Mục tiêu thật sự: Cạnh tranh cùng IMF

VietTimes - Nước Nga chưa kịp yêu cầu, Trung Quốc đã sẵn sàng để giúp đỡ, không phải trên các phương tiện truyền thông hoặc trên mặt trận chính trị tại UN mà là trong lĩnh vực tài chính tiền tệ.
Mục tiêu thật sự: Cạnh tranh cùng IMF

Ngày 22.12 Ngoại trưởng Vương Nghị đã tuyên bố, Trung Quốc sẵn sàng hỗ trợ nước Nga trong khủng hoảng tiền tệ nếu như nước Nga cần đến, và họ thực tế đã triển khai sứ mệnh này. 

Quan hệ truyền thống hữu nghị và những giá trị tinh thần chung hoàn toàn không có ý nghĩa thực tiễn. Bắc Kinh, với lượng dự trữ ngoại hối khổng lồ đang nhằm đến một vị thế quan trọng. Vị thế của một quỹ tài chính tiền tệ ngang tầm IMF, để có thể chủ động đầu tư cho những nước đang có nhu cầu khẩn cấp nhằm bình ổn thị trường tai chính và đánh chiếm nguồn lực của các quốc gia này. Sự sẵn sàng của Bắc Kinh trong lĩnh vực hỗ trợ tiền Rúp đã minh chứng cho tham vọng có được một vị thế quan trọng trên thị trường tiền tệ thế giới.

Bắc Kinh nỗ lực đóng một vai trò quan trọng tương xứng với sức nặng của nền kinh tế Trung Quốc không chỉ trong lĩnh vực kinh tế thuần túy mà trong cả không gian chính trị và tài chính quốc tế. Một trong những sáng kiến cấp thời nhất là mở rộng chương trình hoán đối tiền tệ với nước Nga, số lượng dự kiến khoảng 24 tỷ đô la Mỹ. Thiên triều muốn có trọng lượng đáng kể trong những quyết định quan trọng của IMF, nhưng cho đến nay, tất cả các yêu cầu, đề xuất của Trung Quốc và các nước phát triển khác về việc cải tổ lại cơ cấu tổ chức của cơ quan tài chính thế giới này với mong muốn xác định quyền biểu quyết có lợi cho các nền kinh tế đang lên không đem lại một kết quả nào đáng kể, tổ chức IMF hoàn toàn nằm dưới quyền điều khiển của Cục dữ trữ Liên bang Mỹ và các câu lạc bộ tài phiệt khác. Không có gì đáng ngạc nhiên khi Bắc Kinh muốn tạo ra một bộ máy tài chính nhằm thay thế IMF trên thị trường thế giới.

Điểm đặc trưng trong sự phát triển kinh tế Thiên triều là học lại và phát triển những bài học của các quốc gia thành công. Mô hình kinh tế hiện nay của Trung Quốc hoàn toàn không có gì sáng tạo, nó là bản sao phát triển của nền kinh tế Nhật Bản, đã từng làm mưa làm gió trên thị trường thế giới những năm 70 – x. Với một nền văn hóa nghìn năm sâu sắc, Trung Quốc dễ dàng nhận thấy, sức mạnh của siêu cường duy nhất trên thế giới không nằm ở công nghệ hay quân sự, mà năm thực tế ở hệ thống tài chính, tiền tệ đơn cực thế giới, hình thành vào cuối thế kỷ 19 và phát huy sức mạnh từ những năm 30 – x thế kỷ 20, được điều hành bởi các tài phiệt có khả năng khuỳnh đảo thế giới. Tự tin vào nền văn minh và sức mạnh của thiên triều, Bắc Kinh đang đặt cho mình tham vọng dành lại phân nửa không gian tài chính và trở thành đối trọng chia xẻ thế giới tiến tệ. Đây mới thực sự là sức mạnh thống trị toàn bộ hệ thống kinh tế chính trị toàn cầu, can thiệp trực tiếp vào nội bộ của các quốc gia chủ quyền và đốt lên mọi lò lửa chiến tranh trên khắp các lục địa.

