|
Máy bay ném bom chiến lược tương lại PAK-DA |
"Máy bay ném bom PAK DA sẽ được trang bị hệ thống trang thiết bị điện tử hiện đại nhất - bao gồm radar đa năng, hệ thống định vị vệ tinh và dẫn đường quán tính, thông tin liên lạc và tác chiến điện tử"
Các nhà thiết kế Nga khẳng định, máy bay ném bom mang tên lửa mới sẽ được thiết kế theo kiểu "cánh dơi bay" - như chiếc đồng nhiệm Mỹ, B-2 Spirit.
Kiểu cấu trúc thiết kế này khiến máy bay trở lên khó nhận biệt đối với các radar hoạt động trên các bươc sóng dài. PAK DA sẽ được trang bị các thiết bị điện tử hiện đại nhất - bao gồm radar đa năng, hệ thống định vị và dẫn đường quán tính, thông tin liên lạc và tác chiến điện tử.
Nhưng chiếc PAK DA có thể sẽ không dùng các loại kính ngắm – ném bom do vũ khí tấn công chủ lực sẽ là tên lửa tầm xa siêu thanh.
"Tổ hợp vũ khí tấn công chủ lực sẽ là tên lửa với tầm bắn lên tới bảy ngàn km. Tên lửa được lắp đặt trí tuệ nhân tảo để tự quyết định tấn công, ở đâu, tốc độ bay nào và ở độ cao nào. Máy bay chỉ là phương tiện mang vũ khí đến điểm tấn công ..", - Tư lệnh trưởng Lực lượng không quân và Vũ trụ Nga – Trung tướng Viktor Bondarev cho biết. Ngoài tên lửa chiến lược, máy bay cũng được trang bị những loại vũ khí tấn công chính xác.
Nhà máy Samara mang tên "Kuznetsov" được giao nhiệm vụ chế tạo động cơ cho máy bay ném bom chiến lược, phát triển từ động cơ phản lực cơ bản NK-32, lắp đặt trên máy bay ném bom chiến lược Tu-160.
Nhà phân tích quân sự NI Dave Majumdar cho biết: Kích thước của PAK DA khá hùng vĩ. Trọng lượng cất cánh tối đa là 120 tấn (máy bay ném bom B-2 là 171 tấn, Tu-160-275 tấn, trong đó có 148 tấn trọng lượng nhiên liệu).
Yêu cầu của các nhà phát triển không quân Nga về phạm vi hoạt động đối với máy bay ném bom tương lai là khoảng 12.500 km, trọng tải hữu ích khoảng 30 tấn vũ khí. B-2 Spirit có thể mang theo khoảng 22 tấn bom và tên lửa, Tu-160 – khoảng 41 tấn bom và tên lửa).
Trong tương lai, máy bay ném bom siêu thanh mới sẽ thay thế lực lượng máy bay ném bom chiến lược tầm xa của Nga: Máy bay ném bom Tu-22, máy bay ném bom mang tên lửa Tu-95 và Tu-160.
"Hoạt động phát triển máy bay ném bom PAK DA đang tiến với tốc độ ổn định, nhiệm vụ then chốt là nguyên mẫu thử nghiệm sẽ cất cánh vào năm 2021, nhưng nếu mọi việc diễn ra như hiện nay, nguyên mẫu thử nghiệm sẽ cất cánh sớm hơn” Ông Victor Bondarev nói với các phóng viên."
Theo tin đã đưa, bản phác thảo cấu trúc của máy bay ném bom tương lai được giao cho nhiều công ty, hai công ty cuối cùng lọt vào chung kết là SAGI và Tupolev.
Tháng 4.2014 văn phòng thiết kế mang tên Tupolev đã đưa ra bản thiết kế cấu trúc chính thức máy bay ném bom PAK DA tầm xa. Động cơ được phát triển từ công nghệ chế tạo động cơ cơ bản NK-32. Theo các nguồn tin nội bộ, đây sẽ là dự án động cơ mới NK-65.
Những thông số cơ bản của PAK – DA sẽ là: trọng tải chính khoảng 125000 kg, khối lượng nhiên liệu khoảng 50 nghìn tấn, tải trọng hữu ích lớn hơn 30 tấn, tầm xa hoạt động 12500 km. Bán kính chiến đấu từ 6000 – 9000 km với 1 lần tiếp dầu.
Tôc độ bay hiện nay đối với PAK –DA sẽ có 2 phương án, phương án một sử dụng tốc độ bay siêu âm 1,5 – 2M, phương án 2 sử dụng tốc độ bay cận âm làm tăng khả năng tàng hình là 0.88M. Tốc độ hành trình dự kiến khoảng lớn hơn 1M đối với máy bay siêu âm.
Các loại vũ khí dự kiến trang bị sẽ có : tên lửa hành trình siêu thanh chiến lược Kh – 101; Bom và tên lửa hành trình tầm gần có độ chính xác cao; bom thông thường; tổ hợp không người lái trinh sát, tấn công chiến thuật
Máy bay ném bom chiến lược H-20 Trung Quốc
Cạnh tranh với Mỹ, Trung Quốc đang phát triển một phiên bản mới máy bay ném bom thế hệ mới, do Tập đoàn công nghiệp Hàng không Xian thiết kế và chế tạo. Nguyên mẫu máy bay mới được đặt tên là H-20, nhằm thay thế máy bay ném bom H-6, phiên bản nâng cấp của Tu-16 từ thời Liên Xô đã quá lỗi thời
Phiên bản H-20 được phát triển rất bí mật, hầu như không có thông tin chi tiết về phương án thiết kế, giải pháp kỹ thuật hoặc yêu cầu kỹ chiến thuật. Các quan chức quân sự Trung Quốc khẳng định, quá trình phát triển dự án đang trong giai đoạn sắp kết thúc. Tham gia vào thiết kế và chế tạo nguyên mẫu đầu tiên là tập đoàn công nghiệp hàng không Xian và công ty Thẩm Dương
Cùng theo truyền thông phương Tây, trong quá trình phát triển máy bay ném bom thế hệ mới, các kỹ sư hàng không Trung Quốc gặp nhiều khó khăn.
Cơ sở căn bản để phát triển H-20 dựa trên mẫu F-117 và B-2 Spirit của Mỹ. Năm 2011, một trong những nhà thiết kế của Northrop Grumman bị bắt và kết tội gián điệp cho Trung Quốc, có thể kỹ sư này đã chuyển cho Trung Quốc những cơ sở dữ liệu cần thiết cho công nghệ chế tạo máy bay B-2.
Theo những thông tin ít ỏi trên truyền thông, H-20 được xây dựng theo phương án “Cánh dơi bay”, sử dụng công nghệ tàng hình tiên tiến nhất, có khả năng bay tầm xa hơn 10 nghìn km, mang theo nhiều loại vũ khí khác nhau. Máy bay có tốc độ cận âm. Trung Quốc dự kiến đưa vào biên chế H-20 vào thập kỷ sau.
NT