Tương lai của chế độ dân chủ đang lâm nguy, một phần là do rất nhiều các mạng xã hội được tạo ra trong hơn 3 thập kỷ qua. Xã hội cần tìm ra một phương thức toàn diện và thận trọng để bảo vệ tự do ngôn luận.
Các mạng xã hội. Người dùng cũng là những người giám hộ.
Liệu Internet có thể đem tới sự gắn kết xã hội, liệu cách tiếp cận [tự do không bị quản chế] với môi trường chủ đạo là "một đất nước, một văn hóa và một tôn giáo" - có thể chuyển đổi sang một thế giới quốc tế với rất nhiều nền văn hóa, sắc tộc và tôn giáo khác nhau? Câu hỏi này giải thích trận chiến đang diễn ra nhằm kiểm soát các mạng xã hội - với quyền lực nằm trong tay những ai kiểm soát và làm chủ các mạng xã hội. Hiện có 3 vấn đề chính.
Vấn đề đầu tiên là: ai đã đặt ra những tiêu chuẩn về kỹ thuật, như ai sở hữu mạng và ai kiểm soát cách tiếp cận các mạng này. Câu trả lời là: những công ty internet lớn kiểm soát vấn đề này như "Ngũ đại gia" của Hoa Kỳ [Apple, Alphabet, Microsoft, Facebook và Amazone] hay "Tam đại gia" của Trung Quốc [Baidu, Alibaba và Tencent], mà không liên quan tới những công dân và hệ thống chính trị. Các công ty này mở rộng hoạt động của họ ra ngoài lĩnh vực kinh doanh chính. Gần đây, Google, Facebook và Amazon bắt đầu mua những đường cable ngầm dưới biển. Facebook và Amazon tự xây dựng hệ thống cable để hỗ trợ dịch vụ điện toán đám mây của họ.
Đề xuất 1. Đưa ra một sự minh bạch hóa ở cấp độ cao về việc ai sở hữu các hệ thống mạng và đường cable. Dù hiện tại, điều đó không phải là bí mật nhưng các nhà phân tích cần tìm hiểu kỹ và đôi khi là rất sâu để tìm ra ai sở hữu và kiểm soát.
Đề xuất 2. Đẩy mạnh luật chống lũng đoạn, hầu hết trong lĩnh vực riêng [intrasectoral vị trí thống trị thị trường trong một lĩnh vực hay khu vực đặc biệt] - Bằng phương pháp tìm hiểu xem một công ty sở hữu bao nhiêu quyền lực khi cung cấp một dịch vụ nào đó — mà trong trường hợp này là việc truy cập internet và kết nối mọi người. Việc làm này cần dựa trên một cái nhìn mang tính liên lĩnh vực, liên ngành [intersectoral].
Vấn đề thứ 2: liên quan tới quan hệ giữa nhà nước và các công ty cung cấp dịch vụ cho người dân. 10 tập đoàn dữ liệu lớn [Big Data] hàng đầu có quyền lực hơn các quốc gia trong rất nhiều khía cạnh. Họ quyết định những gì có thể được truyền tải qua mạng. Như trong bầu cử tổng thống Mỹ vào mùa thu năm 2016, họ có thể cho phép hệ thống mạng của mình sử dụng theo một cách chắc chắn ảnh hưởng tới kết quả.
3 quyền lực lớn trên thế giới - Hoa Kỳ, Trung Quốc và EU đều đang tìm cách giải quyết vấn đề này theo cách riêng của mình. Hoa Kỳ có vẻ như lựa chọn hợp nhất lợi ích của những công ty này với lợi ích quốc gia, điều khiến khó phân biệt rạch ròi lợi ích thuộc về bên nào. Trung Quốc và EU thì đã lựa chọn đòi hỏi quyền kiểm soát của nước đối với các công ty thu thập dữ liệu. EU thì đang dùng luật pháp để ép các công ty phải tôn trọng triệt để luật pháp và những quy định trực tiếp với công dân. Còn Trung Quốc vẫn thận trọng hơn ở mặt chống lũng đoạn bằng cách đòi phải có đại diện của chính quyền làm thành viên trong ban quản trị công ty.
Đề xuất 3. Nền dân chủ sẽ lâm nguy nếu nhà nước cho phép các công ty thu thập dữ liệu thách thức quyền lực của nhà nước đối với công dân. Cần có khả năng giám sát các hoạt động của họ và vạch rõ những ranh giới cho các hoạt động này, đặc biệt là về bao nhiêu dữ liệu cá nhân họ đã thu thập, nhận biết được công khai tiến trình thu thập, và trong một số trường hợp nhà nước phải yêu cầu có sự đồng ý của công dân về việc họ có thể hay sẽ để những dữ liệu trên cho người khác tiếp cận.
