1. Tên lửa: Do không bị hạn chế bởi Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới của Mỹ - Nga, hiện tại, Trung Quốc đã sở hữu kho vũ khí tên lửa lớn nhất và phong phú nhất thế giới – từ tên lửa chiến thuật tầm ngắn đến tên lửa liên lục địa đều có.
Trong đó bao gồm tên lửa đạn đạo chống hạm có thể tấn công mẫu hạm của Mỹ, thay đổi quy tắc trò chơi, rồi cả tên lửa siêu thanh – vốn là một phần trong chiến lược thúc đẩy phát triển vũ khí của Trung Quốc nhằm đánh bại Mỹ trong lĩnh vực đầu đạn hạt nhân. Mọi mục tiêu từ Tây Thái Bình Dương tới Tulsa (thành phố Đông Bắc thuộc tiểu Oklahoma của Mỹ) đều nằm dưới mối đe dọa của tên lửa Trung Quốc.
2. Thủy lôi: Trung Quốc sở hữu một trong những kho thủy lôi có quy mô lớn nhất thế giới hiện nay, bao gồm hơn 30 loại thủy lôi tiếp xúc, từ tính, cảm âm, điều khiển từ xa, thủy áp... Thời gian dùng vũ lực để thu hồi Đài Loan, những thủy lôi này đều phát huy tác dụng có hiệu quả. Trung Quốc còn có thể lội dụng những thủy lôi này để tăng cường khả năng kiểm soát những hòn đảo có tranh cãi trên biển Hoa Đông và biển Đông.
3. Tàu ngầm: Trung Quốc sở hữu hạm đội tàu ngầm sử dụng động cơ diesel thường quy có tốc độ tăng trưởng lớn nhất thế giới. Thông qua việc áp dụng “công nghệ đẩy không phụ thuộc vào không khí”, những vũ khí tấn công này có thể âm thầm mai phụ ở phía dưới tàu khu trục của Nhật Bản, mẫu hạm Mỹ hay tàu ngầm của Việt Nam. Khi cần, chúng có thể nhanh chóng triển khai chiến dịch tấn công.
4. Tàu hai thân tàng hình: Tàu cao tốc tàng hình lớp 022 của Trung Quốc có thể là vũ khí chống tiếp cận với thể tích nhỏ nhất. Tuy nhiên, 100 chiếc tàu tên lửa hai thân với tốc độ 74 km/h kiểu này có thể phát động cuộc tấn công đối với các đội tàu mẫu hạm của Mỹ, phối hợp với tên lửa đạn đạo chống hạm, ngư lôi để tấn công tàu ngầm. Điều này giống như câu danh ngôn: Số lượng là một loại sức mạnh.
5. Máy bay chiến đấu thế hệ 5: Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 của Trung Quốc có nhiều điểm tương tự với máy bay chiến đấu F-22 và F-35 của Mỹ, trong khi máy bay chiến đấu tàng hình Shenyang J-31 của Trung Quốc lại tạo cho người ta cảm giác đó là loại máy bay chiến đấu F-35, cất có thể thiết kế sử dụng cho mẫu hạm.
Cùng với việc Mỹ dừng sản xuất máy bay chiến đấu F-22 và hạn chế chi ngân sách cho hoạt động sản xuất máy bay F-35, trong tương lai, Trung Quốc đều có thể đánh thắng ở các hoạt động tác chiến trên không ở bất cứ khu vực nào tại châu Á, nguyên nhân quan trọng nhất là các nhà máy của Trung Quốc có thể sản xuất ra nhiều máy bay chiến đấu hơn Mỹ.
6. Tàu sân bay: Trong thời điểm các xưởng đóng tàu của Mỹ không ngừng bị thu hẹp thì các xưởng đóng tàu tại Trung Quốc lại ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ, có thể sản xuất ra các loại tàu chiến đáp ứng nhu cầu về lực lượng trên toàn cầu, bao gồm một số mẫu hạm mới.
Mặc dù hiện tại mẫu hạm Liêu Ninh của Trung Quốc chỉ là mẫu hạm huấn luyện loại nhỏ, gần như không thể tạo thành mối đe dọa với quân đội Mỹ, tuy nhiên việc mẫu hạm này xuất hiện ở biển Đông và các vùng biển khác, cũng khiến cho các nước như Nhật Bản, Philippines cảm thấy rất áp lực.
7. Vũ khí chống vệ tinh: Trung Quốc tiếp tục phát triển vũ khí chống vệ tinh “sát thương cứng” và “sát thương mềm”, loại vũ khí này có thể phá hủy hoặc đánh mù nhiều hệ thống mạnh mà mấy chục năm qua lực lượng quân sự Mỹ lệ thuộc vào để giữ thế mạnh trên toàn cầu. Khi Trung Quốc bắn rơi hoặc làm tê liệt một vệ tinh quân sự của Mỹ, rất có thể Washiton sẽ cho rằng Trung Quốc đang chuẩn bị phát động một đợt tấn công hạt nhân. Trong tình huống này, một tổng thống Mỹ có thể sẽ chỉ lựa chọn phương án ra tay trước đối thủ. Và điều này có thể sẽ dẫn đến ngày tận thế của thế giới.
Xuất phát từ những nhân tố này, ứng cử viên tổng thống Mỹ - và tất cả người nộp thuế cũng như cử tri Mỹ - buộc phải hiểu rõ hơn về quy mô cũng như chủng loại trong kho vũ khí của Trung Quốc, đồng thời phải ý thức được mối đe dọa từ hệ thống vũ khí này.