|
Từng có nhiều trường hợp huyết khối sau khi tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca (Ảnh: Times Now) |
Bệnh nhân là một người đàn ông ở độ tuổi 30, người được tiêm vaccine của AstraZeneca sớm vào ngày 27/4 vì làm việc tại một cơ sở y tế; theo Giám đốc Cơ quan Kiểm soát và Ngăn ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KCDA) Jeong Eun-kyeong.
Bệnh nhân nam bị đau đầu dữ dội vào ngày 9/5 và tìm cách điều trị trước phải nhập viện vào ngày 12/5 khi cơn đau vẫn tiếp diễn và bị thêm chứng co cứng cơ; theo bà Jeong.
“Tình trạng của anh ta đã được cải thiện kể từ sau đó, và chúng tôi cho rằng không có vấn đề gì lớn mặc dù vẫn cần phải theo dõi thêm” – bà nói.
Bà cũng thêm rằng, các triệu chứng này có thể chữa được nếu như được phát hiện và điều trị kịp thời.
Tính đến nay, đã có 3,27 triệu người dân ở Hàn Quốc được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine của AstraZeneca.
Trước đó, nhiều báo cáo ở các nước khác trên thế giới cũng ghi nhận về trường hợp huyết khối sau khi tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca, chủ yếu là dạng huyết khối xoang tĩnh mạch não (CVST).
Các cơ quan y tế ở Mỹ và châu Âu từng nói rằng, dường như các ca bệnh huyết khối này có mối liên hệ giữa vaccine của AstraZeneca, hoặc vaccine của Johnson & Johnson, tuy nhiên khẳng định các mũi tiêm này an toàn và lợi ích mà chúng mang đến vượt trội so với rủi ro.
AstraZeneca từng nói rằng họ đang tìm hiểu đối với từng trường hợp mắc chứng huyết khối riêng lẻ và xem xét “những cơ chế tiềm ẩn để giải thích về những trường hợp cực kỳ hiếm gặp này”, trong khi Johnson & Johnson khẳng định không có mối quan hệ rõ ràng giữa vaccine của họ với những trường hợp đông máu.
Hàn Quốc đã hạn chế việc sử dụng vaccine AstraZeneca đối với những người trên 30 tuổi sau khi có nhiều báo cáo về chứng huyết khối. Trong hôm Chủ nhật vừa qua, KCDA ghi nhận thêm 430 ca mắc mới COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm ở Hàn Quốc lên 140.340 và số ca tử vong là 1.959.
Theo Reuters