Đề xuất 4. Một cơ quan kiểm tra quốc hội cần được tạo ra để cho các công dân có thể điều tra về những loại dữ liệu mà cá nhân mà các công ty hay các tổ chức chính phủ đã thu thập về họ.
Vấn đề thứ 3: là làm sao để bảo vệ thông tin đưa lên Internet và có được những tiêu chuẩn tối thiểu để đánh lại "những tin tức giả" [fake news]. 3 điều có dưới đây có thể thay đổi cuộc chơi.
Những hiệu ứng thác nước. Với hàng tỷ người dùng Internet và tốc độ truyền đạt thông tin kết hợp với thiên hướng dựa vào ấn tượng ban đầu khi tiếp xúc thông tin tạo ra một sức mạnh khổng lồ để định hình cách suy nghĩ của người dân và tạo ra một vấn đề rất khó khăn để vượt qua và sửa lại những thông tin sai - tin tức giả.
Toàn cầu hóa. Những tiêu chuẩn quy định có thể phát biểu gì một cách công khai không phải ở chỗ nào cũng giống nhau trên toàn cầu - như khi một tôn giáo thống trị hay một sắc tộc kiểm soát tiêu chuẩn này bên trong một đất nước. Trong khuôn khổ dân tộc chủ nghĩa hay chủ nghĩa yêu nước, tính thống nhất vẫn được thúc đẩy. Trong thế giới toàn cầu, nó [mạng xã hội, internet...] gieo mầm cho sự chia rẽ hay xung đột.
Cần tin ai? Trước khi có mạng xã hội, tầng lớp cai trị quyết định đâu là tin tức thật. Và họ vẫn cố gắng làm điều đó ngày nay. Trong một vài trường hợp, các chính phủ đã chặn những website mà họ cho là "nguy hiểm" [chế độ kiểm duyệt]. Các công ty giống Facebook ngăn chặn một vài nội dung, nhưng không ai ngoài Facebook biết chính xác tiêu chuẩn nào được họ thực hiện để ngăn chặn nội dung, cũng như họ không biết là Facebook đang hợp tác hay chống lại chính phủ. Yếu tố thay đổi cuộc chơi trong tất cả những điều trên là công nghệ đã cho phép các cá nhân chọn nên tin tưởng tin tức nào, và vì thế tạo ra lỗ hổng về lòng tin và xung đột tiềm tàng trực tiếp với các chính phủ và công ty.
Đề xuất 5. Cần giữ Internet miễn phí. Bất cứ nỗ lực nào để loại bỏ tin tức giả hay những thông điệp mang tính phân biệt đối xử, lăng mạ đều có rủi ro cao về kiểm duyệt. Nhưng, vẫn nên thực thi một vài kiểu giám thị mà kết quả là phân loại các thông điệp và đánh dấu chất lượng không đáng tin cậy của chúng. Trí tuệ nhân tạo và Dữ liệu lớn có thể giúp nắm lấy những sự thật sai lệch mà không bị trì hoãn.
Đề xuất 6. Không thể giao phó mạng xã hội cho người dân. Cần phải khích lệ những người dùng Internet nắm lấy một vai trò tích cực trong việc loại bỏ tin tức giả và những thông điệp phân biệt đối xử, lăng mạ. Vấn đề này nằm ở giáo dục, sự hiểu biết, tính cả tin của người dân chứ không nằm ở nguồn tin.
Phân quyền
Cơn sóng thần của sự tập trung hóa đã hiện diện trong hầu hết các chế độ dân chủ. Rất nhiều các cộng đồng nhỏ hoặc tầm trung đã tan rã và bị thay thế bởi các thực thể lớn hơn, mà thường được biết đến với cái tên "khu vực". Trong lăng kính của Bộ Tài chính Mỹ, lợi ích của điều này rất rõ ràng: phí tổn về quản lý thấp hơn. Đối với công dân, điều này khiến cho những dịch vụ công và các chính trị gia rời xa họ. Quyền lực và sự phục vụ [người dân] ngày càng rời xa.
Vài thập kỷ trước, một thị trấn sẽ có bệnh viện của riêng mình - có thể không phải là bệnh viện lớn nhưng khá tươm tất. Hiện tại, các bệnh viện khu vực lớn có những thiết bị tiên tiến và đắt đỏ được thiết kế cho các ca bệnh phức tạp như là u não. Điều này rất tốt với những người bệnh nặng, nhưng không ổn với những ai chỉ bị bệnh nhẹ - chiếm phần lớn các trường hợp có vấn đề về sức khỏe. Trên giấy tờ, kịch bản này có vẻ tốt đẹp. Nhưng chung quy, nó làm giảm đáng kể sự thuận tiện cho hầu hết người dân - đặc biệt là với những ai sống ở khu vực ngoại vi.