Trung Quốc đã ký một thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với Argentina trong 3 năm trên tổng số tiền nội tệ tương đương với giá trị cực đại lên đến 11 tỷ đô la, trong tháng 12 đã hoán đổi một lượng nhân dân tệ tương đương với 1 tỷ đô la Mỹ. Ngay sau khi ký hợp đồng thỏa thuận vào tháng 10Buenos Aires đã nhận được một gói tài chính bằng nhân dân tệ tương đương với 2,3 tỷ đô la Mỹ. Nhờ có gói hỗ trợ tài chính này mà dự trữ ngoại hối của Argentina cao nhất tính từ thời điểm đất nước phá sản vào năm 2001. Tháng 11 vừa qua Trung Quốc hoán đổi một gói tài chính tương đương 4 tỷ đô la cho Venezuela mà dự trữ ngoại hối của nước này chỉ đủ cho 2 năm trả lãi nợ nước ngoài.

Hiện thực hóa các gói tín dụng hỗ trợ nước ngoài, chủ tịch Tập Cận Bình và thủ tướng Lý Khắc Cường không chỉ tăng cường ảnh hưởng của Trung Quốc trong lĩnh vực kinh tế và tài chính thế giới mà còn tấn công vào lãnh địa theo hình thái chung thuộc về IMF. Trung Quốc nỗ lực đóng vai người cứu hộ cho các quốc gia rơi vào tình trạng nguy khốn về tài chính. Con nợ lớn đầu tiên của Quỹ tài chính Trung Quốc là Velezuela, năm 2007 đã nhận một khoản vay bằng nhân dân tệ có trị giá 47 tỷ đô la. Trung Quốc có lượng dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới, với tổng số là 3,89nghìn tỷ đô la và vẫn đang nỗ lực lấp đầy cái thùng ngân sách không đáy của minh, điều này gây khó chịu nặng nề với các nhà tài phiệt Mỹ, đóng vai trò quan trọng trong IMF.

Một trong những khác biệt quan trọng giữa các khoản vay của Trung Quốc và IMF đó là sự dễ dàng.  IMF khi giải ngân các khoản vay tín dụng thường đòi hỏi đối ứng là việc tiến hành những chương trình thắt lưng buộc bụng nhằm ổn định nền kinh tế và tài chính. Trung Quốc thì dễ dàng hài lòng với những nguồn lực thực có của các quốc gia con nợ và không đặt ra bất cứ một điều kiện bắt buộc nào. Không khó để thấy rằng, sự tiếp cận linh động mềm dẻo của Trung Quốc có hiệu quả cao hơn rất nhiều ở các nước thuộc thế giới thứ 3 nếu so sánh với những yêu cầu cứng rắn của Quỹ tiền tệ quốc tế.

Các nhà phân tích cho rằng, hành động bất giờ hỗ trợ đồng Rúp ở một cấp độ nào đó được khẳng định bằng tuyên bố của bộ trưởng bộ Thương mại Trung Quốc Cao Hổ Thành, ông cho rằng việc mở rộng các chương trình hoán đối đồng rúp và nhân dân tệ giữa hai nước sẽ giúp cho Nga thoạt khỏi cuộc khủng hoảng. Nhạy cảm hơn, ngoại trưởng Vương Nghị khẳng định sẽ giúp Moscow nhưng cho rằng nước Nga có đủ cơ sở vật chất và nguồn lực để thoát khỏi cuộc khủng hoảng. Bắc Kinh và Moscow đã ký hiệp định 3 năm thỏa thuận hoán đổi rúp – nhân dân tệ trong giới hạn 150 tỷ tệ ( tương đương 24 tỷ đô la).

Moscow khẳng định không hề tiến hành bất cứ một cuộc thảo luận nào với Bắc Kinh về giúp đỡ tài chính, người Nga hiểu rất rõ cái giá phải trả. Tuy nhiên, sự sẵn sàng của Trung Quốc cũng giúp cho các nhà đầu tư có lại được lòng tin vào thị trường Nga. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (People’s Bank of China) tại thời điểm hiện nay có được thỏa thuận hoán đổi ngoại tệ với các ngân hàng trung ương của 28 nước, bao gồm cả Anh và Úc. Thực tế này cùng với những vấn đề khác đã làm cho đồng nhân dân tệ có xu hướng trở thành đồng tiền thay thế đô la trong các giao dịch thương mại thế giới và trao đổi tài chính.

