Các nhà lãnh đạo Bắc Kinh có niềm tin vững chắc: Trung Quốc đang phát triển thành siêu cường với nền kinh tế mạnh nhất thế giới và sức mạnh quân sự đáng sợ. Nhưng có một vấn đề rất lớn: Nhu cầu năng lượng.
Đây cũng là cơ sở căn bản định hướng chiến lược quân sự và ngoại giao của Bắc Kinh, được thể hiện rõ nét qua bản đồ phân tích của Lầu Năm Góc
Hy vọng độc lập về năng lượng đã nhanh chóng bị dập tắt do sự tăng trưởng dân số, đi kèm với điều kiện sống ngày càng cao hơn trong trong bối cảnh nền kinh tế đang mở rộng.
Tiếp tục tăng trưởng kinh tế là điều kiện bắt buộc đối với bộ máy lãnh đạo Trung Quốc. Tính hợp hiến của Đảng Cộng sản, ổn định chính trị và ổn định xã hội một phần rất lớn phụ thuộc vào sự gia tăng thịnh vượng. Hệ thống chính trị “đảng cầm quyền” của Trung Quốc dễ được chấp nhận do sự phát triển đất nước mà lãnh đạo của đảng cộng sản Trung Quốc mang lại.
Thực tế là một thỏa thuận ngầm bất thành văn khó có thể kéo dài, trừ phi đảng cộng sản Trung Quốc duy trì các thỏa thuận này và giữ cho nền kinh tế tiếp tục đi lên. Nhưng một nền kinh tế công nghiệp phát triển như Trung Quốc không thể hoạt động nếu thiếu dầu và khí gas.
Để bổ sung vào nhu cầu ngày một tăng cao, đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như sự tồn tại lâu dài của mình, chính quyền do đảng cộng sản Trung Quốc lãnh đạo đã "xây dựng hoặc đầu tư vào các dự án năng lượng trên hơn 50 quốc gia," theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc năm 2015. Trung Quốc phải nhập khẩu khoảng 60 phần trăm trong nhu cầu dầu và khoảng 32% khí đốt tự nhiên, tính vào năm 2014.
Sự phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng đặt Bắc Kinh trong một vị trí hoàn toàn không thoải mái. Những phụ thuộc được thể hiện rõ nét trên bản đồ trong một báo cáo của Lầu Năm Góc. Dầu và khí đốt nhập khẩu là một vấn đề sống còn đối với những nhà lãnh đạo Trung Quốc, có nghĩa là họ cần một chiến lược quân sự để bảo vệ huyết mạch năng lượng quan trọng bậc nhất này.
Trên bản đồ, có thể thấy rõ được dòng chảy huyết mạch dầu mỏ nhập khẩu Trung Quốc thông qua hai tuyến đường hàng hải quốc tế
(tỷ lệ có thể vượt trên 100% do các lô hàng có thể đi qua nhiều tuyến trong dòng chảy huyết mạch vận tải năng lượng).
Theo báo cáo của Lầu Năm Góc, Trung Quốc nhập khẩu ít nhất 51% lượng dầu từ Trung Đông. Khoảng 43% lượng dầu phải đi qua eo biển Hormuz, trong khi 82% lượng dầu nhập khẩu dầu đường hàng hải của Trung Quốc phải đi qua eo biển Malacca.
Cả hai tuyến vận tải huyết mạch vô cùng quan trọng trong giao thông thương mại hàng hải toàn cầu và dễ trở thành điểm xung đột tiềm năng. Trong những năm 1980 cuộc chiến Iran-Iraq, Iran đã đóng cửa eo biển Hormuz nhằm ngăn chặn các chuyến vận tải biển được coi là đáng ngờ, dẫn đến một cuộc đối đầu quân sự quân sự ngắn ngủi Washington với Tehran trong vùng Vịnh Ba Tư. Hải quân Iran đã đe dọa tấn công hai tàu mang cờ nước ngoài trên eo biển vào tháng Tư 1980, trong đó có một tàu mang cờ Mỹ.
Trong khi đó, eo biển Malacca đã trở thành một điểm nóng hải tặc toàn cầu. Với 82% lượng dầu nhập khẩu bằng đường hàng hải và 30% lượng khí đốt tự nhiên nhập khẩu theo đường biển của họ đi qua đây, Bắc Kinh đang nỗ lực phát triển các tuyến đường biển thay thế đáng tin cậy hơn cho nhập khẩu năng lượng. Đây có thể là một nhu cầu cấp thiết đặc biệt của Trung Quốc xung quanh eo biển Malacca, động lực thúc đẩy sự căng thẳng ngày càng gia tăng ở Biển Đông.
Để giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt, phải vận tải qua các tuyến đường biển huyết mạch, Trung Quốc tiến hành xây dựng một số các tuyến đường ống mới với nhà cung cấp. Một tuyến đường ống liên minh Nga-Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi công suất từ 300.000 đến 600.000 thùng dầu mỗi ngày vào năm 2016, như trên bản đồ của Lầu Năm Góc cho thấy.
Trung Quốc cũng đã gần như hoàn thành tuyến đường ống dẫn dầu từ cảng Kyuakpya - Myanmar đến thành phố côn Minh, Trung Quốc. Các đường ống dẫn chạy theo tuyến vận tải biển vượt qua eo biển Malacca, sẽ vận tải 440.000 thùng dầu mỗi ngày từ Trung Đông và châu Phi.
Chiến lược chính sách đối ngoại của Bắc Kinh đã được định hướng xung quanh việc thiết lập quyền được tiếp cận các khu vực giàu năng lượng. Đó là những chính sách nhiều tỷ đô la "Con đường tơ lụa mới - New Silk Road" một sáng kiến về thương mại nhằm xây dựng lại con đường buôn bán từ thời cổ xưa. Chiến lược quân sự nhằm xây dựng "Chuỗi ngọc trai" bao gồm các cảng và căn cứ hải quân trên vùng nước Ấn Độ Dương cũng như những nỗ lực để thiết lập sự hiện diện quân sự vùng nước tranh chấp giàu tài nguyên khoáng sản Biển Đông đều nhằm giữ vững an ninh cho nguồn cung cấp dầu thô và khí đốt tự nhiên trong tương lai.
Đây cũng là những mục tiêu ngoại giao cấp tập của Trung Quốc nhằm tiếp cận gần gũi hơn với lãnh đạo các nước có tài nguyên giàu có, đó là các cuộc họp cấp cao của Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình với các nhà lãnh đạo Pakistan và Nga trong thời gian gần đây. Sứ mệnh đầy tham vọng của Hải quân PLA, bao gồm xây dựng thêm các hòn đảo nhân tạo (những hàng không mẫu hạm không thể đánh chìm) và đóng thêm tàu sân bay mới nhằm mục đích triển khai lực lượng vũ trang của Bắc Kinh trên các tuyến vận tải biển giao quan trọng bậc nhất đối với ngành thương mại và năng lượng của Trung Quốc.
Tấm bản đồ của Lầu Năm Góc đã vạch rõ chiến lược phức tạp, khó khăn của Trung Quốc trong việc bảo vệ nguồn cung năng lượng – gót chân Asin cho sự sống còn của Bắc Kinh – đây có thể cũng là động lực chủ chốt cho những hành động hung hăng của Trung Quốc trong khu vực và trên toàn thế giới trong khoảng 10 năm trở lại đây.
Trịnh Thái Bằng, theo QPAN