Đề xuất 7. Đảo ngược xu hướng tập trung hóa, cung cấp cho các thị trấn, các cộng đồng địa phương với sự tiện lợi giống như đã từng có trong nhiều thập kỷ trước. Việc tái cơ cấu chính trị cũng cần thiết. Cần phải khôi phục lại việc các cộng đồng địa phương và những vị thị trưởng có thể "cai trị" khi tiếp cận gần gũi với người dân địa phương.
Giải thể những các-ten
Những quỹ đầu tư lớn và quỹ lương hưu có thể được mô tả là một tổ chức tư bản với những người sở hữu một cách hình thức - những người đầu tư tiền của họ và hầu hết hoàn toàn không có quyền kiểm soát việc số tiền của mình sẽ được sử dụng như thế nào.
Số lượng các tổ chức tài chính truyền thống như ngân hàng và quỹ tiết kiệm đang mất dần đi. Những công ty còn tồn tại có nguồn tài chính không thể tưởng tượng được ra trong 30-40 năm về trước. Năm 1995, 6 đại gia - JPMorgan, Bank of America Corp, Citigroup Inc., Wells Fargo & Co, Goldman Sachs Group Inc. và Morgan Stanley có tài sản trị giá chỉ 17% GDP của Hoa Kỳ. Hiện tại, nhóm 6 đại gia này làm chủ khối tài sản trị giá 60% GDP.
Chủ nghĩa tư bản với định nghĩa nguyên bản của nó - các chủ doanh nghiệp tiết kiệm tiền, đầu tư tiền của, xây dựng các nhà máy — không còn tồn tại nữa. Tất cả các hoạt động kinh tế được kiểm soát bởi một mạng lưới các quỹ và các chủ sở hữu chéo không minh bạch.
Một nghiên cứu của Học viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ (ETH) tại Zurich thực hiện năm 2011 cho biết có 147 công ty trực tiếp hoặc gián tiếp kiểm soát 40% kinh tế thế giới.
Sự thiếu minh bạch trong sở hữu chéo gây khó khăn để đánh giá về tài chính và quyền lực chính trị không chỉ ở 147 công ty trên, mà còn ở những người kiểm soát chúng. Về mặt thực tế điều này khiến cho những khoản tiết kiệm của dân số toàn cầu trở nên mù mờ.
Đề xuất 8. Cần có sự nhận thức mạnh mẽ hơn về quyền sở hữu của các công ty với các cổ phần trong những công ty khác, trong những trường hợp sáp nhập và thâu tóm [Mergers & Acquisitions - M&A] - khi mà các nhà đầu tư ngồi trong hàng ngũ lãnh đạo của cả 2 công ty liên quan.
Khởi động Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp [CSR]
Trách nghiệm Xã hội của Doanh nghiệp [CSR] đang trở thành một yếu tố quan trọng trong hầu hết các công ty, nhưng vẫn chưa rõ ràng các tập đoàn coi họ là một nền tảng hay là những bên chi phối xã hội.
Rất nhiều các hoạt động CSR có hình thức tài trợ cho nhiều các thể loại hoạt động xã hội như nghệ thuật hay thể thao. Điều này rất đáng tán dương, nhưng CSR cần đi xa hơn thế. Mục đích của công việc kinh doanh là đem lại những sản phẩm và dịch vụ cho xã hội nhiều hơn mục tiêu kiếm lợi nhuận. Thế giới kinh doanh sẽ thu được lợi ích bằng cách trở thành một phần của xã hội và cung cấp những dịch vụ thiết yếu cho các hoạt động kinh doanh, như giáo dục, vận tải và chăm sóc y tế. Các nhà kinh doanh cần coi việc "tri ân xã hội" là mục tiêu chính của họ.
Toàn cầu hóa đã cắt đi mối liên kết giữa các nhà kinh doanh và cộng đồng địa phương. Các công ty di chuyển, tìm cách hoạt động ở các nước không chỉ có chi phí thấp hơn mà còn là nơi kiếm được nhiều lợi nhuận nhất. Và họ sử dụng những hệ thống thuế có sẵn để đăng ký hoạt động và lợi nhuận tại những nước có mức thuế thấp nhất. Với cách làm như vậy, hành động của các công ty công khai đi ngược lại giá trị chân thật của CSR - lấy đi của các nước phần lợi nhuận hợp pháp của những gì có thể gọi là giá trị thặng dư xã hội.
