Jack Ma tái xuất, Alibaba có thể tập trung phát triển mạnh mảng thương mại điện tử quốc tế

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

VietTimes – 100 ngày sau khi trở về Trung Quốc và tái xuất hiện trước công chúng, người sáng lập Alibaba Jack Ma (Mã Vân) lại ra nước ngoài, điểm đến của ông là Nam Á và Trung Á.

Sau khi trở về Trung Quốc và cải tổ Alibaba, Jack Ma đã bắt đầu công du nước ngoài để phát triển thương mại điện tử quốc tế (Ảnh: Sohu).
Sau khi trở về Trung Quốc và cải tổ Alibaba, Jack Ma đã bắt đầu công du nước ngoài để phát triển thương mại điện tử quốc tế (Ảnh: Sohu).

Vào cuối tháng 6, Jack Ma đã lần lượt đến thăm Nepal và Pakistan. Tại hai quốc gia Nam Á này, Jack Ma đã cùng với 7 doanh nhân khác đến thăm các địa điểm du lịch và khảo sát các chợ rau, nhưng không gặp gỡ công khai các quan chức địa phương và giới truyền thông.

Trước khi đến thăm Nepal, Jack Ma đã quá cảnh ở Bangladesh. Tiếp đó, ông cũng sẽ đến quốc gia Trung Á Uzbekistan. Các nguồn tin cho biết chuyến đi của Jack Ma hoàn toàn vì “mục đích cá nhân”, nhưng với tư cách là người sáng lập Alibaba Group, “hành vi cá nhân” của ông chắc chắn sẽ khiến thế giới bên ngoài chú ý đến hoạt động thương mại điện tử ở nước ngoài của Alibaba.

Jack Ma ki ket trien khai o Ethiopia.jpg
Từ năm 2019, ông Jack Ma đã tới kí kết triển khai sáng kiến eWTP ở Ethiopia (Ảnh: Sina).

Jack Ma luôn coi trọng đưa thương mại điện tử ra nước ngoài và tự mình quảng bá nó. Năm 2016, ông đã đưa ra sáng kiến ​​​​eWTP (electronic World Trade Platform - Nền tảng thương mại điện tử thế giới). Ông đã bay hơn 800 giờ và đi đến 33 quốc gia và khu vực để "du thuyết".

Trong những năm tiếp theo, sáng kiến ​​eWTP đã được triển khai ở Thái Lan, Malaysia, Rwanda, và Bỉ. Tuy nhiên, với những thay đổi trong môi trường bên trong và bên ngoài của Alibaba, trong những năm gần đây tiến độ của eWTP đã chậm lại đáng kể và Jack Ma đã không còn thường xuyên đến thăm mọi người ở các quốc gia nữa.

Giờ đây, Jack Ma lại xuất ngoại và Pakistan, Bangladesh và Nepal là những thị trường chính của Daraz, nền tảng thương mại điện tử của Alibaba ở Nam Á.

Daraz được thành lập vào năm 2012 và được Alibaba mua lại vào năm 2018. Với sự nâng đỡ của Alibaba, chỉ trong 5 năm lượng người tiêu dùng tích cực của Daraz đã tăng từ 3 triệu lên hơn 15 triệu. Tuy nhiên, dưới tác động của tình trạng trì trệ kinh tế toàn cầu, Daraz vào tháng 2 năm nay đã tuyên bố rằng họ sẽ sa thải 11% nhân viên. Giám đốc điều hành của công ty cho biết sự gián đoạn chuỗi cung ứng, lạm phát tăng cao và trợ cấp của chính quyền địa phương giảm đã khiến công ty gặp khó khăn và làm chậm tốc độ tăng trưởng.

Nen tang Daraz duoc Ali mua.jpg
Alibaba đã mua lại nền tảng thương mại điện tử quốc tế Daraz năm 2018 (Ảnh: Zhihu).

Thành tích kém cỏi của Daraz, chuyến thăm Pakistan và các quốc gia khác của Jack Ma, bất kể có liên quan đến kinh doanh hay không, rõ ràng sẽ mang lại động lực và áp lực cho CEO Tưởng Phàm (Jiang Fan) và Tập đoàn kinh doanh kỹ thuật số quốc tế Alibaba mà ông đang lãnh đạo.

