Lo ngại nền kinh tế bước vào suy thoái sau cú sốc hàng hoá

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Khi cả ba yếu tố đường cong lợi suất thu hẹp, giá dầu tăng, chứng khoán rơi vào trạng thái điều chỉnh xảy ra cùng một lúc, đã đến lúc phải xem xét mối đe dọa một cách nghiêm túc về một nền kinh tế bước vào suy thoái.
Lo ngại nền kinh tế bước vào suy thoái sau cú sốc hàng hoá

Đó gần như đang là kịch bản vào thời điểm hiện tại, khi một động thái phối hợp theo hướng gây lo lắng về cổ phiếu, trái phiếu và hàng hóa đang buộc các nhà giao dịch phải đánh giá lại theo thời gian thực về kỳ vọng tăng trưởng của thị trường.

Chỉ số S&P 500 đã giảm gần 3% trong ngày 7/3 và giá dầu tiến sát mức giá cao nhất trong một thập kỷ, trong khi niken và lúa mì đều tăng giá mạnh. Tổng hợp lại, thông điệp này giờ đây cho thấy mối đe dọa về sự suy giảm kinh tế đã gia tăng trong bối cảnh rủi ro địa chính trị ở châu Âu và một Cục Dự trữ Liên bang (Fed) duy trì quan điểm diều hâu.

David Donabedian, Giám đốc đầu tư của CIBC Private Wealth Management cho biết: “Triển vọng tăng trưởng phải được giảm xuống và nguy cơ suy thoái phải được đánh dấu rõ ràng hơn. Nếu dầu tăng lên mức 125 USD hoặc cao hơn và duy trì mức đó trong sáu tháng, chúng ta sẽ có một cuộc suy thoái ở châu Âu chỉ vì mức độ nhạy cảm cực cao của họ đối với hàng nhập khẩu của Nga”.

Chênh lệch giữa trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm và 2 năm

Chênh lệch giữa trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm và 2 năm

Bóng ma của một nền kinh tế đình trệ, một sự kết hợp hiếm hoi của việc giá cả tăng vọt trong một nền kinh tế suy yếu đang hiển hiện trên thị trường trái phiếu. Mức lạm phát bình quân10 năm vừa tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2005, trong khi đường cong lợi suất - mức chênh lệch của lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm và 2 năm – đang thu hẹp xuống mức chưa từng thấy kể từ sau đại dịch. Lịch sử cho thấy một sự đảo ngược hoàn toàn của đường cong lợi suất như đã xảy ra vào năm 2019, sẽ báo hiệu một sự thu hẹp của thị trường.

Trên thị trường chứng khoán, chỉ số chứng khoán từ châu Âu và châu Á đang hướng tới thị trường con gấu khi đã giảm gần 20% so với mức đỉnh gần đây. Trong khi chỉ số S&P 500 hoạt động tốt hơn khi chỉ giảm 12% từ mức đỉnh nhờ vào tính chất trú ẩn và không có nhiều hoạt động thương mại với Nga.

“Tất cả chúng ta đều có thể hy vọng vào điều tốt nhất, nhưng chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất (hoặc tệ hơn chúng ta đã thấy) là chiến lược thận trọng ngay bây giờ,” Peter Tchir, người đứng đầu chiến lược vĩ mô tại Academy Securities cho biết.

Đối với thị trường cổ phiếu và trái phiếu, khi xu hướng tăng giá ngừng lại sẽ làm cho cảm giác giàu có của mọi người suy giảm, khiến các quyết định đầu tư bị gác lại. Đó là rủi ro đối với hàng hóa ngay bây giờ, khi giá cả tăng vọt đe dọa làm suy yếu tâm lý người tiêu dùng.

Từ lúa mì và ngô, dầu đến đồng, giá các mặt hàng đều tăng vọt sau khi xung đột giữa Nga và Ukraine leo thang nghiêm trọng làm dấy lên lo ngại về sự thiếu hụt nguồn cung từ hai trong số các nhà sản xuất lớn nhất thế giới. Trong khi xu hướng tăng của giá hàng hoá có thể đã bắt đầu từ nhiều tháng trước khi nhu cầu bùng nổ thì nhiều nhà giao dịch coi chặng đua mới nhất là thứ có thể tự nền kinh tế đẩy thế giới rơi vào suy thoái.

Trong đó, việc tăng giá năng lượng đặc biệt đáng ngại, nó không chỉ gây căng thẳng cho tiêu dùng của các hộ gia đình mà còn làm tăng thêm áp lực về giá cả, có khả năng thúc đẩy các ngân hàng trung ương trên thế giới thắt chặt chính sách tiền tệ để chống lại lạm phát.

Victoria Greene, đồng sáng lập và Giám đốc đầu tư tại G Squared Private Wealth cho biết: “Giá dầu, cũng như đường cong lợi suất và vị trí của chúng ta trong chu kỳ kinh tế, chắc chắn đang dấy lên những tín hiệu suy thoái. Tôi không nói ngày mai bầu trời sụp đổ. Nhưng tôi nghĩ chắc chắn nó sẽ xảy ra trong vòng 12 tháng tới”.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều quan điểm khác. Neil Dutta, người đứng đầu bộ phận kinh tế tại Renaissance Macro Research nhận định, những lo ngại về một cú sốc dầu đang bị thổi phồng quá mức. Ông lập luận rằng không chỉ người Mỹ ngày nay có tình trạng tài chính tốt hơn để vượt qua các hóa đơn năng lượng cao, lãi suất thực vẫn âm sâu, tạo ra dư địa để ngân hàng trung ương tăng lãi suất mà không làm nền kinh tế bị trật bánh.

“Tôi có một số thông cảm với ý kiến ​​rằng phản ứng của Fed đối với giá năng lượng cao hơn làm trầm trọng thêm cú sốc giảm giá, nhưng chúng ta còn xa ở thời điểm này. Người tiêu dùng tiếp tục có mức tiết kiệm vượt mức cao có thể đóng vai trò như một tác nhân gây giảm giá dầu”, ông cho biết.

Nhưng thị trường liên tục phản ứng quá mức. Sự hoảng loạn đang chi phối tâm lý nhà đầu tư và giá tài sản vượt xa bất kỳ thứ gì được chứng minh bằng các nguyên tắc cơ bản.

Zhiwei Ren, Giám đốc danh mục đầu tư tại Penn Mutual Asset Management cho biết, sự biến động hiện tại đang được thúc đẩy bởi tình trạng hỗn loạn địa chính trị có thể đảo ngược nhanh chóng nếu rủi ro địa chính trị ở Ukraine lắng xuống.

Theo một cách nào đó, môi trường ngày nay gợi nhớ Ryan Grabinski, một chiến lược gia tại Công ty chứng khoán Strategas về những gì đã xảy ra vào đầu những năm 1990, khi cuộc xâm lược Kuwait của Iraq đã thúc đẩy giá dầu tăng vọt tương tự. Khi đó, chỉ số S&P 500 rơi vào thị trường giá xuống và Mỹ bước vào thời kỳ suy thoái.

“Có lẽ phần đáng sợ là vào năm 1990, lãi suất huy động của Fed là 8% và cuối cùng bắt đầu một chu kỳ nới lỏng. Hôm nay, Fed đang ở giai đoạn đầu của chu kỳ tăng lãi suất. Có vẻ như càng ngày càng khó tránh khỏi một cuộc suy thoái”, chiến lược gia Ryan Grabinski cho biết.

Theo Đầu tư chứng khoán