung Quốc, đô đốc Richardson nhận xét, trên các đảo nhân tạo này có thể bố trí các radar tầm xa và các bệ phóng tên lửa phòng không HQ-9. Những gì thấy được là những vòng tròn với bán kính 700 dặm, trong vùng đó là vùng chống xâm nhập/ngăn chặn tiếp cận.
"Trong một môi trường lý tưởng, trên một mặt phẳng lý tưởng, một hệ thống radar lý tưởng có thể phát hiện được mục tiêu nhiều hơn loại radar hiện có sau đó truyền tải thông tin về hệ thống vũ khí, cũng chỉ có thể tấn công mục tiêu trên khoảng cách hơn 100 dặm (160 km).
Nhưng Hải quân Mỹ sẽ không chỉ ngồi như một cái bia tập bắn. Hải quân Mỹ là một lực lượng tác chiến có sức cơ động cao. Sự đáp trả của Mỹ là gây ra rất nhiều trở ngại không thể vượt qua dễ dàng để hình thành hệ thống phòng thủ A2/AD, mỗi bước phát triển của tiến trình xây dưng hệ thống lại có thêm nhiều khó khăn tới mức Bắc Kinh không thể hiện thực hóa được hệ thống.
Mặc dù tổng tham mưu trưởng lực lượng Hải quân Mỹ không đưa ra những ví dụ cần thiết, những giải pháp của Hải quân Mỹ nhằm chống lại sự hình thành A2/AD có thể bao gồm những hoạt động sau:
- Thực hiện các cuộc tấn công mạng nhằm phá hoại hệ thống mạng thông tin chỉ huy, điều hành tác chiến của đối phương hoặc cung cấp thông tin giả nghi binh đánh lừa địch;
- Thực hiện các cuộc tấn công điện tử gây nhiễu chế áp hoặc tạo mục tiêu giả gây rối loạn hoạt động radar đối phương và các đài vô tuyến;
- Tiến hành các tấn công nhằm tiêu diệt các đài radars, hệ thống truyền thông, hệ thống tên lửa;
- Triển khai tuyến phòng thủ tên lửa tên lửa đối phương bằng các vũ khí chính xác siêu hiện đại như tên lửa đánh chặn, đạn siêu tốc, vũ khí laser;
- Tăng cường sử dụng các phương tiện nghi binh điện tử để làm mồi nhử các đòn tấn công, tạo tín hiệu điện tử tàu mục tiêu tương tự như chiến hạm trên thực tế hoặc các mục tiêu giả có tiếng ồn tương tự các tàu ngầm.
Tất cả các phương án chiến thuật này không những cần công nghệ tiên tiến mà còn cần phải thực hành huấn luyện chiến đấu thường xuyên. Đây sẽ là vấn đề lớn đối với một hạm đội phải liên tục tiến hành các hoạt động chiến đấu, mất thời gian bảo trì, bảo dưỡng và tình trạng thiếu tàu để có thể triển khai hoạt động thường xuyên.
Hải quân Mỹ hiếm khi phải triển khai đến hai tàu sân bay trên cùng một vị trí cùng thời gian - nhưng đó chính xác là những hoạt động đấu tranh phức tạp, cần thiết phải thực hành diễn tập chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh lớn.
Theo lời đô đốc Richardson Hải quân Mỹ không thường xuyên tiến hành các hoạt động tác chiến cùng lúc hai cụm tàu sân bay tấn công chủ lực, đến thời điểm hiện cần phải điều chỉnh mô hình sẵn sàng chiến đấu. Đây cũng là một cơ hội tuyệt vời để Hải quân tiến hành những hoạt động diễn tập và huấn luyện chiến đấu ở cấp độ cao, sẵn sàng đối phó với tình huống"
Hải quân và các lực lượng tham gia các hoạt động tác chiến đặc biệt tập trung vào khái niệm chiến tranh "chiến tranh đa miền". Thay vì chỉ đơn giản là một tàu ngầm phóng ngư lôi vào tàu đối phương, tàu ngầm hiện nay có thể phóng tên lửa hành trình tấn công sâu trong nội địa, hoặc trước thời gian tiến hành chiến tranh có thể sử dụng phương tiện không người lái sẵn sàng tiến hành các hoạt động gây nhiễu radar hoặc thậm chí thực hiện các cuộc tấn công trong không gian mạng.
Quân đội Mỹ không quan trọng vấn đề tập trung binh lực số lượng lớn trên không, trên biển, dưới biển. Hệ thống tác chiến nhất thể hóa có thể được triển khai từ đáy biển đến tận tầng không gian và tích hợp các hệ thống dự liệu thông tin chiến thuật của các miền tác chiến.
Phương pháp tiếp cận Trung Quốc
Song song với việc tìm ra những phương thức mới để tiến hành các cuộc chiến và để ngăn chặn sự phát triển của đối phương, Hải quân Mỹ đang tìm kiếm một phương thức tiếp cận với Trung Quốc.
