|
Tàu USS Theodore Roosevelt trên Biển Đông hồi tháng 2/2020 (Ảnh: USNavy). |
Theo trang tin California San Francisco Chronicle ngày 31/3, họ đã nhận được một lá thư của Hạm trưởng Brett Crozier gửi cho cấp trên vào ngày 30/3, yêu cầu cho phép hơn 4.000 thành viên thủy thủ đoàn trên tàu lên bờ và cách ly càng sớm càng tốt. Ông cho biết dịch bệnh vẫn đang lan rất nhanh do không gian khép kín trên hàng không mẫu hạm.
Hiện nay mới chỉ có mấy chục bệnh nhân đã được xác nhận mới được phép lên bờ và các chỉ huy cấp cao của Hải quân Hoa Kỳ tuần trước vẫn cho rằng việc “duy trì trạng thái sẵn sàng chiến đấu” cũng quan trọng như quan tâm đến các thủy thủ. Tuy nhiên, Đại tá Brett Crozier lấy tàu du lịch Diamond Princess làm ví dụ để cảnh báo rằng dịch bệnh tàu sân bay có thể “tồi tệ hơn” nếu không được cách ly kịp thời.
|
Phần đầu bức thư cầu cứu của Đại tá Brett Crozier, Hạm trưởng tàu USS Theodore Roosevelt (Ảnh: Guancha).
|
“Chúng ta không ở trong thời chiến, các thủy thủ không cần phải chết như thế này!”, ông nói. Hôm thứ Hai (30/3), một sĩ quan trên tàu yêu cầu giấu tên tiết lộ rằng đã có khoảng 150 đến 200 thủy thủ đã được xác nhận bị nhiễm COVID-19, nhưng không ai được đưa đến bệnh viện.
Theo một tin độc quyền của San Francisco Chronicle ngày 31/3, họ đã nhận được một bức thư có chữ ký dài bốn trang của Hạm trưởng Brett Crozier của USS Theodore Roosevelt. Tiêu đề thư là “Thỉnh cầu hỗ trợ đối phó với dịch bệnh COVID-19”, viết ngày 30/3.
Bức thư mô tả sự bùng phát dịch bệnh trên con tàu là “xấu đi nhanh chóng”, thỉnh cầu giới chỉ huy hải quân cấp cao cho phép tất cả các thành viên thủy thủ đoàn lên bờ và thực hiện các biện pháp cách ly càng sớm càng tốt để tránh cho các thủy thủ bị tử vong. Bài báo nói, một sĩ quan cao cấp trên tàu sân bay này đã xác nhận tính xác thực của bức thư.
|
Đại tá Brett Crozier trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (Ảnh: US Navy),
|
Ông Lawrence Coleb, cựu Trợ lý bộ trưởng quốc phòng trong thời kỳ Tổng thống Ronald Reagan, nói hạm trưởng nói chung có thể sẽ được thăng chức đô đốc. Ông Brett Crozier viết bức thư này là “rất không bình thường” vào lúc này, “cho thấy ông đã đặt an nguy của các thủy thủ lên trên sự nghiệp của mình”.
Kể từ sau khi phát hiện 3 thủy thủ bị COVID-19 ngày 24/3, số bệnh nhân trên tàu USS Theodore Roosevelt được xác nhận đã tăng lên 25 người chỉ trong vòng 3 ngày, buộc phải “rút khỏi tác chiến” và tiến về căn cứ hải quân ở đảo Guam.
Tàu sân bay này hiện đang thả neo gần đảo Guam. Đại tá Brett Crozier xác nhận rằng một số lượng nhỏ các thủy thủ bị bệnh đã được đưa lên bờ, nhưng tuyệt đại đa số vẫn ở trên tàu và bị cách ly trong 14 ngày.
|
Tàu USS Theodore Roosevelt trên vùng biển Philippines hôm 26/3 (Ảnh: US Navy).
|
Về nguyên nhân của bức thư này, nó có thể liên quan đến tuyên bố trước đó của Hải quân Hoa Kỳ. Quyền Bộ trưởng Hải quân Thomas Modly tuần trước đã bày tỏ rằng ông tự tin trong việc xác định và cách ly tất cả các thủy thủ đã được xác nhận bị bệnh. Mặc dù trở về đảo Guam, USS Theodore Roosevelt vẫn duy trì sức chiến đấu. “Trường hợp này cho thấy chúng ta có thể duy trì việc triển khai tàu sân bay ngay cả khi có trường hợp bị COVID-19 trong hành trình”.
Đô đốc Mike Gilday, Cục trưởng Tác chiến Hải quân, cũng nói ông “rất nghiêm túc coi trọng mối đe dọa này”, hứa sẽ tăng tốc độ xét nghiệm và cách ly, đồng thời nhấn mạnh rằng “chăm sóc cho các thủy thủ cũng quan trọng như duy trì trạng thái hoạt động”. “Chúng tôi tin tưởng rằng thông qua các biện pháp ứng phó mạnh mẽ, USS Theodore Roosevelt sẽ phản ứng với bất kỳ cuộc khủng hoảng khu vực nào một cách kịp thời”, ông nói.