Trong bối cảnh toàn bộ tập đoàn tăng trưởng chậm, hoạt động kinh doanh ở nước ngoài đã trở thành một trong những động lực tăng trưởng quan trọng của Alibaba.

Trong quý I năm nay, thu nhập của mảng kinh doanh quốc tế của Alibaba đã tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó thu nhập từ kinh doanh thương mại điện tử ở nước ngoài tăng 41%; tương phản, tổng doanh thu của Tập đoàn Alibaba chỉ tăng 2%. , trong đó mảng thương mại trong nước Trung Quốc giảm 3%.

Bộ phận kinh doanh quốc tế đã thể hiện xuất sắc và công lao của Tưởng Phàm, người nắm mảng kinh doanh số ở nước ngoài từ đầu năm 2022, đã đóng góp rất lớn. Trong hơn một năm trở lại đây, ông đã thực hiện những điều chỉnh mạnh mẽ về cơ cấu tổ chức và hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này, và hiệu quả đến ngay lập tức: trong quý I năm nay, lượng đơn đặt hàng của mảng kinh doanh bán lẻ quốc tế của Alibaba, bao gồm AliExpress, Lazada, Trendyol và Daraz, đã tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuong Pham dang giup thuong mai dien tu tang manh.jpg
Tưởng Phàm đã đưa thu nhập mảng kinh doanh thương mại điện tử quốc tế của Alibaba tăng 41% trong quý I/2023 (Ảnh: Sina).

Tuy nhiên, lĩnh vực kinh doanh nước ngoài của Alibaba đang phải đối mặt với những thách thức mạnh mẽ từ các đối thủ cũ và mới.

Tại các thị trường toàn cầu lớn như Bắc Mỹ, Đông Nam Á và châu Âu, các công ty như Shein, TikTok, Temu và Shopee đang gia tăng nỗ lực tấn công giành thị trường. Trong khoảng một năm qua, tốc độ tăng trưởng của họ đã nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực thương mại điện tử ở nước ngoài của Alibaba và cách “đánh” của họ cũng hung hãn hơn.

Nếu chỉ cải tiến các doanh nghiệp hiện có, Alibaba sẽ khó tiếp tục giành được ưu thế trong bản đồ thương mại điện tử toàn cầu. Bị bao vây bởi những đối thủ hùng mạnh, Alibaba dưới sự điều hành của Tưởng Phàm cần phải có những động thái lớn hơn và chạy nhanh hơn. Jack Ma lúc này lại bắt đầu "chu du” nước ngoài. Ông đã đến nhiều quốc gia ở Nam Á và đích thân đến trải nghiệm "chiến trường" tuyến đầu, điều này cũng có ý ám chỉ sự tán thành và động viên đối với Tưởng Phàm.

Trong 100 ngày sau khi trở lại, Jack Ma đã thực hiện một cuộc đại phẫu đối với Alibaba: cơ cấu tổ chức được chia tách thành "1+6+N", Trương Dũng từ chức chủ tịch kiêm CEO Tập đoàn Alibaba, mô hình thương mại chuyển từ phụ thuộc vào Tmall thành "quay lại Taobao". Liệu sự thay đổi lớn tiếp theo có xảy ra trong nghiệp vụ kinh doanh ở nước ngoài của sau khi Jack Ma để mắt tới?

Tuy nhiên, trong vài năm qua, ngành thương mại điện tử toàn cầu và thậm chí cả bối cảnh kinh tế đã trải qua những thay đổi to lớn và Alibaba đã không còn như trước nữa. Chuyến đi của Jack Ma đã thu hút nhiều sự chú ý, nhưng kết quả thực tế có thể đạt được là bao nhiêu thì còn phải kiểm chứng bằng thời gian.

Thuong mai dien tu ngay cang pho bien.jpeg
Thương mại điện tử ngày càng trở nên thông dụng và được ưa chuộng tại các quốc gia
(Ảnh: Sohu).

Trong những ngày rút lui dần khỏi công việc điều hành hàng ngày của Alibaba, Jack Ma luôn coi việc thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử xuyên biên giới là mục tiêu mới.