Richardson cho biết ông đang chuẩn bị đến Trung Quốc vào tháng tới để gặp gỡ người đồng cấp PLA. Tướng Mỹ có dự kiến sẽ đàm phán mở rộng thỏa thuận các quy tắc ứng xử trên biển trong các cuộc gặp không chủ ý, đã được phê chuẩn của hải quân hai nước – còn được gọi tắt là CUES - đến lực lượng hải cảnh Trung Quốc, được coi là lực lượng cứng rắn và hiếu chiến nhất. Đồng thời ông có nhiệm vụ nhắc lại lời mời Trung Quốc tham gia RIMPAC, cuộc diễn tập quân sự quốc tế hàng năm quy mô lớn ở Hawaii.
Khi đô đốc Richardson tới thăm tàu sân bay John C. Stennis (CVN 74) trong lúc chiến hạm này hải hành trên Biển Đông. Từ đây có thể quan sát được các chiến hạm của PLA. Các hoạt động tương tác giữa cụm tàu sân bay tấn công chủ lực Mỹ và chiến hạm Trung Quốc được đô đốc Richardson nhận định là rất “thường xuyên”.
Theo cố vấn cao cấp CNA Cronin, có những hy vọng sau phán quyết theo UNCLOS của Tòa án Trọng tài quốc tế, các bên tranh chấp ít nhất có thể kiểm soát được căng thẳng. Trung Quốc chắc chắn có thể leo thang tình hình biển Đông nếu mong muốn, nhưng gần đây người Trung Quốc đang nỗ lực giảm căng thẳng ngay cả khi Bắc Kinh nỗ lực mở rộng vùng ảnh hưởng. "Nói cách khác, khó có khả năng xảy ra xung đột vũ trang nhưng cũng hoàn toàn không có hy vọng nào về về việc Bắc Kinh sẽ phục tùng quyết định của Tòa án Trọng tài thường trực của Liên Hợp Quốc.
Gregory Poling, chuyên gia thuộc Trung tâm chiến lược và an ninh quốc tế nhận định: Phán quyết của Tòa án sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Phán quyết của tòa án sẽ làm gia tăng áp lực lên Bắc Kinh, sẽ là công cụ then chốt xác định ranh giới các cuộc đàm phán trong tương lai. Nhưng phán quyết này không thể giải quyết các tranh chấp của các quốc gia trên biển Đông.
Học giả Bonnie Glaser thuộc CSIS (Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế) cho rằng, phán quyết của tòa án Liên Hiệp Quốc có khả năng làm gia tăng căng thẳng ít nhất là trong thời gian ngắn. Do Trung Quốc công khai tuyên bố bác bỏ phán quyết, nhiều nước trên thế giới đã lựa chọn phương án hợp tác với Mỹ tìm cách tập hợp các quốc gia ủng hộ luật pháp quốc tế và các quy tắc ứng xử dựa trên Luật pháp quốc tế -. Có nghĩa là chống lại những tuyên bố của Trung Quốc về vụ kiện của Philipines năm 2013."
Thời gian sắp tới, dù kết quả của phán quyết có như thế nào, Trung Quốc sẽ tiến hành các động thái leo thang mới trừng phạt Manila và đưa ra tín hiệu rõ ràng Bắc Kinh sẽ không ràng buộc bởi phán quyết của tòa án. Trung Quốc có thể thiết lập đường cơ sở (đối với yêu sách lãnh thổ) trong quần đảo Trường Sa, bước đầu tiên chuẩn bị cho công bố lập vùng nhận dạng phòng không ADIZ Biển Đông (Identification Zone Air Defense)."
Nhưng các hoạt động này sẽ không có hậu quả lớn dẫn đến xung đột vũ trang do nhiều quốc gia và đồng minh với Mỹ sẽ lên tiếng ủng hộ Manila và phán quyết của Tòa án Liên Hiệp Quốc, yêu cầu Trung Quốc tuân thủ. Vấn đề là các quốc gia đồng minh và đối tác của Mỹ, Philipines.
Vấn đề đặt ra là các quốc gia này, trong đó có các quốc gia thuộc ASEAN có thể duy trì được sự ủng hộ luật pháp quốc tế, Mỹ và đồng minh bao lâu "khi phải đối mặt với áp lực ngoại giao và kinh tế của Trung Quốc. Tranh chấp trên biển Đông sẽ tiếp tục kéo dài, vấn đề đặt ra với chính quyền Mỹ sau bầu cử và các đồng minh, đối tác phải kiểm soát được căng thẳng và nguy cơ xung đột vũ trang.
Hình thành một mặt trận đấu tranh chính trị do Mỹ dẫn đầu ủng hộ và tuân thủ phán quyết Tòa án quốc tế. Đây cũng là một khó khăn không thể vượt qua với Trung Quốc trong kế hoạch kiểm soát biển Đông, góp phần ngăn chặn chiến lược chống tiếp cận của Bắc Kinh.
TTB