Lộ vai trò bí mật của Thổ Nhĩ Kỳ: Hệ thống radar ở Kurecik hỗ trợ Israel đánh chặn tên lửa Iran?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Iran cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ Israel thông qua trạm radar NATO tại Kurecik, giữa lúc xung đột leo thang. Dữ liệu radar có thể đã giúp đánh chặn tên lửa Iran, gây lo ngại về tình báo và quan hệ trong NATO.

Tên lửa đạn đạo của Iran bay qua Israel (bên phải) và vụ phóng tên lửa Emad. Ảnh: MW.
Tên lửa đạn đạo của Iran bay qua Israel (bên phải) và vụ phóng tên lửa Emad. Ảnh: MW.

Các nguồn tin từ chính phủ Iran cho biết, Trạm Radar Kurecik của Thổ Nhĩ Kỳ, nằm tại tỉnh Malatya, đã đóng vai trò then chốt trong việc hỗ trợ hệ thống phòng thủ tên lửa của Israel. Tuyên bố này được đưa ra sau khi Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) tiến hành các đợt tấn công bằng tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái nhằm trả đũa các cuộc không kích của Israel từ ngày 13 đến 24/6.

Kênh truyền thông nhà nước Iran, Press TV, dẫn lời các quan chức tuyên bố rằng Thổ Nhĩ Kỳ đang "do thám Iran vì lợi ích của chủ nghĩa phục quốc Do Thái", đồng thời nhấn mạnh việc chia sẻ dữ liệu radar từ căn cứ này đã góp phần vào hoạt động phòng thủ của Tel Aviv.

Mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia đầu tiên ở Trung Đông thiết lập quan hệ ngoại giao với Israel, Iran vẫn từ chối công nhận tính hợp pháp của nhà nước Do Thái và thường xuyên gọi Israel là “thực thể phục quốc Do Thái”.

Lộ vai trò bí mật của Thổ Nhĩ Kỳ Hệ thống radar ở Kurecik hỗ trợ Israel đánh chặn tên lửa Iran 2.jpg
Hệ thống radar phòng không AN/TPY-2. Ảnh: MW.

Hệ thống radar AN/TPY-2 tại căn cứ Kurecik do quân đội Mỹ triển khai vào đầu thập niên 2010, và cơ sở này chính thức đi vào hoạt động từ năm 2012. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ xác nhận rằng dữ liệu radar từ căn cứ này được chia sẻ với các thành viên khác trong NATO, trong đó có Mỹ, Anh và Đức – những quốc gia được cho là đã hỗ trợ các chiến dịch quân sự của Israel chống lại Iran.

Thổ Nhĩ Kỳ phủ nhận việc chia sẻ dữ liệu trực tiếp với Israel, song thực tế rằng các thành viên NATO khác có thể chuyển tiếp thông tin này khiến khả năng Israel tiếp cận dữ liệu gần như là chắc chắn. Mỹ cũng có thể sử dụng dữ liệu radar này để tăng cường năng lực đánh chặn tên lửa Iran bằng các hệ thống như AEGIS và THAAD.

Lộ vai trò bí mật của Thổ Nhĩ Kỳ Hệ thống radar ở Kurecik hỗ trợ Israel đánh chặn tên lửa Iran 3.png
Tên lửa đạn đạo Sejil của Iran. Ảnh: MW.

Các hệ thống radar của Mỹ và đồng minh còn được kết nối với cảm biến trên không và vệ tinh của Lực lượng Không gian Mỹ, giúp tối đa hóa khả năng nhận biết các đòn tấn công tên lửa từ xa.

Tuy nhiên, bất chấp sự hỗ trợ từ Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ, các nỗ lực phòng thủ tên lửa trước đòn tấn công của Iran đã không đạt hiệu quả như kỳ vọng. Nhiều mục tiêu quân sự và chiến lược tại Israel bị phá hủy, buộc Tel Aviv và Washington phải hối thúc lệnh ngừng bắn trước khi đạt được các mục tiêu quân sự đề ra.

Một trong những nguyên nhân chính là việc kho dự trữ tên lửa đánh chặn của cả Israel và Mỹ đã suy giảm nghiêm trọng, trong khi phía Iran lại ngày càng sử dụng các loại tên lửa hiện đại hơn, có khả năng xuyên thủng hệ thống phòng thủ. Các đợt tấn công của Iran không chỉ tạo áp lực lên chiến trường mà còn làm lung lay quyết tâm tiếp tục tấn công của Mỹ và Israel.

Lộ vai trò bí mật của Thổ Nhĩ Kỳ Hệ thống radar ở Kurecik hỗ trợ Israel đánh chặn tên lửa Iran 4.png
Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo THAAD, được Quân đội Mỹ triển khai để bảo vệ Israel. Ảnh: MW.

Kể từ khi cuộc xung đột giữa Israel và các nhóm quân sự thân Iran bùng phát vào tháng 10/2023, Thổ Nhĩ Kỳ đã nổi lên là một đối tác chiến lược then chốt của Tel Aviv. Đáng chú ý, Ankara tiếp tục cung cấp lượng dầu lớn cho Israel thông qua cảng Ceyhan, chiếm tới 30% tổng lượng dầu nhập khẩu của nước này.

Các tàu chở dầu của Thổ Nhĩ Kỳ được cho là thường xuyên tắt hệ thống định vị để tránh bị theo dõi, nhưng các hình ảnh vệ tinh đã xác nhận hoạt động giao hàng đến đường ống gần thành phố Ashkelon, một nguồn cung quan trọng để duy trì năng lực chiến tranh của Israel.

Quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Israel đã kéo dài nhiều thập kỷ, điển hình là chương trình hiện đại hóa phi đội máy bay F-4E của Ankara do Israel thực hiện. Cả hai quốc gia cũng được cho là đã phối hợp chặt chẽ trong các chiến dịch quân sự nhằm vào Syria và lực lượng Hezbollah tại Lebanon – các đối thủ chung của cả hai nước.

Từ năm 2011 đến 2024, Ankara và Tel Aviv còn bị cáo buộc hợp tác hỗ trợ các nhóm phiến quân Hồi giáo tại Syria chống lại chính phủ Assad, bao gồm việc cung cấp huấn luyện, vũ khí và yểm trợ không quân. Ngoài Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ được đánh giá là quốc gia có đóng góp lớn nhất trong việc hỗ trợ Israel duy trì các chiến dịch quân sự chống lại các đối thủ trong khu vực.