|
Máy bay vận tải hải quân CMV-22 Osprey. Ảnh: Defense |
Triển khai máy bay vận tải CMV-22 ở Nhật Bản
Hãng tin Kyodo Nhật Bản ngày 30/8 dẫn lời người phát ngôn Hải quân Mỹ ngày 29/8 cho biết Mỹ sẽ triển khai máy bay vận tải hải quân CMV-22 Osprey ở Nhật Bản. Thời gian triển khai dự kiến là từ năm 2021 đến năm 2026.
Máy bay vận tải Osprey sẽ thay thế 2 máy bay vận tải C-2 Greyhound hiện có, thực hiện nhiệm vụ như một máy bay trên tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Ronald Reagan của Hạm đội 7.
Ngoài CMV-22, máy bay vận tải Osprey còn có MV-22 phiên bản thủy quân lục chiến và CV-22 phiên bản không quân. Quân đội Mỹ đã triển khai máy bay MV-22 thủy quân lục chiến ở sân bay Futenma.
Máy bay Osprey phiên bản không quân cũng có kế hoạch triển khai ở căn cứ Yokota vào năm 2017, phiên bản hải quân sẽ theo sát kế hoạch triển khai sau đó.
Mặc dù Quân đội Mỹ nhiều lần nhấn mạnh tính khả thi của máy bay vận tải Osprey, nhưng do sự cố rơi vỡ liên tiếp, nội bộ Nhật Bản cảm thấy rất lo ngại đối với độ an toàn của loại máy bay này.
Tàu sân bay USS Ronald Reagan lấy căn cứ Yokosuka làm cảng chính. 50 máy bay tàu sân bay bao gồm máy bay vận tải C-2 Greyhound, máy bay chiến đấu triển khai ở căn cứ Atsugi.
Trong khi đó, Chính phủ hai nước Mỹ và Nhật Bản đã đạt được thỏa thuận về di chuyển đến Iwakuni để giảm bớt ô nhiễm tiếng ồn, dự tính máy bay vận tải Osprey phiên bản hải quân cũng sẽ triển khai ở căn cứ Iwakuni.
Trong thời gian hoạt động trên biển, máy bay vận tải CMV-22 trên tàu sân bay USS Ronald Reagan sẽ từ căn cứ Iwakuni di chuyển đến tàu, phụ trách công tác vận chuyển binh sĩ và vật tư.
Năm 2015, Hải quân Mỹ lựa chọn Osprey thay thế cho máy bay vận tải cũ C-2 Greyhound, vào năm 2021 sẽ khởi động triển khai chiến đấu thực tế, đến năm 2026 sẽ thay thế toàn bộ bằng máy bay Osprey.
Ngày 18/8, tại Washington, cấp cao Hải quân Mỹ phát biểu tiết lộ, đã tiến hành thử nghiệm vận chuyển đối với máy bay Osprey, nhấn mạnh nó "có khả năng hạ cánh xuống tàu sân bay ngay cả trong đêm".
Nhận bàn giao tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia mới
Tân Hoa xã ngày 30/8 cho biết ngày 27/8 một chiếc tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Virginia đã bàn giao cho Hải quân Mỹ. Tàu ngầm này tiêu tốn 2,7 tỷ USD, là tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia thứ 13 của Mỹ, có thể thực hiện nhiều loại nhiệm vụ như chiến thuật săn ngầm, vận chuyển lực lượng đặc nhiệm và trinh sát.
Chiếc tàu ngầm này sẽ được đặt tên theo bang quê nhà của Đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama, đó là bang Illinois, có kế hoạch đi vào hoạt động ngày 29/10, khi đó bà Michelle Obama sẽ tham dự lễ hạ thủy.
Là một trong những người tài trợ, chữ cái đầu trong tên của bà Michelle Obama sẽ được khắc ở một tấm thép, đặt ở phòng ăn của thủy thủ. Bà Michelle Obama sẽ còn tận dụng chiếc tàu ngầm này để xây dựng "quan hệ đặc biệt" với các thủy thủ và gia đình họ. Báo chí Mỹ không đề cập đến số tiền tài trợ cụ thể của bà Michelle Obama.
Kenneth Blomstedt, Phó tổng giám đốc Công ty General Dynamics Electric Boat cho biết chiếc tàu ngầm này chưa từng xảy ra sự cố quan trọng trong quá trình chế tạo, khi thử nghiệm thể hiện rất tốt. Sĩ quan chỉ huy tàu ngầm, Jess Porter cho biết họ sẽ tiếp tục tiến hành kiểm tra tàu ngầm để kiểm nghiệm khả năng tác chiến của nó.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công USS Illinois dài 115 m, lượng giãn nước 7.800 tấn, tốc độ trên 46 km/giờ, thủy thủ đoàn 130 người, được trang bị ngư lôi và tên lửa Tomahawk.
Hãng tin AP Mỹ cho biết đầu tàu ngầm hạt nhân này đã được cải tạo, lắp 2 ống phóng có đường kính lớn hơn, trong tương lai có thể phóng vũ khí tiên tiến hơn hoặc tàu không người lái.
Nhà Trắng cho biết đây là lần thứ hai bà Michelle Obama trở thành người tài trợ cho chương trình tàu chiến của Quân đội Mỹ, ngoài tàu ngầm hạt nhân USS Illinois, bà cũng đã tài trợ cho tàu Carter Stratton của Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ.
Phu nhân Obama từng cho biết tài sản của bà khoảng 1,8 - 7 triệu USD, cho nên khoản tiền tài trợ của bà chỉ đóng vai trò về "danh nghĩa" trong chế tạo chiếc tàu ngầm đắt đỏ này.