Lo Nga thân A rập Xê út, Mỹ khẩn cấp bán THAAD cho Riyadh

VietTimes -- Ngày 06.10.2017, Cơ quan truyền thông Bộ quốc phòng Mỹ chính thức tuyên bố, Chính phủ Mỹ phê chuẩn kế hoạch cung cấp hệ thống tên lửa phòng không, phòng thủ tên lửa chiến trường trị giá 15 tỷ USD THAAD cho Ả-rập Xê-út.
Hệ thống phòng thủ chiến trường THAAD của Mỹ, sẽ được cung cấp cho Ả rập Xê út

Bản tin cho biết: "Chính phủ Ả-rập Xê-út đã yêu cầu phía Mỹ cung cấp 44 hệ thống tên lửa phòng thủ chiến trường (THAAD), 360 quả đạn tên lửa đánh chặn THAAD,16 tổ hợp truyền thông và kiểm soát hỏa lực cơ động cấp chiến thuật THAAD, 7 tổ hợp radar kiểm soát mục tiêu, dẫn bắn AN / TPY-2 THAAD radar. 

Ngoài ra còn có Hệ thống bảo trì bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa THAAD, 43 xe vận tải đặc chủng, các tổ hợp máy phát điện, các trạm phân phối điện cơ động, các tổ hợp huấn luyện, các tổ hợp truyền thông hệ thống dụng cụ chuyên dụng đặc chủng, bộ thiết bị kiểm tra, bảo trì, sửa chữa nhỏ và phục hồi, các ấn phẩm công bố đại chúng và tài liệu kỹ thuật, các huấn luyện viên và trang thiết bị đào tạo nhân sự.

Hợp đồng bao gồm cả các cán bộ, nhân viên kỹ thuật, nhân viên hậu cần của chính quyền Mỹ và các nhà thầu kỹ thuật và dịch vụ hậu cần, xây dựng cơ sở hạ tầng, huấn luyện đào tạo và các thành phần khác liên quan đến công tác hậu cần kỹ thuật và hỗ trợ chương trình triển khai THAAD. Chi phí ước tính đến 15 tỷ USD.

Việc phê chuẩn thỏa thuận này nhằm mục đích hỗ trợ chính sách đối ngoại và các mục tiêu an ninh quốc gia của Mỹ trên hướng tăng cường an ninh quốc phòng cho quốc gia thân thiện. Phê chuẩn thỏa thuận cung cấp THAAD cho Ả rập Xê út thể hiện mối quan tâm đặc biệt về an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại của Mỹ trong kế hoạch hỗ trợ an ninh lâu dài của Ả-rập Xê-út và vùng Vịnh, đối mặt với những mối đe dọa từ Iran và các quốc gia, lực lượng khác. 

Cũng theo bản tuyên bố của Lầu Năm Góc, thỏa thuận cung cấp THAAD gia tăng đáng kể khả năng quốc phòng của Ả-rập Xê-út nhằm mục đích phòng thủ chống lại những nguy cơ về tên lửa đạn đạo, đang thành xu hướng phát triển mạnh mẽ trong khu vực. 

Khả năng tấn công tiêu diệt mục tiêu trên thượng tầng khí quyển, khả năng Hit to Kill của THAAD sẽ làm tăng thêm độ tin cậy cấu trúc hệ thống phòng thủ tên lửa của Ả rập Xê út,  đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa cấp bách của Không quân hoàng gia Ả Rập (RSADF). Do đã quen với THAAD, quân đội Ả rập Xê út sẽ không gặp khó khăn trong việc biên chế hệ thống vào các lực lượng vũ trang quốc gia Hồi này.

Thỏa thuận cung cấp và hỗ trợ hậu cần kỹ thuật của Mỹ sẽ không làm thay đổi cân bằng lực lượng quân sự cơ bản trong khu vực.

Cơ quan hợp tác an ninh quốc phòng Lầu Năm Góc cho biết: những nhà thầu chính của các hệ thống THAAD, cung cấp cho Ả rập Xê út là Tập đoàn Hệ thống không gian Lockheed Martin, Dallas, TX, Camden, AR, Troy, AL và Huntsville, AL, tập đoàn Raytheon, Andover và MA. 

Lầu Năm Góc đưa ra thông báo này vào ngày 05.10.2017, khi truyền thông quốc tế, đăng tải thông tin về chuyến viễng thăm lịch sử của vua Ả râp Xê út Salman cho biết: Nga và Ả-rập Xê-út đạt được thoả thuận về hợp tác quốc phòng trong tường lại, được thể hiện bằng các bản gi nhỡ giữa Moscow với Riyadh. Các bên đã ký bản ghi nhớ về việc đàm phán ký kết hợp đồng cung cấp hệ thống S-400, hệ thống Kornet-EM, TOS-1A, AGS-30 và được phép sản xuất súng tiểu liên Kalashnikov AK-103 theo giấy phép.

Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử hợp tác quốc phòng Mỹ, một thỏa thuận với số tiền khổng lồ đến 15 tỷ USD được phê chuẩn nhanh chóng chỉ sau chuyến viếng thăm của tổng thống Mỹ Donald Trump đến Ả rập Xê út và chuyến viếng thăm của vua Salman bin Abdul-Aziz Al Saud đến Nga.

Mặc dù giữa Nga và Ả rập Xê út đã có mối quan hệ ngoại giao lâu dài, nhưng Ả rập Xê út là quốc gia Hồi giáo mà đại đa số là người Sunni theo quan điểm hà khắc. Ả rập Xê út, tương tự như Qatar  và một số nước Hồi giáo khác là quốc gia tài trợ mạnh mẽ cho các tổ chức Hồi giáo cực đoan.

Trên chiến trường Trung Đông, Ả rập Xê út là quốc gia cung cấp tài chính, thao trường huấn luyện, vũ khí đạn dược cho các tổ chức khủng bố cực đoan tấn công Syria, đứng đầu liên minh quân sự các quốc gia vùng Vịnh tấn công vào lãnh thổ Yemen.

Hiện nay, Ả rập Xê út từ thế tiến công đã bị đẩy lùi về thế phòng thủ bị động do IS đang thất bại trên cả 2 chiến trường Syria, Iraq. Chính quyền Damascus, chính quyền Baghdar và người dân dòng Shia của các quốc gia này đều hiểu rõ, ai cung cấp vũ khí, tài chính, hậu cần kỹ thuật cho IS và các nhóm khủng bố khác. Chiến thắng ở Syria, Iraq sẽ khiến Riyadh (thủ đô Ả rập Xê út) đối mặt với vòng vây các quốc gia thù địch mà chính sách đối ngoại cững rắn của Ả rập Xê út tạo ra. Trên phương diện địa chính trị, Ả rập Xê út không cần đến mức quá cấp thiết S-400 hay THAAD mà cần hóa giải các phong trào chống Riyadh và họ trông cậy vào Nga.

Việc Lầu Năm Góc khẩn cấp bán THAAD cho Ả rập Xê út cũng nhằm mục đích hóa giải các nguy cơ khủng bố. Hầu hết các tổ chức Hồi giáo cực đoan đều có liên quan đến Riyadh, Qatar, ít nhất là nguồn tài trợ quan trọng. Sự thay đổi chính sách ngoại giao của 2 quốc gia này sẽ dẫn đến một hiểm họa là các tổ chức cực đoan sẽ coi Mỹ là kẻ thù số 1, việc tấn công phương Tây có thể sẽ là ưu tiên thứ nhất của các tổ chức Al-Qaeda và IS trong tương lai gần. 
TTB