Tiến trình quốc tế hóa đồng nhân dân tệ bắt đầu từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, khi các chính trị gia Trung Quốc hiểu được, số phận nền kinh tế Trung Quốc đã bị buộc chặt vào nền kinh tế Mỹ không thể tách rời. Năm trước, phó thủ tướng và hiện nay là người thân cận của ông Tập trong Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị đảng cộng sản Trung Quốc-  người đứng đầu của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Vương Kỳ Sơn từ năm 2009 đã nỗ lực thúc đẩy đầu tư đồng nhân dân tệ trên toàn cầu. Đây là sứ mạnh thật sự cần thiết nhằm giảm bớt sự lệ thuộc vào Mỹ trong lĩnh vực tài chính cũng như ảnh hưởng của Washington lên chính sách tiền tệ của Bắc Kinh. Tháng qua tháng Trung Quốc càng lúc càng tăng các hoạt động trao đổi tài chính, thương mại bằng đồng nhân dân tệ.  Do các khoản tài chính không cần phải quy đổi sang bằng giá trị đồng đô la, chúng có thể được đầu tư thẳng vào nền kinh tế Trung Quốc, mang lại lợi nhuận cho Trung Quốc mà không phải là Mỹ. Đồng nhân dân tệ dưới sự thúc đẩy của chính quyền Bắc Kinh, nhanh chóng phát triển trên trường thế giới. Vào tháng 10, theo thông tin của công ty tài chính Standard Chartered, hơn 22% giao dịch thương mại của Trung Quốc được tiến hành bằng đồng Nhân dân tệ.

Theo dữ liệu của hệ thống truyển tải thông tin và thanh khoản Swift, đồng nhân dân tệ hiện nay đang là đồng tiền đứng thứ bảy trong số các loại tiền được sử dụng để thanh khoản trên thế giới. Các nhà đầu tư càng ngày càng quan tâm hơn đến đồng nhân dân tệ. Sự phổ biến đồng tiền Trung Quốc ngày cả mở rộng hơn khi xuất hiện vào tháng 11 cơ chế thanh khoản Shanghai-Hong Kong Stock Connect, liên kết hai sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải, Hồng Công.

Đồng nhân dân tệ cũng được bắt đầu được các nước phương Tây công nhận. Ví dụ như Anh, tiểu bang New South Wales Úc  và  tỉnh British Columbia của Canada trong năm đã phát hành trái phiếu bằng Nhân dân tệ. Bộ trưởng bộ tài chính British Columbia Michael de Jong cho rằng, xác định các khoản nợ bằng nhân dân tệ phục vụ nhiều mục đích khác nhau, trong đó có mục đích thắt chặt mỗi quan hệ Canada – Trung Quốc. Tờ Financial Times trích tuyên bố của ông de Jong: “ Tôi cho rằng quốc tế hóa nhân dân tệ là điều không thể tránh khỏi – vấn đề ở chỗ không phải điều đó có xảy ra hay không mà là bao giờ thì điều đó xảy ra”. Hiện nay, đồng nhân dân tệ đang được người Trung Quốc thúc đẩy mạnh mẽ, đây rõ ràng là “bao giờ điều đó xảy ra”, giá dầu hạ và sự tụt dốc đồng Rúp của một cương quốc đang là cơ hội bằng vàng đối với tiền tệ Trung Quốc để phát triển đỉnh cao trên thị trường. Bước tiếp theo của chiến dịch sẽ nhằm vào vấn đề gì để thúc đẩy sự phát triển nhân dân tệ. Con rồng nhân dân tệ đang bay lên và nguy cơ chiến tranh xung đột cũng ngày càng tăng cao. Nạn nhân cuộc chiến tiền tệ sẽ là ai? Câu hỏi có thể được giải đáp vào năm 2015.

Trịnh Thái Bằng