Theo danh sách tỷ phú của Forbes, tính từ tháng 3/2022 đến tháng 3/2023, nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos là một trong những tỷ phú có tài sản ròng giảm mạnh nhất, lên tới 57 tỉ USD. Tuy vậy, với khối tài sản ròng còn lại ở mức 114 tỉ USD, Jeff Bezos vẫn là người giàu thứ 3 thế giới.
2022 được xem là năm đầy khó khăn và biến động của lĩnh vực công nghệ, trong đó có Amazon. Cổ phiếu của công ty này đã giảm tới 50%, trở thành công ty đại chúng đầu tiên có vốn hóa 'bốc hơi' 1.000 tỉ USD.
Do sở hữu lượng lớn cổ phần tại Amazon, tài sản của Jeff Bezos đã bị tác động đáng kể.
Dẫu vậy, Amazon vẫn là một trong những ví dụ nổi bật của việc nắm bắt xu hướng công nghệ và tập trung vào trải nghiệm khách hàng. Đằng sau đó là phong cách lãnh đạo và chiến lược tài tình của Jeff Bezos.
Jeff Bezos: Câu chuyện thành công đầy cảm hứng của nhà sáng lập Amazon (Ảnh: CEO Today Magazine) |
Hành trình tỷ phú của Jeff Bezos
Jeff Bezos sinh năm 1964, với tên khai sinh là Jeffrey Preston Jorgensen. Khi mang thai Bezos, bà Jacklyn Gise mới 16 tuổi. Trong khi đó, Ted Jorgensen - cha của ông Bezos - mới 18 tuổi. Họ hẹn hò khi cả hai đang học trung học.
Theo cuốn "The Everything Store: Jeff Bezos và Age of Amazon" của nhà viết tiểu sử Brad Stone, ông bố Jorgensen của Jeff Bezos là một kẻ nghiện rượu. Khi Jeff Bezos 17 tháng tuổi, mẹ ông đã ly hôn với Jorgensen.
Đến năm 1968, bà Gise tái hôn với ông Miguel Bezos - một người Cuba di cư đến Miami (Mỹ) vào năm 1962. Sau khi ông Jorgensen đồng ý để Miguel Bezos nhận nuôi con trai của mình, Jeffrey Preston Jorgensen được đổi tên thành Jeffrey Preston Bezos.
Theo Brad Stone, tuổi thơ ấu không trọn vẹn có thể đã khiến Jeff Bezos ám ảnh về sự thành công, thúc đẩy sự tham vọng và nhu cầu chứng minh bản thân không ngừng nghỉ của vị tỷ phú.
Khi lớn lên, Bezos bắt đầu quan tâm sâu sắc đến khoa học máy tính, mặc dù ông đã dành phần lớn thời gian đầu đời để làm việc tại trang trại của ông bà ngoại ở Texas.
Vào giữa những năm 80, Bezos tốt nghiệp xuất sắc tại Đại học Princeton với bằng khoa học máy tính và kỹ thuật điện, và tiếp tục gia nhập công ty khởi nghiệp Fitel sau khi từ chối lời mời làm việc từ cả Intel và Bell Labs.
Ở tuổi 30, Bezos có mức lương sáu con số, nhưng việc nhận ra rằng thế giới web khi đó đang tăng trưởng 2.300% đã thúc đẩy ông thành lập công ty riêng của mình - Amazon.
Khi nhận ra tiềm năng của thương mại điện tử, ông đã tạo một danh sách gồm 20 sản phẩm tiềm năng mà ông tin rằng có thể bán chạy trên mạng. Anh ấy nhận ra rằng ngay cả những hiệu sách lớn nhất cũng chỉ có thể chứa vài trăm nghìn cuốn sách cùng một lúc — chỉ một phần nhỏ trong số lượng đầu sách gần như vô tận thực sự có sẵn. Sách là một yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công hiện tại Bezos.
Năm 1994, Bezos mang ý tưởng của mình đến Seattle, nơi tập trung rất nhiều tài năng công nghệ cao và gần với kho hàng của Ingram Book Group ở Oregon. Với 1 triệu USD huy động được từ bạn bè và gia đình, Bezos đã thuê một ngôi nhà trong thành phố và thành lập công ty kinh doanh sách trực tuyến.
Trong gần một năm, Bezos và một nhóm năm nhân viên đã học cách tìm nguồn sách và tạo ra một hệ thống mua sách trực tuyến Amzon.com giúp người dùng có thể dễ dàng tìm mua những cuốn sách mà mình yêu thích.
Ở thời điểm đó, Amazon được coi là “Hiệu sách lớn nhất Trái đất” với hơn 1 triệu đầu sách cho khách hàng lựa chọn. Đến tháng 9 năm 1996, Amazon.com có hơn 100 nhân viên và đạt doanh thu hơn 15,7 triệu USD.
Sau khi Amazon đạt được những thành công bước đầu, đối thủ của họ là Barnes & Nobles đã nhanh chóng nhảy vào thị trường béo bở này với một chiến dịch tiếp thị nhằm đè bẹp Amazon. Barnes & Nobles tuyên bố rằng họ sẽ cung cấp gấp đôi số lượng sách so với Amazon. Tuy nhiên, Bezos đã mở rộng dòng sản phẩm của Amazon và thay đổi khẩu hiệu trang thương mại điện tử của mình thành Sách, Âm nhạc và hơn thế nữa”.
Nhờ chiến lược mở rộng không ngừng, năm 2019, Amazon được cho là đã chiếm 37% tổng doanh số bán lẻ trực tuyến.
Vì sao Amazon thành công đến vậy?
Theo CEO Today Online, có nhiều lý do tại sao Amazon là một trong những doanh nghiệp thành công nhất trên thế giới, mặc dù lý do chính thường được coi là sự tận tâm với trải nghiệm của khách hàng.
Amazon làm cho việc mua sắm trở nên nhanh chóng và dễ dàng. Mọi sự thay đổi của Amazon đều đặt trải nghiệm khách hàng làm trung tâm.
Những lý do khác cho sự thành công của Amazon có thể kể tới như: Có nhiều mặt hàng đa dạng; Giao hàng nhanh chóng và dễ dàng; Phát hành các sản phẩm công nghệ tiên tiến, chẳng hạn như Kindle, Amazon Alexa và Amazon Fire TV
Mặc dù Jeff Bezos từ chức Giám đốc điều hành của Amazon vào năm 2021, nhưng tên tuổi của ông sẽ luôn song hành với vị thế của gã khổng lồ thương mại điện tử với tư cách là một trong những công ty hàng đầu thế giới.
Theo Bezos, một trong những bài học quan trọng mà ông học được khi xây dựng Amazon là “thành công có thể đến từ quá trình lặp đi lặp lại của việc nghĩ ra ý tưởng mới và thực hiện nó"./.
Nguồn tham khảo: CNBC, CEO Today Magazine