|
Các chỉ số nền kinh tế của Hong Kong thi nhau tụt dốc do tình trạng bất ổn (Ảnh: Bloomberg) |
Từ các khách sạn hạng sang, trung tâm mua sắm lớn cho tới các nhà hàng hay cửa hiệu tạp hóa ở những khu trung tâm du lịch như Causeway Bay, Tsim Sha Tsui...đều phải đóng cửa từ rất sớm hoặc có rất lượng khách ít ỏi mỗi ngày. Và dù cho có mở cửa, nhiều cửa hiệu mua sắm và cả sân bay của thành phố này cũng tĩnh lặng lạ thường... bởi lẽ du khách vắng hoe.
Hệ thống tàu điện ngầm của thành phố, hay MTR, gần như đóng cửa toàn bộ trong suốt những ngày nghỉ cuối tuần tính từ hôm 4/10 đến nay do tình trạng biểu tình.
Nền kinh tế Hong Kong đã suy giảm trong quý hai năm nay, và gần như chắc chắn sẽ tiếp tục giảm trong quý ba trong khi các chỉ số đang giảm dần.Câu hỏi đặt ra là liệu tình trạng này còn tiếp diễn đến bao giờ? Từng có thời là nước sản xuất hàng đầu thế giới vào thời điểm trước khi Trung Quốc trỗi dậy, nền kinh tế định hướng tài chính và tiêu dùng của Hong Kong vốn đã dễ bị ảnh hưởng mỗi khi lòng tin sụp đổ do tình trạng bất ổn.
"Tôi không kỳ vọng sẽ thấy được bất kỳ biện pháp mạnh mẽ nào có thể đảo ngược tình thế hiện nay" - Dong Chen, chuyên gia kinh tế châu Á kỳ cựu thuộc công ty Pictet Wealth Management cho hay - "Viễn cảnh tươi sáng nhất là sau khi bất ổn chính trị kết thúc, họ có thể hoạch định kế hoạch dài hạn và đưa ra các biện pháp để giải quyết các vấn đề về cấu trúc nền kinh tế".
Ảnh hưởng từ thương chiến Mỹ-Trung kết hợp với lượng du khách giảm mạnh chi tiêu cũng làm dấy lên quan ngại rằng nền kinh tế Hong Kong theo xu hướng giảm cả năm 2019. Xu hướng giảm này rất nhanh, bởi lượng hàng xuất khẩu giảm dần cùng tình trạng biểu tình đã làm mất sạch động lực kinh tế ngay từ đầu năm 2019. Đầu năm nay, Phụ trách Tài chính Hong Kong Paul Chan đã đưa dự báo tăng trưởng thường niên ở mức 2 - 3%, nhưng đến tháng 8 vừa qua đã hạ xuống chỉ còn 0 - 1%.
Rất nhiều nhà kinh tế học dự báo rằng mức tăng trưởng của Hong Kong trong cả năm 2019 sẽ ở dưới 1%. Mới đây nhất, hãng JPMorgan Chase còn đưa ra mức dự báo 0,3% - mức thấp nhất kể từ năm 2009 đến nay. Đà giảm này còn ảnh hưởng tới cả thị trường chứng khoán của Hong Kong. Chỉ số MSCI đã giảm tới 18% tính từ tháng 4.
Giá trị doanh số bán hàng của thành phố này giảm ở mức kỷ lục là 23% trong tháng 8 vừa qua, khi mà nhu cầu mua hàng hóa xa xỉ như trang sức hay đồng hồ giảm mạnh. Lượng du khách đến giảm gần 40% trong tháng 8 xuống còn 3,6 triệu lượt - con số thấp nhất kể từ năm 2003, thời điểm mà dịch SARS bùng phát.
Trước đây, Hong Kong cũng từng phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về mặt kinh tế. Vào đầu những năm 2000, đại dịch SARS đã khiến cả thành phố bị phong tỏa do lo ngại dịch bệnh lan rộng. Sau khi đại dịch được kiềm chế hoàn toàn, niềm tin của du khách và doanh nghiệp đã trở lại.
Thế nhưng, tình hình hiện nay lại khác hằn khi rất ít nhà quan sát kỳ vọng sẽ có một giải pháp nhanh chóng, khi mà cả hai bên - chính quyền và người biểu tình - đều không chịu nhượng bộ lẫn nhau.
Theo Bloomberg