Một nhà báo khác, có quan hệ tốt với lực lượng "Hezbollah" và người Syria, Elijah Magniter của tờ báo Kuwait Al-Rai, cho biết rằng các máy bay trực thăng của lực lượng không quân viễn chinh Nga sẽ được bố tri ở sân bay quân sự thứ ba - T4 thuộc tỉnh Homs.
Magniter, dẫn nguồn tin từ Trung tâm điều phối các hoạt động chung ở Damascus, cho biết quân đội Syria đã nhận chuyển giao đầy đủ hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến S-300. Một khi hệ thống được đưa vào sẵn sàng chiến đấu và điều này sẽ xảy ra trong tương lai gần, Damascus sẽ đưa ra cảnh báo chính thức: bất kỳ chiếc máy bay nào, xuất hiện trong không phận Syria mà không có sự phối hợp trước với chính phủ ở Damascus sẽ được xem như một hành động xâm nhập bất hợp pháp và trở thành mục tiêu chính đáng để tiêu diệt.
Lực lượng trắc thủ phòng không tên lửa Syria hiện đang kết thúc khóa học khai thác sử dụng hệ thống tên lửa mới này. Các máy bay quân sự nước ngoài sẽ chỉ được bay trong những hành lang nhất định theo thỏa thuận với quân đội Syria. Triển khai hệ thống S-300 ở Syria không đồng nghĩa với việc ngăn chặn máy bay của Liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu mà trước hết là bảo vệ không phận Syria và chống lại không quân Thổ Nhĩ Kỳ, từ lâu vốn coi vùng trời phía Bắc Syria như là không phận của chính mình.
Phóng viên này dẫn nguồn đã nêu cho biết: Iran sẽ triển khai tại sân bay quân sự T4 (Tiazyl) ở tỉnh Homs hai phi đội máy bay Sukhoi, được sử dụng trong cuộc chiến tranh với “vương quốc Hồi giáo” IS.
Nga cũng đang tạo ra một lá chắn phòng không tích hợp đa tầm bao gồm các tổ hợp tên lửa Tor M1 / M2, Pansir-S1 và S-400. Mục đích chủ yếu của chiếc ô phòng không này là đảm bảo cho lực lượng viễn chinh quân đội Nga an toàn trước mọi nguy cơ tấn công đường không từ phía bên ngoài.
Trung tâm tác chiến đường không chủ yếu của Nga sẽ là sân bay Al-Shary ở tỉnh Homs. Đây là sân bay quân sự quan trọng bậc nhất của Syria. Lực lượng bộ binh có được không gian tác chiến rộng rãi để bảo đảm an ninh cho sân bay, lực lượng kỹ sư và kỹ thuật viên đã chuẩn bị sẵn sàng để tiếp nhận thêm các máy bay mới đến từ Nga.
Như vây, việc Iran và Syria có hệ thống tên lửa S-300 và trong tương lai, khi các nước này có khả năng mua sắm thêm các tổ hợp tên lửa tầm trung Buk hoặc Tor, cũng với việc tiếp tục sở hữu thêm Pansir - S1 sẽ hình thành một lá chắn phòng không đáng sợ ở khu vực Trung Đông nóng bỏng này. Nếu hoạt động này hiệu quả, và chắc chắn có hiệu quả, Iraq sẽ không ngần ngại tìm cách sở hữu, ít nhất là hệ thống tên lửa tầm trung và tầm gần, đặt dấu chấm hết cho các chuyến bay của Thổ Nhĩ Kỳ trong không phận Iraq,
Người Kurd sau khi có được những thắng lợi khả quan trên chiến trường, chắc chắn sẽ tìm kiếm nguồn cung cấp ít nhất là tên lửa phòng không vác vai Trung Quốc hoặc Stringer của Mỹ, điều này Lầu Năm Góc rất khó chối từ vì vẫn còn hy vọng sử dụng lực lương dân quân người Kurd trong cuộc chiến ở Iraq. Đó thật sự sẽ là thảm họa với Ankara như với Kiev, khi bên kia đại dương, các ông chủ thật sự thấy không còn giá trị sử dụng.