Tại Chile, quốc gia có trữ lượng lithium lớn nhất thế giới, BYD đang tiến hành những cuộc đàm phán với chính quyền và các công ty bao gồm công ty hóa chất Chi lê Sociedad Química y Minera (SQM) về một công nghệ khai thác mới, trong khi ở Brazil, BYD đang thực hiện một dự án độc lập nhỏ, Phó chủ tịch điều hành Stella Li trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg cho biết.
Hai quốc gia này hiện đang là trong chính trong nỗ lực mở rộng hoạt động kinh doanh sản xuất ở Châu Mỹ La Tinh của BYD. Tại Brazil, công ty đang xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện (EV) đầu tiên bên ngoài châu Á, một phần trong khuôn khổ kế hoạch thành lập một trung tâm sản xuất và đổi mới ở châu lục này. Trên vùng miền bắc Chile, BYD đang triển khai xây dựng một nhà máy sản xuất cathode sau khi được chính quyền địa phương cấp quyền truy cập vào nguồn cung lithium giá ưu đãi giá do SQM khai thác.
Hiện nay, đối thủ chính EV của Tesla Inc. đang tiến xa hơn về phía nguồn khai thác khoáng sản. BYD đang đàm phán để giới thiệu một phương thức, sử dụng nhựa thông chiết xuất lithium trực tiếp từ các bãi muối Chile, thay thế cho phương pháp đang thực hiện hiện nay là bơm một lượng lớn nước muối vào những hố rộng và lưu trữ để nước bốc hơi trong một năm hoặc hơn. Kế hoạch được đặt ra là điều chỉnh kỹ thuật chiết xuất lithium trực tiếp từ khoáng sản, được sử dụng ở Trung Quốc phù hợp với điều kiện của Chile.
Bà Li tuyên bố: "BYD sẵn sàng mang công nghệ DLE tiên tiến đến Chile, chúng tôi cũng phát triển các bằng sáng chế Nghiên cứu và Phát triển (R&D) tại địa phương, cung cấp miễn phí bằng sáng chế công nghệ cho chính phủ Chile, giúp Chile xây dựng và phát triển ngành công nghiệp sản xuất Lithium".
Tại Brazil, BYD có một "dự án nhỏ khai thác lithium và công ty đang nỗ lực để có thêm trữ lượng khoáng sản phục vụ cho khai thác”, bà Li nói và lưu ý, công ty không làm việc với các đối tác ở Brazil: "Chúng tôi muốn tự khai thác ở quốc gia này".
Theo bộ phận đánh về Lithium trên toàn cầu của công ty Benchmark Mineral, thị trường lithium đang đối mặt với tình trạng khan hiếm nguồn cung vào cuối thập kỷ này trong bối cảnh thế giới sử dụng xe điện ngày càng nhiều hơn. Thế giới sẽ phải đầu tư đến 51 tỉ USD vào ngành sản xuất loại kim loại có ý nghĩa quan trọng này để đáp ứng nhu cầu EV trong tương lai.
Theo Bloomberg