Tuy nhiên, Đại tá Hạm trưởng Brett Crozier cảnh báo trong bức thư rằng việc tăng tốc độ xét nghiệm và 14 ngày cách ly trên tàu chỉ có thể trì hoãn sự lây lan của virus. Do tính chất của không gian bên trong của tàu chiến, dịch bệnh vẫn đang lây lan rất nhanh. “Do không gian hạn chế có sẵn trên tàu chiến, chúng tôi không thể làm điều này. Dịch vẫn đang lan rộng và đang tăng tốc”, ông viết trong thư cầu cứu.
Một sĩ quan trên tàu yêu cầu giấu tên ngày 30/3 tiết lộ rằng trên tàu đã có từ 150 đến 200 thủy thủ đã cho kết quả xét nghiệm dương tính, nhưng không ai bị các triệu chứng nghiêm trọng hoặc đã được đưa đến bệnh viện.
|
Thủy thủ trên tàu USS Theodore Roosevelt tham gia hoạt động giao lưu với khách tham quan (Ảnh: US Navy).
|
Ngày 3/3, Lầu Năm góc đã ra lệnh rằng “qua xem xét việc an toàn của hoạt động”, các căn cứ quân sự và bộ chỉ huy chiến đấu không được công bố số ca nhiễm virus Corona mới được xác nhận trong các đơn vị.
Sau khi ca bệnh đầu tiên được xác nhận, USS Theodore Roosevelt đã tiến hành cách ly cá nhân theo hướng dẫn của liên bang và quân đội. Tuy nhiên, không gian kép kín trên tàu có nghĩa là một số lượng lớn thủy thủ phải dùng chung phòng ở, nhà vệ sinh, nơi làm việc và nhà ăn.
Đại tá Brett Crozier nói rằng trong số 33 thủy thủ đầu tiên được xác nhận, 7 người âm tính lần đầu tiên và các triệu chứng bắt đầu xuất hiện trong 1 đến 3 ngày sau đó. Và dựa trên các số liệu được xác nhận hiện tại, “Mọi thủy thủ, bất kể cấp bậc, đều phải được coi là “tiếp xúc gần gũi” với các bệnh nhân. Ông nói rằng các biện pháp cách ly trên tàu chỉ có thể trì hoãn sự lây lan của dịch và không thể loại bỏ được virus trong mọi trường hợp .
Đại tá Brett Crozier cũng nêu ví dụ về hành trình của tàu Diamond Princess và nói, nghiên cứu cho thấy rằng nếu không được cách ly sớm, 80% trong số khoảng 3.700 người trên hành trình có thể bị nhiễm bệnh; trên tàu sân bay thậm chí không thể cung cấp các phòng cách ly riêng biệt.
“Trong hoàn cảnh hiện tại, kết quả tốt nhất của tàu Roosevelt có thể còn tồi tệ hơn (so với Diamond Princess)”. Đại tá Brett Crozier nói, nếu Hải quân chú trọng hơn vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu, chắc chắn sẽ dẫn đến “tử vong lớn do virus”. Một lựa chọn khác là yêu cầu phần lớn thủy thủ đoàn rời khỏi tàu và cách ly, chỉ để lại 10% trên tàu cho việc khử trùng triệt để con tàu, để đạt được “cabin không virus”.
“Điều này đòi hỏi một giải pháp chính trị, nhưng đó là điều đúng đắn. Chúng ta hiện không đang trong thời chiến, các thủy thủ không cần phải chết như thế này. Nếu không hành động ngay bây giờ, điều đó có nghĩa là chúng ta đã không xứng với các thủy thủ đáng tin cậy nhất”, ông nói.
|
Ông Bryan Clark tán thành ý kiến cho thủy thủ lên đáo Guam để cách ly (Ảnh: VOA).
|
Bryant Clark, một nhà nghiên cứu cao cấp tại Học viện Hudson, từng phục vụ trên tàu ngầm của Hải quân nói, thực sự là một thách thức đối với Hải quân khi sắp xếp và cách ly hàng ngàn thủy thủ ở đảo Guam trong một thời gian ngắn. Nhưng không phải là không thể.
Ông Clark nói: “Có vẻ việc sắp xếp hàng ngàn người ở đảo Guam là một thách thức đối với Hải quân, nhưng dựa trên các khách sạn, doanh trại và các cơ sở nhà ở khác trên đảo Guam, tôi nghĩ điều đó có thể thực hiện được”.
Tàu sân bay Roosevelt hai tuần trước đã tiến hành một cuộc tập trận chung kéo dài ba ngày với Nhóm tấn công viễn chinh của Mỹ và Lực lượng viễn chinh 31 của Thủy quân lục chiến trên Biển Đông để tăng cường khả năng phối hợp tác chiến của nhiều lực lượng chiến đấu của Mỹ.
Ông Clark tin rằng nếu an ninh châu Á - Thái Bình Dương đột nhiên xuất hiện khủng hoảng, tàu USS Roosevelt vẫn có thể nhanh chóng tham gia các nhiệm vụ chiến đấu.
Ông nói: “Các thủy thủ có thể lên đảo Guam cách ly, cũng có thể trở lại tàu chiến và lên đường thực hiện nhiệm vụ. Vấn đền duy nhất là có bao nhiêu người trên tàu đã bị bệnh và không thể thực hiện nhiệm vụ vì thể chất không đáp ứng được”.
Đại tá Brett Crozier không tiết lộ trong thư có bao nhiêu thủy thủ trên tàu bị nhiễm virus Corona mới, nhưng tờ San Francisco Chronicle cho biết số người bị nhiễm tàu sân bay Roosevelt có thể lên tới 200 và có thể tiếp tục gia tăng.