Malaysia nên chọn tiêm kích Su-35 thay vì Gripen

Malaysia nên xem xét chọn mua tiêm kích Su-35 của Nga hơn là thuê loại máy bay Gripen của Thuỵ Điển kém ưu thế hơn, theo trang tin RBTH (Nga).
Malaysia nên chọn tiêm kích Su-35 thay vì Gripen

Bài viết trên trang RBTH ngày 22.4 cho rằng thay vì tiết kiệm tiền để thuê tiêm kích Gripen của Thuỵ Điển, Malaysia nên chọn tiêm kích Su-35 của Nga vì giá không cao, lại hiện đại hơn, hoả lực mạnh hơn và phù hợp điều kiện địa chính trị mà Thuỵ Điển không có.

Không quân Malaysia đang có kế hoạch mua sắm tiêm kích mới thay thế phi đội 12 chiếc MiG-29 có từ năm 1995. Vào năm 2014 Kuala Lumpur định thay việc mua bằng thuê 36 đến 40 chiếc máy bay chiến đấu, và Gripen của Thuỵ Điển đang được nhắm đến. Thuỵ Điển còn hứa cung cấp thêm 2 máy bay cảnh báo sớm.

Thuận lợi của việc thuê Gripen là Malaysia sẽ không sở hữu loại tiêm kích đã 15 năm tuổi này, và hết hạn thuê thì Thuỵ Điển sẽ lấy lại bán cho các nước có ngân sách ít ỏi hơn. RBTH cho rằng bất tiện của việc thuê máy bay là chi phí tổng thể có thể đắt bằng việc mua.

Trong khi đó Nga chứng tỏ loại Su-30 (Malaysia đang sở hữu, loại Su-30MKM) và loại hiện đại hơn là Su-35 (Indonesia đang đàm phán mua) có nhiều ưu thế hơn Gripen. Chẳng hạn Su-35 tốn 1 lít để bay 0,19 km mà lại mang khối lượng gấp đôi Gripen (1,06 km/lít, mang 5,3 tấn tải trọng), Su-30 1 lít bay 0,58 km và mang khối lượng 8 tấn…

Chưa kể nếu thuê máy bay, Thuỵ Điển có thể can thiệp việc Malaysia dùng Gripen bay đến các khu vực địa lý nhất định. Khi trả lại máy bay phải đảm bảo các yếu tố kỹ thuật theo hợp đồng, tức nếu khai thác quá mức sẽ phải trả thêm tiền.

Malaysia nên chọn tiêm kích Su-35 thay vì Gripen ảnh 1

Gripen của Thuỵ Điển đang được Malaysia xem xét thuê - Reuters

Malaysia nên chọn tiêm kích Su-35 thay vì Gripen ảnh 2

Su-35 đang bay thử nghiệm - Ảnh: Tập đoàn Sukhoi

RBTH còn nói rằng Sukhoi là con sói trên không trung so với khả năng chiến đấu nghèo nàn của Gripen. Máy bay Su có 2 động cơ sẽ an toàn hơn Gripen 1 động cơ, vì Malaysia là quốc gia có biên giới biển rất dài, máy bay lỡ bị trục trặc 1 động cơ vẫn có thể bay được so với loại 1 động cơ.

Su-30 và Su-35 có khả năng cơ động tốt, giảm thiểu sóng radar của đối phương. Thậm chí như nhà thiết kế Mikhail Simonov nói rằng khi tiêm kích Sukhoi tránh radar, sẽ bay thẳng đứng và tốc độ như bằng 0, phi công đối phương tuy nhìn thấy máy bay Sukhoi nhưng sẽ không điều khiển tên lửa được vì radar Doppler của đối phương không nhận thấy mục tiêu do máy bay Sukhoi lúc đó “không chuyển động”!

Radar của Su-35 loại Irbis-E có thể phát hiện 30 mục tiêu trên không ở khoảng cách 400 km, theo dõi đồng thời 8 mục tiêu để bắn hạ. Su-35 có thể theo dõi 4 mục tiêu trên mặt đất và khoá mục tiêu để tấn công cùng lúc 2 mục tiêu.

Su-35 có tuổi thọ 6.000 giờ bay, tức trung bình hoạt động 30 năm, đủ để Malaysia có thời gian chuẩn bị cho tiêm kích thế hệ thứ 5 (tàng hình).

Malaysia nên chọn tiêm kích Su-35 thay vì Gripen ảnh 3

Tiêm kích Su-30MKM của Không quân Malaysia - Ảnh: TASS

Malaysia nên chọn tiêm kích Su-35 thay vì Gripen ảnh 4

Su-35 được Nga cho là ưu thế vượt trội so loại Gripen của Thuỵ Điển - Ảnh: AFP

Không quân Malaysia đang sử dụng Su-30 MKM, việc mua thêm Su-35 bổ sung sẽ dễ dàng và không cần cơ sở hạ tầng bổ sung. Với máy bay Gripen thì toàn bộ hệ thống hỗ trợ sẽ cần phải mua mới, cũng như tốn thời gian đào tạo huấn luyện phi công Malaysia, theo RBTH.

So sánh một số loại tiêm kích (nguồn: RBTH)

Máy bay

Giá (triệu USD)

Tiêu thụ nhiên liệu (km mỗi lít)

Tải trọng tối đa (kg)

Bán kính chiến đấu (km)

Su-35

65

0,19

15.500

1.500

Su-30

53

0,58

7.983

1.296

Gripen

61

1,06

5.300

800

Rafale

68

0,27

6.500

925

Typhoon

70

0,68

6.486

1.389

F/A-18

67

0,17

8.051

537

Xem tiêm kích Su-35 của Không quân Nga hoạt động từ trong nước đến nước ngoài (Syria):

Theo Thanh Niên