|
Do mưa cực lớn,mực nước hồ Tam Hiệp đã dâng cao hơn 163 mét khiến đâph Tam Hiệp phải xả lũ sâu (Ảnh: thecover.cn). |
Theo truyền thông Trung Quốc, hồ chứa Tam Hiệp với vai trò ngăn chặn lũ lụt hiện mực nước đang liên tục gia tăng. Tình hình kiểm soát lũ của "Nhất giang, tam hồ" (sông Dương Tử, các hồ Động Đình, Phàn Dương, Thái Hồ) ở các địa phương ven Trường Giang đã ở mức cực kỳ nghiêm trọng.
Tin tức từ Cục Khí tượng Trung ương Trung Quốc cho biết, đợt mưa lớn từ ngày 16 đến 18/7 này đã bước vào thời kỳ mạnh nhất. Trận mưa lớn vào ngày 17/7 đã ảnh hưởng đến các tỉnh Trùng Khánh, Quý Châu, Hồ Bắc, An Huy, Giang Tô... Trong đó, mưa đặc biệt lớn tới 375 mm đã xảy ra ở một số khu vực của Trùng Khánh, địa phương có hồ và đập Tam Hiệp. Phần phía tây của vành đai mưa lớn trong các ngày 18 và 19/7 sẽ gây những cơn mưa tớn tại các tỉnh Quý Châu, Hồ Nam, Hồ Bắc và lưu vực sông Hoài.
|
Mực nước hồ Tam Hiệp hiện ở mức rất cao, khiến dư luận lo ngại (Ảnh: Thecover.cn).
|
Căn cứ những tin tức được Bộ Thủy Lợi Trung Quốc công bố từ ngày 17 đến 18/7, "Cơn lũ Số 2 trên sông Dương Tử năm 2020" đã hình thành vào ngày 17/7 ở thượng nguồn. Dòng chảy đổ vào hồ chứa Tam Hiệp tăng lên rất nhanh, đạt 61.000 mét khối mỗi giây (m3/s) vào lúc 8 giờ sáng ngày 18/7. Lúc 9 giờ sáng Chủ nhật 19/8 mực nước hồ đã dân lên mức 163,47 mét (cao hơn 18,47 mét so với mức giới hạn chống lũ 145 mét). Đây là trận lũ lớn nhất đổ đến Tam Hiệp kể từ đầu mùa lũ năm 2020 và nó đã gần với lưu lượng đỉnh lớn nhất của cơn đại hồng thủy năm 1998 tại trạm Nghi Xương.
Vào tối ngày 17/7, đập Tam Hiệp đã mở các cửa xả lũ sâu, lượng xả hiện nay là 24 ngàn m3/s. Theo dự đoán bước đầu của Trung tâm điều phối Tam Hiệp của Tập đoàn Tam Hiệp Trung Quốc, cơn lũ sẽ rút dần sau khi đạt đến đỉnh điểm vào ngày 18/7, nhưng hồ chứa Tam Hiệp có thể phải đón thêm một đợt lũ mới vào ngày 21/7. Lượng nước từ sông Dương Tử đổ vào hồ Động Đình là 25 ngàn m3/s, lượng xả ra là 24 ngàn m3/s, lượng nước trong hồ đã tăng thêm 110 triệu m3 khiến mực nước hồ ngày càng tăng cao.
|
Hồ Phàn Dương ở Giang Tây bị vỡ đê, gây ngập lụt nghiêm trọng (Ảnh: Đa Chiều).
|
Ông Ngạc Cánh Bình, Phó tổng chỉ huy phòng lũ chống hạn quốc gia và là Bộ trưởng Thủy lợi Trung Quốc, ngày 18/7 đã hai lần chủ trì hội nghị Cuộc họp, kết luận rằng dòng chính sông Dương Tử ở trung, hạ lưu đoạn từ Giám Lợi (Jianli) trở xuống vẫn vượt mức báo động từ 0,73 đến 2,23 mét; trong đó đoạn từ Mã An Sơn (Maanshan đến Nam Kinh) do bị ảnh hưởng bởi nước lũ ở thượng nguồn đổ về và thủy triều ở hạ lưu, đã vượt quá mực nước cao nhất trong lịch sử. mực nước ở trạm Vương Gia Bối (Wangjiaba) trên dòng chính của sông Hoài là 28,08 mét, vượt mức báo động 0,58 mét; mực nước hồ Thái Hồ (Taihu) là 4,71 mét vượt mức an toàn 0,06m. Mạng lưới sông xung quanh có 47 trạm mực nước vượt quá mức báo động, 23 trạm vượt mức an toàn; mực nước một số sông nhỏ và vừa ở Trùng Khánh, Tứ Xuyên, Hồ Bắc, An Huy đều đã vượt mức báo động và cảnh báo lũ lụt.
