Kẻ được, người mất trong chiến tranh thương mại Mỹ - Trung?

VietTimes -- Washington và Bắc Kinh đang đối đầu trực tiếp với nhau nhưng rất nhiều các nước khác cũng sẽ bị kéo vào cuộc xung đột với kết quả tốt hơn hoặc xấu đi vì cuộc chiến thương mại giữa hai nước. 
Khi Mỹ và Trung Quốc bắt đầu cuộc chiến thương mại, những nước còn lại trên thế giới đã chuẩn bị tinh thần cho hậu quả của cuộc xung đột giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. 
Vào ngày 4.4, Bắc Kinh đã thông báo áp thuế thêm 50 tỷ USD lên các sản phẩm của Mỹ bao gồm cả sữa đậu nành và xe hơi, sau khi Washington có hành động tương tự trên hàng hóa Trung Quốc vì cho rằng Bắc Kinh xâm phạm tài sản trí tuệ của Mỹ.
Ông Trump đã mở đầu cuộc chiến thương mại khi tuyên bố áp thuế lên mặt hàng thép và nhôm của Trung Quốc hồi đầu năm.
Hành động ăn miếng trả miếng này gây lo ngại có thể biến thành một cuộc chiến thương mại toàn diện gây tác động toàn cầu. Đầu tuần, Trung Quốc đã áp 3 tỷ USD tiền thuế lên 128 mặt hàng Mỹ để trả đũa cho việc Mỹ đánh thuế vào thép và nhôm Trung Quốc trước đó.
Trong khi điều phổ biến mọi người vẫn nói là "không ai thắng trong một cuộc chiến thương mại" thì theo các nhà phân tích tác động của nó tới kinh tế và các lĩnh vực khác trong một vài trường hợp sẽ mang tính tích cực. 

Những nước bị ảnh hưởng

Những nền kinh tế xuất khẩu châu Á
Các nhà phân tích nói rằng kinh tế châu Á đóng vai trò trung gian trong thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ đối mặt với gánh nặng hậu quả của tranh chấp thương mại.
Steven Schwartz - giám đốc cấp cao về đánh giá châu Á tại Fitch Ratings cho rằng Hàn Quốc, Đài Loan, Việt Nam và Malaysia có thể sẽ bị ảnh hưởng. Vì các nước trên phụ thuộc vào việc xuất khẩu hàng hóa như các bộ phận, thành phần máy móc thiết bị truyền thống sử dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm tại Trung Quốc sau đó bán cho Mỹ.
Tommy Wu - nhà kinh tế cấp cao tại Oxford Economics nói rằng một trong những nước xuất khẩu lớn nhất thế giới là Nhật Bản cũng có thể nằm trong hoàn cảnh rủi ro. Năm ngoái, Nhật đã xuất khẩu 700 tỷ USD hàng hóa, còn Trung Quốc và Mỹ là đối tác thương mại lớn nhất của họ.
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Nhật là xe hơi, máy tính, thiết bị điện cũng như sắt và thép đang ở giữa ngã tư đường trong những căng thẳng của Mỹ - Trung.
Các nước xuất khẩu vi mạch cũng có thể bị ảnh hưởng.
Những nhà sản xuất vi mạch tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan
Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan cũng có thể hoàn toàn thua thiệt trong cuộc chiến thương mại nếu Bắc Kinh quyết định thay nhà cung cấp chất bán dẫn. Các công ty nội địa Trung Quốc nhập khẩu khoảng 200 tỷ USD vi mạch mỗi năm, hầu hết từ Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan.
Báo cáo gần đây của Financial Times chỉ ra mọi người đã quen thuộc với các vấn đề xảy ra. Dù sao, nếu Bắc Kinh muốn nhượng bộ Washington vì Mỹ đã kêu gọi Trung Quốc giảm thặng dư thương mại với Mỹ ở con số 100 tỷ USD thì Trung Quốc có thể việc mua mặt hàng vi xử lý của Mỹ.
Hồng Kông
Một nền kinh tế cũng nằm trong tầm rủi ro là Hồng Kông, đây là cửa ngõ cho những giao dịch thương mại giữa nội địa Trung Quốc và Mỹ.
Người phụ trách vấn đề tài chính của Hong Kong, Paul Chan Mo-po đã cảnh báo sự leo thang tranh chấp thương mại có thể ảnh hưởng tới 1/5 số việc làm tại Hồng Kông, ông viện dẫn tới việc áp thuế của Mỹ vào các mặt hàng pin năng lượng mặt trời, máy giặt vào tháng 1/2018 và thép cùng nhôm vào tháng trước.
"Thương mại tự do là một nền tảng quan trọng cho sự thành công của chúng tôi... Thương mại và ngành hậu cần, cung ứng dịch vụ kho bãi là một trụ cột công nghiệp của Hồng Kông, chiếm 22% GDP và cung cấp công việc cho 730.000 người".
Người thắng
Nhà xuất khẩu đậu nành
Việc Bắc Kinh áp thêm 25% thuế vào đậu nành của Mỹ - một mặt hàng đơn lẻ trị giá nhất trong các mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc với số tiền 14 tỷ USD/năm - sẽ là lợi ích cho các nhà xuất khẩu mặt hàng này ở các nước khác như Brazil và Argentina.
Chuyên gia về kinh tế Trung Quốc tại Danske Bank Markets phân tích: Trung Quốc là nhà thu mua đậu nành lớn nhất thế giới, họ nhập khẩu 60% sản lượng mỗi vụ và sử dụng chủ yếu để làm thức ăn gia súc. Trong khi giá đậu nành Mỹ đang trở nên đắt hơn, Bắc Kinh có thể quay sang các thị trường khác bao gồm cả Nam Mỹ. "Nông nghiệp là một trong những lĩnh vực hiển nhiên mà Trung Quốc sẽ sử dụng để trả đũa ông Trump".
Chuyên gia về chính trị quốc tế tại Đại học Viễn Đông Liên Bang Nga tại Vladivostok ông Artyom Lukin nói rằng Nga có thể bù đắp thâm hụt bằng cách bán đậu nành.
Những nước trồng đậu nành có thể được hưởng lợi từ việc áp thuế.
Những nhà cung cấp thịt lợn và máy bay
Trung Quốc đã áp 3 tỷ USD vào mặt hàng thịt lợn của Mỹ có thể là tin tốt với các nhà cung cấp ở Đức hay Tây Ban Nha. Ông Lukin cũng cho rằng các nhà sản xuất thịt lợn tại Nga cũng có thể hưởng lợi từ sự đi xuống của mặt hàng thịt của Mỹ.
Các công ty khác cũng có thể hưởng lợi nếu Trung Quốc quyết định mua máy bay Airbus của châu Âu thay vì Boeing từ Mỹ.
Những nhà nhập khẩu thép
Ông Ramon Lopez phụ trách thương mại của Philippines cho biết việc Mỹ áp thuế sắt và nhôm có thể làm lợi cho những nước nhập khẩu kim loại bao gồm cả Philippines. Với việc Trung Quốc tìm kiếm những thị trường khác để cung cấp kim loại, điều này khiến kim loại dư thừa: "Có thể thừa nguồn cung nên sẽ làm hạ giá các sản phẩm thép".