|
Mua-bán cầu thủ kể cả Tây hay Ta luôn là một đề tài nhạy cảm và bí mật. Ảnh VietTimes. |
Nhìn việc cơ quan điều tra xem xét và điều tra các vụ câu kết, gian lận, thông đồng, nâng khống giá trị gói thầu mua sắm hệ thống Realtime PCR tự động - xét nghiệm COVID-19, không ít người cho rằng thị trường mua bán cầu thủ cũng phức tạp không kém.
Thực thực, hư hư
Nếu như trong ngành Y, mọi việc diễn ra âm thầm, bí mật, phải khó khăn lắm mới diễn ra thì việc mua bán cầu thủ lại luôn luôn diễn ra theo kiểu hư hư, thực thực như một mê hồn trận mà giá cả thực chỉ gói gọn trong 2-3 người biết.
Nhiều cầu thủ, tiền vào túi mình cũng chỉ 60-70% giá báo chí đăng, nó rơi rụng khá nhiều trong quá trình đàm phán, qua bao nhiêu nấc cò thì có bấy nhiêu lần cắt phế. Nên gần đây mới có chuyện bầu Đức, nơi sở hữu Công Phượng và cả TP.HCM, nơi Phượng đang thi đấu “trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã tường”, dư luận đồn thổi bầu Thắng sẽ rút hầu bao 15 tỷ đồng mua đứt tiền đạo này.
|
Không có chuyện CLB TP.HCM hỏi muốn mua Công Phượng với giá 15 tỷ như thông tin đồn thổi trong mấy ngày qua”, bầu Thắng khẳng định. Ảnh CLB
|
“Không có chuyện CLB TP.HCM hỏi muốn mua Công Phượng với giá 15 tỷ như thông tin đồn thổi trong mấy ngày qua”, bầu Thắng khẳng định. Chân sút quê Đô Lương hiện đang thi đấu cho CLB TP.HCM theo dạng cho mượn tới hết tháng 6. Do tình hình dịch Covid-19 nên TP.HCM cũng chưa biết được thời điểm kết thúc mùa giải, nên việc đàm phán để mượn anh trọn vẹn mùa giải 2020 còn chưa tiến hành. Không có chuyện báo chí rảnh rỗi để đưa ra con số 15- 20 tỷ đồng, nhưng đưa ra để làm gì thì chỉ có chính người viết mới biết. Một con số mà người ta thừa sức mang về sân Thống Nhất những ngoại binh mà trình độ không kém, còn thể hình, thể lực thì không cần bàn.
Nhưng chuyện truyền thông “làm giá” các ngôi sao bóng đá là có thật. Kèm theo là những đồn thổi đội A, đội B đang săn đuổi ngôi sao này với những mức lượng hậu đãi XYZ, khiến cho thị trường nóng lên. Không phải ở Việt Nam mà ngay cả châu Âu, “dìm hoặc thổi giá cầu thủ” là một nghề, với khá nhiều chiêu trò ranh mãnh.
CV9- người tạo sóng
Thị trường cầu thủ Việt, vốn không có giá chung, việc mua hay bán nằm trong tay một số người nên càng khó biết được sự thật. Nên mới có chuyện năm 2008, bầu Hiển cho người vào Vinh đàm phán sẵn sàng đặt 1 triệu USD để có được chữ ký của Công Vinh.
Không có tham vọng, lực lượng chỉ đủ đứng thứ 9, nên chỉ 1 năm sau, SLNA đã phải bán Công Vinh với cái giá 8 tỷ đồng, vòng vèo 1 chút nhưng bầu Hiển đỡ tốn hơn 2/3 chi phí so với năm 2008. Đến nay, SLNA dù mang tiếng là “con nhà nghèo” nhưng kiểu họ ném tiền qua cửa sổ như vậy không chỉ với “thương vụ” Công Vinh. Còn bầu Hiển cho thấy ông bầu ngân hàng này có khá nhiều chiêu trò, ngay từ ngày đầu đến với sân cỏ, khẳng định “khi ta cần là có, khi ta muốn là được”.