Jack Ma từ chức CEO năm 2013 và từ chức Chủ tịch hội đồng quản trị Alibaba Group năm 2018. Việc chuyển đổi không dây của Alibaba, phát triển cuộc sống bản địa và triển khai kinh doanh điện toán đám mây chủ yếu được bàn giao cho Trương Dũng, Vương Kiên...

Nhưng sau khi rời bỏ tuyến một kinh doanh, Jack Ma đã "thoái nhưng không hưu" và vẫn tích cực hoạt động trong tầm mắt công chúng. Đặc biệt sau khi đề xuất khái niệm eTWP vào năm 2016, Jack Ma đã cống hiến hết mình cho nó. Một báo cáo năm 2018 của China Business News cho biết trong thời gian Jack Ma nghỉ hưu, eWTP chiếm nhiều thời gian và năng lượng hơn các công việc khác và nhiều hơn các báo cáo liên quan các chủ đề như giáo dục và phúc lợi công cộng ba lần.

Chính xác thì eWTP làm gì? Theo cách nói của Jack Ma, sáng kiến ​​này nhằm giúp những người trẻ tuổi và các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện các giao dịch xuyên biên giới thông qua điện thoại di động và Internet. Nói cách khác, giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào thương mại điện tử xuyên biên giới.

Vào tháng 6/2017, trong một cuộc trò chuyện với người dẫn chương trình truyền thông Mỹ Charlie Rose, Jack Ma tuyên bố rằng "không phải là biến Alibaba thành toàn cầu, mà là biến các doanh nghiệp vừa và nhỏ thành toàn cầu, để mọi người có thể cạnh tranh với Amazon, IBM và Microsoft". Ông cho rằng, "Mỗi công ty đều có thể là Amazon".

Jack Ma đã cố gắng thúc đẩy việc triển khai eWTP từ trên xuống dưới. Sau năm 2016, ông gặp gỡ các chính trị gia và doanh nhân bản địa ở Đông Nam Á, châu Phi, châu Âu và Bắc Mỹ, đồng thời thường xuyên tham dự nhiều diễn đàn khác nhau, ý đồ thuyết phục nhiều người tham gia hơn.

Jack Ma tro lai.jpg
Sự trở lại của Jack Ma đã mang lại niềm tin và khí thế mới cho Alibaba (Ảnh: Toutiao).

Những nỗ lực cao này đã mang lại nhiều kết quả. Tính đến cuối năm 2019, eWTP đã cập bến Hàng Châu và Nghĩa Ô ở Trung Quốc, cũng như ở các quốc gia Malaysia, Bỉ, Rwanda, Ethiopia...

Sau đó, Jack Ma giảm hẳn tần suất gặp khách hàng. Cho đến ngày 27/3 năm nay, ông đến trường Vân Cốc Hàng Châu uống trà với hiệu trưởng và quan sát các học sinh lên lớp. Đây là lần đầu tiên Jack Ma xuất hiện trong một sự kiện trong nước kể từ tháng 5/2022.

Nay đã qua 100 ngày, Jack Ma vẫn chưa lên tiếng công khai, cũng như không đảm nhiệm lại vị trí quản lý của mình ở Alibaba. Nhưng ảnh hưởng của người sáng lập là không thể bàn cãi. Sau tháng 6/2022, Jack Ma dần chọn phong cách "người bay" khi trước, trong gần một năm qua đã đến thăm nhiều quốc gia và khu vực, gồm Tây Ban Nha, Hà Lan, Nhật Bản, Thái Lan, Australia, v.v...nhiều nơi là thị trường trọng điểm của hoạt động kinh doanh ở nước ngoài của Alibaba. Và chuyến viếng thăm Nam Á lần này cũng là thị trường mà Alibaba đã có kế hoạch và các đối thủ chưa bung sức.

Động thái mới nhất của Jack Ma, ngoài việc hỗ trợ cho Tưởng Phàm, còn thể hiện sự coi trọng của Alibaba đối với hoạt động kinh doanh ở nước ngoài. Động thái này không chỉ cổ vũ tinh thần cho Tưởng Phàm và đội ngũ mà còn giúp các đội ngũ liên quan có dũng khí hơn để cải tổ bản thân và đối phó với những đối thủ mạnh như Shein, Temu và TikTok.

Theo Sohu