IMF phát tín hiệu hoãn đưa nhân dân tệ làm đồng tiền dự trữ

Báo cáo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng nên trì hoãn việc đưa nhân dân tệ vào rổ tiền tệ Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) cho tới tháng 9/2016.
IMF phát tín hiệu hoãn đưa nhân dân tệ làm đồng tiền dự trữ

Báo cáo công bố hôm thứ Ba, được đưa ra sau khiTrung Quốcbắt đầu nỗ lực ngoại giao để đưa nhân dân tệ vào rổ tiền tệ củaIMFtrong một phần của mục tiêu chiến lược dài hạn nhằm giảm sự phụ thuộc vào USD.

Theo Reuters, báo cáo của IMF cho rằng, bất kỳ quyết định chính thức nào về việc đưa nhân dân tệ vào rổ tiền tệ hiện bao gồm USD, EUR, GBP và JPY nên được trì hoãn để không làm gián đoạn giao dịch trên thị trường tài chính trong ngày đầu tiên của năm 2016.

Nhân dân tệ được cho là đáp ứng các yêu cầu như một đồng tiền quan trọng trong thương mại quốc tế, nhưng nhân dân tệ không đáp ứng tiêu chí được "sử dụng tự do". Theo báo cáo, nếu nhân dân tệ được xác định là một đồng tiền sử dụng tự do thì sẽ đóng một vai trò trung tâm hơn trong các hoạt động tài chính của IMF trong tương lai và sẽ đủ điều kiện để được đưa vào rổ SDR.

Báo cáo của IMF cũng công nhận những tiến bộ màBắc Kinhđã đạt được, lưu ý rằng nhân dân tệ đã là đồng tiền được sử dụng nhiều thứ 5 trong thương mại quốc tế.

Các thành viên viên châu Âu của nhóm các nền kinh tế công nghiệp hàng đầu G7 gồm Đức, Anh, Pháp và Italia muốn thêm nhân dân tệ vào rổ tiền tệ trong năm nay. Nhật Bản và Mỹ thì thận trọng hơn, các quan chức IMF cho biết.

Nhân dân tệ đã có những bước tiến khổng lồ kể từ khi Bắc Kinh thúc đẩy việc công nhận nhân dân tệ là một đồng tiền quốc tế chính thức, khi các lãnh đạo tài chính toàn cầu đang đối phó với hậu quả của cuộc khủng hoảng ngân hàng, dưới chuẩn.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết Bắc Kinh sẽ đẩy nhanh khả năng chuyển đổi của nhân dân tệ trong tài khoản vốn, mở rộng đầu tư xuyên biên giới cá nhân trong nước và đầu tư tổ chức nước ngoài tại thị trường vốn Trung Quốc.

Trong một diễn biến liên quan khác, đầu năm nay, thất vọng về việc Quốc hội Mỹ không thông qua những cải cách trong việc tăng quyền bỏ phiếu cho các thị trường mới nổi tại IMF, Bắc Kinh tuyên bố sẽ thành lập ngân hàng đầu tư của riêng mình với tên gọi Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB). Bất chấp sức ép từ Washington cùng Tokyo - hai nước từ chối tham gia AIIB, hầu hết các đồng minh của Mỹ tại châu Âu đã đăng ký tham gia sáng kiến của Trung Quốc. AIIB được xem là một đối thủ của với Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).

TheoVinanet