|
Thành phố Nam Kinh đã báo động màu Đỏ (mức cao nhất) về lũ lụt (Ảnh: Đa Chiều).
|
Sau cuộc họp, Bộ Thủy Lợi đã gửi điện cho chính quyền các tỉnh Hồ Bắc và Hồ Nam, yêu cầu làm tốt công tác bảo vệ bờ kè và chuẩn bị sẵn khu vực phân lũ. Hiện tại, 9 nhóm công tác trong đó có các nhóm do 3 lãnh đạo Bộ Thủy Lợi dẫn đầu vẫn đang ở tuyến đầu để hỗ trợ các địa phương trong chỉ đạo công tác phòng chống lũ lụt.
Tân Hoa Xã ngày 18/7 đưa tin, việc gia tăng xả lũ của hồ chứa Tam Hiệp đã gây tác động liên đới tới hồ Động Đình khiến mực nước tại trạm Thành Lăng Cơ (Chenglingji) - trạm kiểm soát dòng chảy của hồ đã tăng trở lại. Hiện tại, có 16 trạm thủy văn ở hồ Động Đình có mực nước cao vượt mức báo động, 81 kè và 1.771,6 km đê đã xuất hiện mực nước quá cảnh báo. Tình hình chống lũ là tương đối nghiêm trọng.
Cơ quan Thủy văn dự báo, từ nay đến 21/7, mực nước hồ Động Đình sẽ vẫn trong xu thế từ từ dâng lên. Cơ quan phòng lũ nhắc nhở, do mực nước hồ đã ở mức rất cao trong gần nửa tháng, đê bao đã ngấm nước ở mức bão hòa nên nguy cơ vỡ đê là rất lớn.
Áp lực kiểm soát lũ ở hồ Thái Hồ ở Giang Tô cũng tăng lên mạnh và lệnh báo động ứng phó khẩn cấp đã được nâng lên cấp I (mức cao nhất). Sở Thủy Lợi tỉnh Giang Tô đã nâng cấp cảnh báo lũ màu Đỏ cho hồ Thái Hồ. Thứ trưởng Bộ Thủy Lợi Lục Quế Hoa đã về chỉ đạo công tác phòng chống lũ ở hồ Thái Hồ.
|
Chuẩn bị thuốc nổ để phá đê phân lũ ở huyện Toàn Tiêu, tỉnh An Huy (Ảnh: Đông Phương).
|
Căn cứ tình hình lũ lụt hiện nay, tỉnh An Huy đã nâng cấp báo động ứng phó khẩn cấp phòng chống thiên tai và hạn hán lên cấp I và tăng cường việc điều độ mực nước các hồ chứa xương sống ở Nam sông Hoài. Tỉnh Giang Tây đã mở nhiều đoạn đê kè tại khu vực hồ Phàn Dương và các nhánh của sông Dương Tử. Tỉnh Hồ Nam đã xây dựng kế hoạch phân lũ theo kế hoạch phòng chống lũ lụt.
Vào ngày 17/7, Ủy ban Thường vụ của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tổ chức một cuộc họp chuyên đề để tập trung bàn phòng chống lũ lụt ở Hoa Nam. Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình đã có bài phát biểu. Ông yêu cầu phòng chống lũ lụt phải chuẩn bị các phương án khác nhau, các địa phương phải chuẩn bị sẵn, “thà chuẩn bị sẵn mà không dùng, quyết không khi cần dùng không có sẵn”, nhấn mạnh phải đặt việc đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân lên hàng đầu. Hội nghị cũng nhấn mạnh cần phải làm tốt công tác phục hồi và tái thiết sau thiên tai, phân bổ quỹ cứu trợ thiên tai kịp thời và nhanh chóng khôi phục trật tự sản xuất và cuộc sống trong khu vực bị thiên tai.
Tình hình mưa lũ của Trung Quốc đang diễn biến phức tạp. Như thế là ngoài hệ thống sông Dương Tử, hệ thống sông Hoài cũng đã xuất hiện lũ lụt...