Mỹ chi 1.200 tỷ USD mài sắc “bộ ba hạt nhân“

VietTimes -- Theo Defense News, Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ công bố một bản danh sách, Mỹ sẽ cần đến 1.200 tỷ USD kể từ năm 2017 đến năm 2046. trong đó, 800 tỷ USD để vận hành và duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu, 400 tỷ để hiện đại hóa các lực lượng hiện có. 
Phóng tên lửa đạn đạo Mỹ - ảnh minh họa DefenseNews

Những các hệ thống trong bộ ba vũ khí chiến lược “răn đe hạt nhân” sẽ được nâng cấp và hiện đại hóa là đóng những tàu ngầm mới thay thế cho tàu ngầm hạt nhân lớp; Phát triển máy bay ném bom tàng hình thế hệ mới B-21 của Không quân Mỹ, yêu cầu thiết kế một máy bay ném bom chiến lược có khả năng tấn công bằng vũ khí thông thường và vũ khí hạt nhân; Phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Minuteman III và tên lửa hành trình chiến lược mang đầu đạn hạt nhân mới LRSO (Long-Range Stand-Off).

Hiện nay, Cơ quan An ninh hạt nhân Quốc gia, một nhóm chuyên gia bán độc lập thuộc Bộ Năng lượng, đang sử dụng một khoản ngân sách đáng kể thực hiện chương hiện đại hóa các đầu đạn hạt nhân khác nhau, trang bị cho hệ thống các phương tiện mang khác nhau của Lầu Năm Góc. Lầu Năm Góc cũng đang có chương trình đầu tư vào hiện đại hóa cơ cấu tổ chức chỉ huy và kiểm soát, cần thiết cho việc nâng cao năng lực tác chiến của bộ ba “răn đe hạt nhân”.

Phân bổ các khoản chi ngân sách cho việc duy trì và hiện đại hóa hệ thống vũ khí hạt nhân chiến lược trong 30 tới được tính như sau:

25 tỷ USD cho công tác bảo đảm hoạt động, duy trì và hiện đại hóa các hệ thống phương tiện mang hạt nhân chiến thuật, đó là các máy bay chiến đấu có khả năng mang vũ khí hạt nhân tầm gần và những vũ khí được trang bị.

445 tỷ USD cho tổ hợp các phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất đảm bảo cho khả năng sẵn sàng chiến đấu của vũ khí hạt nhân, hệ thống chỉ huy, điều hành tác chiến, hệ thống truyền thông hệ thống cảnh báo sớm, cho phép các lực lượng hạt nhân luôn duy trì trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao và đảm bảo an toàn cho các lực lượng hạt nhân".

772 tỷ USD cho đảm bảo "duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu, thường xuyên hiện đại hóa các hệ thống mang - phóng và vũ khí hạt nhân chiến lược, đó là các máy bay ném bom chiến lược tầm xa, tên lửa đạn đạo, hành trình và tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân; các loại đầu đạn hạt nhân mà các phương tiện mang được trang bị; duy trì và hiện đại hóa trạm nguồn - lò phản ứng hạt nhân cho các tàu ngầm".

Trong lĩnh vực vũ khí đặc thù, CBO ước tính 313 tỷ USD dành chi cho tàu ngầm năng lượng hạt nhân, 149 tỷ USD cho tên lửa đạn đạo liên lục địa ICBM, 266 tỷ USD được dành cho máy bay ném bom chiến lược và 44 tỷ USD cho các hệ thống phụ trợ khác. Theo CBO, Bộ quốc phòng Mỹ sẽ được chi phí khoản ngân sách 890 tỷ USD và 352 tỷ USD dành cho cho Bộ Năng lượng.

Đây là tầm nhìn chi phí ngân sách 30 năm đầu tiên cho lực lượng hạt nhân chiến lược trong khoảng thời gian 3 năm nghiên cứu,nhận xét và đánh giá. Tháng 02.2017, Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) công bố gói dự toán ngân sách 10 năm cho việc duy trì và nâng cấp kho vũ khí hạt nhân có trị giá 400 tỷ USD kể từ năm 2017 đến năm 2026.

Trong bản báo cáo, Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ đưa ra kết luận, việc nâng cấp và duy tu bảo dưỡng, sửa chữa các hệ thống hiện tại mà không cần hiện đại hoá chúng sẽ làm giảm chi phí dự tính trong vòng 30 năm xuống khoảng 50%. Nhưng Lầu Năm Góc kiên quyết bác bỏ một ý tưởng như vậy, khẳng định hệ thống vũ khí hạt nhân chiến lược này đang lão hóa và sẽ không có khả năng răn đe hiệu quả trong hai thập kỷ tới.

Một vấn đề lớn đang hiển diện trong bản báo cáo của CBO là liệu chính quyền tổng thống Donald Trump sẽ thay đổi chính sách phát triển vũ khí hạt nhân của Mỹ đến thời điểm này, dựa trên kết quả của công tác Đánh giá hiện trạng hệ thống hạt nhân, hiện đang được Nhà trằng tiến hành.

Nếu chính quyền ông Trumo quyết định phát triển các công nghệ mang tính chiến lược mới hoặc tập trung phát triển một phương tiện mang chiến lược thay thế cho bộ ba “răn đe hạt nhân”, quyết định này có thể làm thay đổi khoản ngân sách dành cho các lực lượng vũ khí hạt nhân chiến lược thay đổi.

Mặc dù khoản ngân sách dự toán thực sự rất lớn, nhưng con số 1.200 tỷ USD chỉ chiếm 6% tổng chi phí ước tính dành cho quốc phòng trong giai đoạn 30 năm tới, điều đó cho thấy việc hiện đại hóa lực lượng hạt nhân chiến lược là điều cần thiết và thực sự hiệu quả.

Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ cho biết: "Trên cơ sở điều chỉnh ngân sách hàng năm dựa trên thực trạng vũ khí trang bị, tỷ lệ này sẽ thay đổi đáng kể, tăng từ 5,5% trong năm 2017 lên khoảng 8% vào cuối những năm 2020 đến đầu những năm 2030, giảm xuống khoảng 4,5% trong những năm 2040".

Khoản ngân sách không rõ ràng hiện đang là một thách thức lớn với Lực lượng Không quân Mỹ, chịu trách nhiệm phát triển hệ thống chỉ huy, kiểm soát và điều hành tác chiến, các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa ICBM, tên lửa đạn đạo tầm gần và tên lửa hành trình tầm xa mang đầu đạn hạt nhân.

Dự toán ngân sách cho lĩnh vực vũ khí chiến lược tăng lên cùng với chi phí đắt đỏ dành cho sự phát triển máy bay F-35 Joint Strike Fighter và KC-46A đã khiến lực lượng Không quân Mỹ phải chịu nhiều chỉ trích về những khoản chi không hiệu quả và đối mặt với nguy cơ cắt giảm ngân sách trên các lĩnh vực khác. 

Bình luận của defensenews về báo cáo của Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ về ngân sách dành cho lực lượng vũ khí hạt nhân Mỹ - video Newsy
TTB