Mỹ đã ‘xuất khẩu’ lạm phát thành công như thế nào?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Việc ‘bơm tiền’ của Fed chỉ làm lợi cho người dân Mỹ và doanh nghiệp Mỹ, các quốc gia còn lại hầu như chẳng được hưởng lợi gì từ việc Fed ‘bơm tiền’, lại phải gánh chịu chung lạm phát với Mỹ.

Cuộc họp chính sách tiền tệ định kỳ kéo dài 2 ngày của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đang trở thành tâm điểm bàn luận của giới đầu tư tài chính ở Mỹ nói riêng và toàn cầu nói chung.

Đây là cuộc họp mà giới phân tích dự báo gần như chắc chắn Fed sẽ tiếp tục nâng lãi suất thêm 0,5 điểm phần trăm để chống lại lạm phát. Song, không chỉ ở Mỹ, lạm phát giờ đang là nỗi lo của toàn thế giới.

Mỹ đã ‘xuất khẩu’ lạm phát thành công như thế nào?

Khi đại dịch Covid-19 bùng phát, Fed đã tung ra gói nới lỏng định lượng (QE) chưa từng có tiền lệ, mua lại tất cả các loại trái phiếu, thậm chỉ cả ‘trái phiếu rác’ (junk bonds).

Một lượng lớn USD theo đó cũng được đẩy vào nền kinh tế. Chỉ riêng trong năm 2020, số lượng tiền giấy USD được in thêm chiếm đến gần 20% tổng lượng USD trên toàn thế giới.

Lưu ý rằng, tất cả các loại hàng hoá phổ biến trên thế giới (dầu mỏ, sắt, thép, cao su, cafe...) đều được niêm yết bằng đồng USD. Vậy nên, khi USD được bơm ồ ạt, giá các loại hàng hóa này đều tăng phi mã so với USD, rất nhiều mặt hàng tăng giá hơn gấp đôi chỉ sau 1 năm.

Nhưng chúng lại là nguyên liệu đầu vào của tất cả các nước trên thế giới. Và khi mà nguyên liệu đầu vào tăng giá thì chẳng có gì cản nổi giá thành của các sản phẩm cũng tăng theo.

Hệ quả là, trong khi việc ‘bơm tiền’ của Fed chỉ làm lợi cho người dân Mỹ và doanh nghiệp Mỹ, các quốc gia còn lại hầu như chẳng được hưởng lợi gì từ việc Fed ‘bơm tiền’, lại phải gánh chịu chung lạm phát với Mỹ.

Chỉ số USD Index cao nhất trong vòng 18 năm qua (Nguồn: Tradingview)

Chỉ số USD Index cao nhất trong vòng 18 năm qua (Nguồn: Tradingview)

Mỹ ‘bơm tiền’ thì đồng USD phải trượt giá so với các đồng tiền khác mới đúng chứ (?!).

Đúng là trong quá trình Fed đẩy mạnh gói QE, đồng USD có ghi nhận sự trượt giá so với các đồng tiền khác trong các năm 2020 và 2021. Nhưng với công cụ theo dõi và trừng phạt các nước với quân bài ‘thao túng tỷ giá’ của Mỹ thì sự trượt giá của đồng USD dường như vẫn trong tầm kiểm soát.

Sang năm 2022, khi cuộc xung đột Nga – Ukraine nổ ra, tiền của thế giới buộc phải tìm nơi trú ẩn và điểm đến lại là nước Mỹ, nơi được xem là an toàn nhất thế giới nếu chiến tranh có xảy ra trên diện rộng, và thế là đồng USD lại tăng lên đầy mạnh mẽ sau 2 năm sụt giảm.

Vậy là với một loạt các nước đi khéo léo của mình, nước Mỹ bơm tiền nhưng lại không phải chịu lạm phát một mình. Còn đồng USD không những không trượt giá mà lại còn tăng giá để lên mức cao nhất trong vòng 18 năm trở lại đây.

Một ‘ván cờ’ quá hay và xuất sắc của Fed và chính phủ Mỹ./.

(*) Chuyên gia tài chính tại Singapore