Hiệu ứng ngược khi dịch vụ game online bị áp thuế tiêu thụ đặc biệt

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng thư ký VCCI - ví von việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với dịch vụ game online tương tự như nắm tóc người gầy gò ốm yếu; còn kẻ trọc đầu, to béo thì lại không quản lý được.
Ông Đậu Anh Tuấn cho rằng rất cần có đánh giá nhiều chiều, tổng quan về tác động, ảnh hưởng của game online trước khi quyết định đánh thuế tiêu thụ đặc biệt.
Ông Đậu Anh Tuấn cho rằng rất cần có đánh giá nhiều chiều, tổng quan về tác động, ảnh hưởng của game online trước khi quyết định đánh thuế tiêu thụ đặc biệt.

Tại Hội thảo Doanh nghiệp dịch vụ trò chơi điện tử trực tuyến đóng góp ý kiến về Đề nghị xây dựng Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) – do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức sáng nay, 30/3, ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng thư ký VCCI - cho rằng hiện có nhiều quan điểm khác nhau và nhiều định kiến về game online.

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến sửa đổi Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), và đề nghị bổ sung dịch vụ game online vào nhóm đối tượng áp thuế này.

Lý giải về đề xuất trên, Bộ Tài chính cho rằng kinh doanh game online hiện có doanh thu lớn, mức lợi nhuận cao so với các loại hình kinh doanh khác, thu hút mọi độ tuổi, tầng lớp dân cư, đặc biệt là giới trẻ tham gia. Theo Bộ Tài chính, cần nghiên cứu bổ sung loại hình kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng vào đối tượng chịu thuế TTĐB với mức thuế suất hợp lý để đảm bảo hạn chế dịch vụ, góp phần định hướng sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng và góp phần tăng cường quản lý hoạt động này.

Một số ý kiến bày tỏ lo ngại về tác động tiêu cực của game online đối với người chơi, như mất thời gian, giảm vận động, tác động tiêu cực và ảnh hưởng đến trẻ em,...

Tuy nhiên, ông Tuấn chỉ ra hiện có nhiều game online được xây dựng theo hướng vừa chơi vừa học. Cùng với đó, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chơi game giúp trẻ em phát triển trí tưởng tượng, tư duy, khả năng phản xạ,…

Dẫn tìm hiểu của VCCI, ông Đậu Anh Tuấn cho biết hiện chưa có quốc gia nào đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với game online. Nếu có áp thuế thì một số nước đánh thuế với thu nhập của người chơi có được từ game online như: Mua bán tài sản ảo, chơi game có thưởng.

"Trước khi quyết định đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với game online, rất cần có đánh giá nhiều chiều, tổng quan về tác động, ảnh hưởng của loại hình dịch vụ này" - ông Đậu Anh Tuấn nêu quan điểm.

Các nhà phát hành game tham gia hội thảo cho rằng, giống như những ngành sáng tạo và công nghệ, rủi ro đầu tư trong lĩnh vực game rất lớn.

Các nhà phát hành game tham gia hội thảo cho rằng, giống như những ngành sáng tạo và công nghệ, rủi ro đầu tư trong lĩnh vực game rất lớn.

Doanh nghiệp game online Việt Nam chịu cơ chế “bảo hộ ngược”

Góp ý thêm về đề xuất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với game online, ông Nguyễn Xuân Cường - Chủ tịch Hội thể thao điện tử giải trí Việt Nam (VIRESA) – cho rằng, tất cả các dịch vụ liên quan trò chơi trực tuyến, kể cả dịch vụ trong nước hay cung cấp xuyên biên giới đều đi theo mô hình Free to Pay – người sử dụng dịch vụ không phải đóng tiền. Họ chỉ phải thanh toán một khoản phí nhất định nếu có nhu cầu phát sinh trong quá trình sử dụng dịch vụ.

Dẫn ra kết quả khảo sát do VIRESA thực hiện: 100% người sử dụng dịch vụ game online đều trả tiền truy cập internet cho các nhà mạng viễn thông. Trong số đó, chỉ khoảng 8% người sử dụng dịch vụ có thanh toán tiền khi chơi game. Đây chính là đối tượng mà Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt này nhắm tới.

“Bộ Tài chính đặt mục tiêu đánh thuế tiêu thụ đặc biệt để hạn chế hành vi chơi game trực tuyến, nhưng nếu áp dụng luật thì chỉ có 8% số người chơi game online này chịu. Mà số người đóng tiền này đều đã có nghề nghiệp ổn định, làm chủ hành vi tiêu dùng, nên nhu cầu giải trí của họ là hợp pháp và cần được bảo vệ. Trong tình huống bị áp thuế tiêu thụ đặc biệt với dịch vụ game online, họ sẽ điều chỉnh sang hướng giải trí khác” – Chủ tịch VIRESA phân tích.

Ông Nguyễn Xuân Cường - Chủ tịch VIRESA.

Ông Nguyễn Xuân Cường - Chủ tịch VIRESA.

Theo ông Cường, cộng đồng người chơi game online còn có cả những vận động viên bán chuyên và chuyên nghiệp của ngành Thể thao điện tử Việt Nam - những người này có đóng góp tích cực trong việc định hướng hành vi tiêu dùng, hành vi của giới trẻ.

