|
Đoàn Thị Hương tại phiên tòa luận tội ngày 1/3/2017 |
Li Nang, một phụ nữ nhập cư trẻ, mặc quần lửng, đi giày cao gót, đứng trước bức tượng một nữ thần mạ vàng với những vòng hoa cúc khoác trên cổ, dưới ánh đèn lấp lánh của Kuala Lumpur. Cô đang cầu nguyện cho việc làm ăn - và cầu cho sự an toàn của chính cô.
Cộng đồng người lao động không có giấy tờ của Malaysia đã bị phơi bày ra ánh sáng khi truyền thông liên tục đưa tin về vụ Kim Jong Nam hai phụ nữ nhập cư sát hại bằng cách sử dụng chất gây chết người VX vào ngày 13 tháng 2 tại Sân bay Quốc tế Kuala Lumpur.
Kể từ đó, cuộc trấn áp của cảnh sát Malaysia đối với những người làm công không có giấy tờ như Li ngày càng ráo riết hơn, làm cho cuộc sống vốn dễ bị tổn thương của họ thậm chí còn bấp bênh hơn.
Hình ảnh do camera an ninh tại sân bay cho thấy hai phụ nữ tiếp cận người anh cùng cha khác mẹ của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và đã dùng một chiếc khăn trùm lên mặt ông ta..
Cô Siti Aisyah, 25 tuổi đến từ Indonesia, và Đoàn Thị Hương, 28 tuổi, đến từ Việt Nam đã bị kết án vì tội giết người và nếu bị kết tội, họ sẽ phải lãnh án tử hình.
Phía Hàn Quốc thì nói rằng, Jong un đã ra lệnh giết chết người anh cùng cha khác mẹ vì, mặc dù đã sống ở nước ngoài trong nhiều năm, nhưng luôn lên tiếng phê bình chế độ và đã đưa hai người phụ nữ nước ngoài thực hiện điều đó.
Cả hai người phụ nữ đã nói với các nhà ngoại giao nước mình, rằng họ bị lừa dối nên đã nghĩ rằng mình đang tham gia một chương trình truyền hình hài, tuy nhiên cảnh sát Malaysia đã bác bỏ lời khai của họ.
Người ta chỉ biết rất ít về họ. Cảnh sát nói rằng Hương làm việc tại một "cơ sở giải trí", còn Aisyah là một nhân viên mát xa ở spa, nhưng các chuyên gia nhập cư cho rằng, những bí ẩn bao quanh cuộc sống của họ cho thấy có một sự tồn tại bất hợp pháp của hàng ngàn phụ nữ Đông Nam Á không có giấy tờ
Có nhiều người di cư sang Malaysia thông qua các hợp đồng lao động chính thức, nhưng cũng hàng ngàn người khác, lợi dụng quy chế cho phép làm việc ở Singapore và Malaysia trong 30 ngày một lần, sau đó, chuyển qua, chuyển lại giữa hai hoặc ba nước và cố gắng kiếm càng nhiều càng tốt trước khi thần may mắn bỏ rơi họ.
Nhận những công việc như quét dọn, hầu bàn, mát xa, bán dâm, họ sống trong tình cảnh tăm tối, dễ bị lợi dụng và quấy rối bởi những cảnh sát muốn họ phải hối lộ.
Trong lúc chờ đi làm, Li, một cô gái Việt Nam 25 tuổi, tiếp tục trao đổi tin tức với người chị gái sống quê nhà, để trấn an người thân, nhưng bản thân cô thì cũng đang lo lắng cho sự an toàn của chính mình.
"Tôi nói với chị ấy: “ Phải chấp nhận rủi ro thôi, tôi đâu có được lựa chọn? Tôi cần tiền ", Li nói với phóng viên AFP phỏng vấn cô bên trong một quán bar với ánh đèn mờ mờ.
Việc bắt giữ người đồng hương Đoàn Thị Hương của cô Hương và Siti từ Indonesia đã gây ra sự để ý không mong đợi đối với một cộng đồng, vốn đã có nhiều nỗi sợ hãi từ phía chính quyền Malaysia.
Tại một quán rượu ở ngoại ô Petaling Jaya, cô hầu bàn người Philippines Mika (không phải tên thật của cô) nói với AFP rằng, sau vụ ám sát Kim, cảnh sát đã tăng cường nỗ lực truy bắt những người lao động bất hợp pháp như cô.
Ba người bạn cùng làm việc với cô trong quán bar này mới đây đã bị cảnh sát bắt.
"May quá, hôm đó tôi lại nghỉ. Tôi nghĩ Đức Chúa Trời đã cứu tôi", bà mẹ đơn thân nói.
"Bây giờ, tôi luôn sống trong sợ hãi, tôi không muốn bị bắt."
Người phụ nữ 35 tuổi này đã trả trước 3.600 ringgit Malaysia(khoảng 18 triệu rưỡi đồng Việt Nam) cho một nhân viên sở việc làm để xin visa làm việc dài hạn, nhưng anh ta đã cuỗm mất tiền.
Cô nói tiếp: "Bây giờ tôi chỉ có thị thực hàng tháng, trước khi hết hạn, tôi sẽ qua Thái Lan và ở lại đó 3 đêm. Tôi đưa cho một cò khoản lệ phí 1000 ringgit (khoảng 5 triệu 200 nghìn đồng VN), anh ta làm cho tôi thị thực mới cho tháng tiếp theo”.
"Cuộc sống cứ như vậy trôi qua mỗi tháng."
Malaysia, nền kinh tế lớn thứ ba của Đông Nam Á, phụ thuộc rất nhiều vào lao động nước ngoài.
Theo một báo cáo của Ngân hàng Thế giới vào năm 2015, nước này có khoảng 2,1 triệu người di cư có đăng ký và có thể có hơn một triệu người khác không có giấy tờ.
Phụ nữ đặc biệt dễ bị tổn thương. Có những đại lý hoặc nhà tuyển dụng ép buộc một số người trong bọn họ phải sống chung trong cùng một ngôi nhà dưới sự giám sát liên tục, khiến họ bị cô lập và ít được quan hệ với thế giới bên ngoài, Aegile Fernandez – một nhà hoạt động vì người nhập cư, nói với AFP.
“Thường thường, hộ chiếu của người nhập cư bị thu giữ, khiến cho họ rất khó có thể chạy trốn, họ trở nên rất dễ bị lạm dụng, bị bóc lột” - Fernandez, đồng giám đốc của Tenaganita, một tổ chức phi lợi nhuận Malaysia, tập trung vào việc bảo vệ người lao động nhập cư - nói.
"Một số thậm chí còn bị chủ đe dọa, rằng (nếu không nghe lời) họ sẽ bị trao lại cho cơ quan xuất nhập cảnh, thậm chí bị hãm hiếp".
"Nếu bạn ở trong tình cảnh đó, bạn sẽ rất lo sợ. Sẽ không có cách nào khác, bạn chỉ còn biết tiếp tục làm việc.
K.H (Theo The Straits Times)