|
Bầu Hiển, ngay từ ngày đầu đến với sân cỏ, khẳng định “khi ta cần là có, khi ta muốn là được”. Ảnh CLB
|
Vẫn là câu chuyên của Công Vinh, 4 năm sau khi thi đấu trên đất khách quê người, CV9 về lại sân Vinh. Tháng 7 năm 2013, Công Vinh được CLB hàng nhì Nhật Ban Consadole Sapporo mượn 5 tháng. Sau một mùa giải tương đối thành công trong màu áo Consadole Sapporo (có 4 bàn thắng, 2 kiến tạo sau 11 trận trên mọi đấu trường), đội bóng của Hokkaido ngỏ ý ký một bản hợp đồng 2 năm với Công Vinh với 240.000 USD (5 tỷ đồng) phí phá vỡ hợp đồng.
Khá lạ là SLNA đã không bán Công Vinh dù tiền đạo của đội tuyển này không nằm trong chiến lược của đội bóng. Anh kết thúc mùa giải này với 9 bàn thắng sau 21 trận ở V-League 2014 nhưng vẫn phải nói lời chia tay sân Vinh, dù đã chấp nhận “tự giảm giá” và cho đội bóng nợ tiền lót tay.
Trước khi đến B.Bình Dương, để tránh mang tiếng ra đi vì đồng tiền, cầu thủ được tiếng là khôn ngoan của bóng đá xứ Nghệ đã phải cùng diễn đàn cổ động viên lớn nhất hội CĐV SLNA có mấy buổi phỏng vấn công khai lý do. Phải nói kinh nghiệm chinh chiến và những trải nghiệm cuộc sống đã khiến chàng trai sinh năm 1985 khá nhạy cảm trong những khúc cua. Hơn ai hết, Công Vinh biết tránh và né những lời thị phi của cộng đồng. Còn việc mua-bán cầu thủ của SLNA vẫn là một trong những đề tài thuộc dạng “bí mật” mà ngay cả HLV trưởng cũng không được tham gia từ A-Z.
Mặc chiếc áo số 28, giá chuyện nhượng khoảng 7 tỷ đồng cho bản hợp đồng 3 năm cùng mức lương 40 triệu đồng/tháng, câu chuyện SLNA và Công Vinh đã phải khép lại theo một kịch bản mà chỉ ông Nguyễn Hồng Thanh và tiền đạo này hiểu rõ nhất.
Công Vinh đã kết thúc cuộc đời quần đùi, áo số sau 2 mùa giải không lấy gì làm vui vẻ ở B.Bình Dương, nhất là khi HLV Lê Thụy Hải còn cầm quân. Đây cũng chính là một trong những điều khó hiểu của nội tình đội bóng đất Thủ lúc ấy mà sau này trong cuốn tự truyện "Tự truyện Lê Công Vinh - Phút 89" phát hành 9.000 bản đã hết vèo.
|
"Đối với tôi, cuốn tự truyện này là cuộc đời tôi, nhìn theo con mắt của tôi. Tôi không hối hận, vì tôi đã nói lên góc nhìn của mình". Ảnh VT
|
Đẳng cấp người trong cuộc
Với tư cách là người trong cuộc, Công Vinh đã tạo nên làn sóng tranh cãi dữ dội trong giới cầu thủ, huấn luyện viên, nhà báo thể thao và người hâm mộ ở Việt Nam vì những tình tiết đầy nhạy cảm phơi bày đằng sau sân cỏ Việt. Khá nhiều người trong cuộc phản ứng, đó là điều tất nhiên.
"Đối với tôi, cuốn tự truyện này là cuộc đời tôi, nhìn theo con mắt của tôi. Tôi không hối hận, vì tôi đã nói lên góc nhìn của mình. Tôi nghĩ ai đọc cuốn tự truyện thì sẽ cảm thấy rất nhẹ nhàng khi gấp sách lại. Nhiều người đọc xong gọi điện chia sẻ với tôi, người không đá bóng cũng chia sẻ", cựu đội trưởng tuyển Việt Nam tâm sự.
Sau đấy, những góc khuất giữa ông bầu- cầu thủ- HLV được che chắn khéo hơn, nhưng bóng đá Việt vẫn là những câu chuyện bí hiểm, gây tò mò cho không biết bao người. Không nhiều cầu thủ làm được như Công Vinh, chắc chắn thế!