Đề xuất 9. Công chúng cần nắm phần lợi ích mạnh mẽ hơn trong những gì mà các tập đoàn coi CSR là phần hưởng lợi trong xã hội. Nguyên tắc không thay đổi về trách nhiệm là "Sau cùng, những ai không sử dụng quyền lực theo cách mà xã hội coi là có trách nhiệm thì có khuynh hướng mất đi nó". Nhưng điều này chỉ trở thành hiện thực nếu các công dân tích cực khiến cho các tập đoàn hiểu được điều gì là điều "xã hội coi là có trách nhiệm".
Đề xuất 10. Cần phải buộc mọi công ty tiết lộ các thông tin nhằm theo dõi các hoạt động của họ (doanh thu), lợi nhuận từ các hoạt động ở mỗi nước, họ báo cáo thuế và trả bao nhiêu tiền thuế.
Công bằng hơn. Giảm sự bất bình đẳng. Gia tăng dịch chuyển xã hội.
Dịch chuyển xã hội đã tăng lên trong hầu hết các nền dân chủ trong 75 năm đầu của thế kỷ 20 nhưng đã chững lại và tụt lùi. Các nghiên cứu xã hội học tại Hoa Kỳ bộc lộ, những người giàu có và được giáo dục tốt sẽ tiếp tục ở trong cùng một tầng lớp xã hội hay những người khác không có một cơ hội nhỏ cho bản thân và con cái họ tiến lên. Nạn nhân chính là chế độ nhân tài.
Điều này xảy ra là do sự gia tăng bất bình đẳng tạo ra chi phí quá cao khiến các gia đình với thu nhập thấp không thể trả tiền cho con cái họ vào học những trường trung học và đại học hàng đầu. Nó cũng phản ánh sự khác biệt lớn với những ai được coi là tầng lớp tinh hoa và những người không phải vậy. Những rào cản không thể vượt qua giữa các nhóm xã hội khiến những ai không ở trên tầng lớp đỉnh cao của xã hội cảm thấy rằng xã hội không công bằng, không cho họ và con cái mình một cơ hội. Kỹ năng có vẻ là một yếu tố quyết định trong việc tạo ra bất bình đẳng về thu nhập.
Hậu quả là cảm giác bị bỏ rơi, nuôi dưỡng sự bất mãn mà ở mặt dài hạn sẽ đe dọa tới sự gắn kết các xã hội và các quốc gia, mất đi cảm giác là một thành phần trong cùng một cộng đồng. Về mặt kinh tế, đây là một sự lãng phí khổng lồ vì phần lớn các tài năng không được sử dụng hoàn toàn.
Đề xuất 11. Cần có những bước đi nhằm cung cấp khả năng tiếp cận các trường học tốt nhất cho bất cứ ai đủ trình độ để tham gia. Đảm bảo điều này bằng những trợ giúp của chính phủ hay các chính sách học phí khiến tất cả những sinh viên đủ khả năng được học tại những trường đại học tốt nhất. Điều này rất cần chính phủ tham gia và nâng cao dịch chuyển xã hội.
Đề xuất 12. Cần lập ra một khế ước xã hội mới. Những điểm chính cần tập trung vào là: sự cân bằng giữa những gì các công dân làm cho các xã hội, họ dựa vào xã hội bao nhiêu, ảnh hưởng chính trị của họ, làm sao gia tăng tài sản phân bổ giữa các công dân, cách các công dân này sử dụng tài sản đó - bao gồm cả việc bao nhiêu tài sản được đổ lại để hỗ trợ các hoạt động xã hội.
Yếu tố mang tính quyết định
Cuối cùng, chế độ dân chủ phụ thuộc vào vai trò của các mạng xã hội và cách chúng tập trung vào 2 vấn đề.
Đầu tiên, cần nhận ra rằng quá nhiều sự kiểm soát có thể biến mạng xã hội thành một nơi tụ hội của những điều độc đoán. Mặt tiêu cực của vấn đề này là, sự tự do mất kiểm soát tạo ra nền tảng cho tự do ngôn luận và kích thích sáng tạo, cũng làm cho "tin tức giả" có khả năng tồn tại. Ai đó cần thiết kế một hệ thống mở cửa cho những gì có lợi và đóng lại cánh cửa của những rủi ro.
Thứ 2, một hệ thống như vậy cần phải được thiết kế bởi chính những công dân, bởi họ mới là người dùng Internet chính, và họ sẽ chịu tổn thất nhiều nhất nếu bị kiểm soát một cách độc đoán hay môi trường hoạt động bị thống trị bởi các tin tức giả. Mạng xã hội đã trao cho người dân một loại quyền lực chưa bao giờ có trước đây và hiện tại mọi người cần phải sử dụng nó một cách khôn khéo. Mạng xã hội cần phải tạo ra những công cụ có khả năng giải quyết vấn đề tập trung hóa quyền lực, giải thể các các-ten, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, sự bình đẳng và dịch chuyển xã hội.
Tiệp Nguyễn (chuyển ngữ)