Hơn thế nữa, hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ game online tại Việt Nam đều là hội viên của VIRESA. Trong đó, nhiều doanh nghiệp đóng góp tích cực trong tạo công ăn việc làm cho xã hội hay đóng thuế cho nhà nước. Tuy nhiên, đây cũng chính là đối tượng đang phải chịu cơ chế “bảo hộ ngược”, “phải chịu nhiều thiệt thòi so với các dịch vụ xuyên biên giới” – ông Nguyễn Xuân Cường nói.

Bình luận về ý kiến này của ông Nguyễn Xuân Cường, ông Đậu Anh Tuấn bày tỏ: “Việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với dịch vụ game online tương tự như việc nắm được người có tóc gầy gò ốm yếu; còn kẻ trọc đầu, to béo thì lại không quản lý được. Điều này sẽ gây hiệu ứng ngược đối với việc thúc đẩy ngành game online, nội dung số Việt Nam phát triển”.

Doanh nghiệp Việt sẽ chuyển hướng thành lập công ty tại các quốc gia khác

Đại diện cho nhiều đơn vị phát hành game tại Việt Nam, VNGGames đề nghị trò chơi trực tuyến không bị đưa vào danh mục đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt như trong dự thảo.

Ông Lã Xuân Thắng khẳng định, nếu dịch vụ trò chơi điện tử trực tuyến bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt, thì người chơi sẽ chuyển sang chơi game do các công ty có trụ sở ở nước ngoài cung cấp vì giá rẻ hơn hẳn.

Ông Lã Xuân Thắng khẳng định, nếu dịch vụ trò chơi điện tử trực tuyến bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt, thì người chơi sẽ chuyển sang chơi game do các công ty có trụ sở ở nước ngoài cung cấp vì giá rẻ hơn hẳn.

Phản biện ý kiến của Bộ Tài chính cho rằng kinh doanh game online hiện có doanh thu lớn, mức lợi nhuận cao, ông Lã Xuân Thắng - Giám đốc phát hành trò chơi trực tuyến của VNG - dẫn ra số liệu doanh thu của các nước trong khu vực Đông Nam Á: Việt Nam đứng thứ tư trong khu vực (sau Indonesia, Thái Lan, Malaysia, đứng trên Singapore) nhưng tỷ suất lợi nhuận sau thuế của ngành game Việt Nam chỉ đạt 3-5% doanh thu. “Đây là mức trung bình, nếu không muốn nói là thấp so với các ngành khác trong nền kinh tế” – đại diện VNGGames khẳng định.

Hiện có hơn 220 doanh nghiệp kinh doanh game được cấp giấy phép ở Việt Nam, số doanh nghiệp còn thực sự hoạt động, cung cấp game ra thị trường chỉ còn 30 đơn vị, còn lại thoi thóp hết vì không thể cạnh tranh với game nước ngoài.

(Số liệu công bố ngày 23/3/2023)

Ông Lê Quang Tự Do – Cục trưởng Cục PTTH-TTĐT - Bộ TT&TT

Đồng ý với quan điểm của Chủ tịch VIRESA về việc doanh nghiệp game online trong nước thiệt thòi so với các nhà cung cấp dịch vụ xuyên biên giới, đại diện VNGGames cho rằng, Game online giống như những ngành sáng tạo và công nghệ, rủi ro đầu tư trong lĩnh vực game rất lớn.

“Nhiều ý kiến cho rằng đây là một ngành rất dễ thành công, thực tế không phải vậy, có rất nhiều sản phẩm, nhiều dự án được đầu tư lớn nhưng không đi được tới việc phát hành thương mại” – ông Thắng nói và khẳng định, những thứ xuất hiện trên thị trường chỉ là phần nổi của tảng băng, còn ẩn bên dưới có thể là những khoản thua lỗ khổng lồ, kéo theo sự biến mất của nhiều doanh nghiệp.

Đại diện VNG - nhà phát hành game online kỳ cựu - nhận định, trong trường hợp bị áp thêm thuế tiêu thụ đặc biệt, những game do các công ty trong nước cung cấp sẽ bị đội giá lên cao. Người chơi sẽ chuyển sang chơi game do các công ty có trụ sở ở nước ngoài cung cấp vì có giá rẻ hơn hẳn.

Việc này sẽ có 2 hệ luỵ: Thứ nhất là không đạt được mục đích khi áp thuế là hạn chế người chơi game; và thứ hai là doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp trong nước, hoạt động phù hợp với pháp luật Việt Nam sẽ bị giảm mạnh, không thể đóng góp cho nền kinh tế số và ngành công nghiệp phần mềm của Việt Nam.

Đặc biệt, việc này có thể dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp Việt sẽ chuyển hướng thành lập công ty tại các quốc gia khác (ví dụ như Singapore) để phát triển và phát hành game, nhằm hưởng các chính sách hỗ trợ, tài trợ, khuyến khích, đặc biệt là về thuế cho doanh nghiệp game.

“Việc này triệt tiêu năng lực cạnh tranh của số ít các doanh nghiệp Game đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, và khi đó thì ngân sách nhà nước cũng bị thất thu thuế” – ông Thắng nêu nguy cơ.