Khi người Thái Lan bị dồn chân tường

VietTimes -- Để hậu vệ trái Theerathon Bunmathan “tẩy thẻ” chuẩn bị cho trận đấu với đội tuyển Việt Nam thì Thái Lan lại để thua Malaysia. Tình thế giờ đây không còn cách nào khác người Thái đành phải chơi “tất tay” trên sân Mỹ Đình hòng kiếm bằng được 3 điểm.
Chỉ có chiến thắng, Thái Lan mới có hy vọng đi tiếp. Ảnh Changsuek.
Chỉ có chiến thắng, Thái Lan mới có hy vọng đi tiếp. Ảnh Changsuek.

Chiến thuật “lấy công bù thủ” khi bố trí “dàn hỏa lực” mạnh gồm 4 khẩu “đại bác” có tên T. Dangda (10) S. Sarachart (7), C. Songkrasin (18), E. Punya (8) của ông A. Nishino trên sân Bukit Jalil (Kuala Lumpur) thất bại khiến Thái Lan lâm vào thế dựa chân tường.

Nhận định Việt Nam là đối thủ chính của Thái Lan tại bảng G của ông thầy người Nhật là không sai, nhưng việc các học trò của ông không thể hạ chủ nhà Malaysia là nằm ngoài tính toán. Đúng là sai 1 ly đi 1 dặm!

Đội khách lâm thế chân tường

Việc cả 4 cầu thủ đang thi đấu ở nước ngoài của đội tuyển Thái Lan đều có thể sẵn sàng ra sân khiến cho trận đấu trên sân Mỹ Đình sẽ căng thẳng hơn dự kiến. Ảnh Changsuek

Việc cả 4 cầu thủ đang thi đấu ở nước ngoài của đội tuyển Thái Lan đều có thể sẵn sàng ra sân khiến cho trận đấu trên sân Mỹ Đình sẽ căng thẳng hơn dự kiến. Ảnh Changsuek

Muốn có mặt ở vòng 3 vòng loại World Cup 2020 đội tuyển Thái Lan cần ít nhất 17 điểm, nghĩa là họ đang thiếu 10 điểm nữa. Nếu như việc kiếm 6 điểm trên sân nhà trong các trận gặp Indonesia, Malaysia không quá khó thì việc kiếm điểm các trận sân khách Việt Nam, UAE được cho là vô cùng khó khăn.

Chỉ cần trắng tay rời sân Mỹ Đình trong trận đấu tới đây thì coi như số phận của thầy trò A.Nishino đã được định đoạt. Nhìn lối đá của đội chủ nhà với triết lý bóng đá “Park ball” thì dường như  đội khách Thái Lan không thể vác “thần công 4 nòng” ra sân Mỹ Đình, bởi rất dễ khi hàng công chưa ghi bàn thì lưới đã rung.

Đội tuyển Việt Nam dưới thời ông Park, bất cứ cầu thủ nào cũng có thể kiến tạo và ghi bàn. Bàn thắng có thể đến bất cứ lúc nào, bởi nền tảng thể lực của các cầu thủ được cải thiện đáng kể, đủ sức đeo bám đối thủ 90 phút.

Nghịch lý ở chỗ, khi ngôi sao C. Songkrasin chấn thương thì hàng công của Thái Lan vận hành trơn tru hơn rất nhiều. Hai đàn em S. Sarachart, E. Punya không bị cái bóng quá lớn của “Messi Thái” nên thi đấu thanh toán hơn rất nhiều.

Trong trận đấu trên sân Bukit Jalil, pha ghi bàn chớp nhoáng của C. Songkrasin đã thể hiện đẳng cấp ngôi sao hàng đầu khu vực nhưng việc truyền cảm hứng thi đấu cho đồng đội thì lại chưa được thể hiện.

Gia cố chất thép

Đội tuyển Việt Nam dưới thời ông Park, bất cứ cầu thủ nào cũng có thể kiến tạo và ghi bàn. Bàn thắng có thể đến bất cứ lúc nào, bởi nền tảng thể lực của các cầu thủ được cải thiện đáng kể, đủ sức đeo bám đối thủ 90 phút. Ảnh FOX
Đội tuyển Việt Nam dưới thời ông Park, bất cứ cầu thủ nào cũng có thể kiến tạo và ghi bàn. Bàn thắng có thể đến bất cứ lúc nào, bởi nền tảng thể lực của các cầu thủ được cải thiện đáng kể, đủ sức đeo bám đối thủ 90 phút. Ảnh FOX

Không còn cách nào khác, trong trận lượt về, ông A.Nishino sẽ phải cất bớt đi cầu thủ chơi chất kỹ thuật, gia cố chất thép ở tuyến giữa. Nếu như hậu vệ trái Theerathon Bunmathan được coi là “kẻ gác đường” rắn mặt với những pha tiểu xảo ăn thua với Văn Hậu thì tuyến trên Thitipan, một cầu thủ đá rất rắn mặt cũng sẽ trở lại sau chấn thương.

Cầu thủ đang thi đấu tại Nhật Bản này đã có mặt trong đội hình Thái Lan trong trận đấu gặp Việt Nam tại lượt trận đầu tiên vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á hôm 5/9. Trận đấu đó Thitipan đá “tiền đạo ảo” cùng S. Sarachart và gặp chấn thương và được thay ra ở phút thứ 74. Sau trận đấu, anh phải về Nhật Bản để kiểm tra mức độ nghiêm trọng của chấn thương và nghỉ 3 trận tiếp theo của đội tuyển Thái.

Tiền vệ 26 tuổi được chẩn đoán gặp chấn thương gân khoeo nhưng Thitipan có dấu hiệu hồi phục nhanh hơn dự đoán ban đầu rất nhiều. Với đội ngũ y tế của CLB Oita Trinita đã giúp Thitipan nhanh chóng phục hồi chấn thương.

Anh đã vào sân thi đấu ở khoảng 10 phút cuối trong trận thua của Oita Trinita trước Vissel Kobe tại Emperor Cup hôm 23/10. Theo thỏa thuận với FAT, cầu thủ của Oita Trinita sẽ tiếp tục ở lại cùng đội nhà thi đấu 2 trận tiếp FC Tokyo (2/11) và Gamba Osaka (10/11) trước khi bay sang Hà Nội hội quân cùng đồng đội.

Thầy trò HLV Park đã sẵn sàng. Ảnh VF.

Thầy trò HLV Park đã sẵn sàng. Ảnh VF.

Trước khi gặp chấn thương, Thitipan là nhân tố không thể thiếu ở đội tuyển quốc gia Thái Lan dù bất cứ ai làm HLV trưởng.

Thitipan có thể đá cả tiền vệ lẫn trung phong bởi nhãn quan chiến thuật rất tốt, quyết liệt trong tranh chấp và rất nhiều tiểu xảo trong thi đấu. Việc mùa giải năm nay, Thitipan đã ra sân trong màu áo Oita Trinita tại giải J1-League đã chứng tỏ đẳng cấp chuyên môn của cầu thủ này.

So với S. Yooyen (4) và P. Sukjitthammakul (16) thì Thitipan đá rắn hơn nhiều, trong trận đối đầu với đội tuyển Việt Nam lượt đi anh thường xuyên phạm lỗi 12 với Tuấn Anh, Quang Hải.

Việc cả 4 cầu thủ đang thi đấu ở nước ngoài của đội tuyển Thái Lan đều có thể sẵn sàng ra sân khiến cho trận đấu trên sân Mỹ Đình sẽ căng thẳng hơn dự kiến. Nhưng cổ động viên Việt Nam vẫn tin rằng, chúng ta sẽ chiến thắng!