Từ việc đọc ECG đến đo huyết áp, dòng sản phẩm Galaxy Watch của Samsung có thể làm được nhiều việc hơn hầu hết các thiết bị Wear OS khác. Nhưng có một điểm thu hút lớn: bạn không thể sử dụng những tính năng này nếu không có một chiếc smartphone Samsung. Đây không chỉ là câu chuyện một lần rồi thôi, bởi người dùng có thể gặp điều đó ở mọi nơi trong hệ sinh thái của Samsung.
Lấy Samsung Galaxy Buds làm ví dụ. Các tính năng như 360 Audio và codec âm thanh Scalable độc quyền chỉ dành riêng cho những chiếc smartphone Samsung. Danh sách này cũng được mở rộng sang phần mềm: Samsung Pay không còn hoạt động trên những chiếc smartphone Android của bên thứ 3 và người dùng cũng không thể theo dõi SmartTag trên các thiết bị không phải Galaxy.
Thật vậy, Samsung đã âm thầm xây dựng một hệ sinh thái khuyến khích người dùng mua các thiết bị phù hợp. Và dẫu gã khổng lồ Hàn Quốc không tích cực như Apple trong lĩnh vực này, thế nhưng, rõ ràng là họ đang đi theo hướng tương tự.
Với việc hệ sinh thái Samsung đã trở nên liền mạch như thế nào, nó chắc chắn là một kế hoạch chi tiết để Google nên thực hiện theo cho Pixel Watch và Pixel Tablet sắp tới, ít nhất là một phần. Lần đầu tiên sau nhiều năm, Google có danh mục phần cứng gần hơn với những gì mà Apple và Samsung cung cấp. Nhưng dẫu cho dòng smartphone Pixel luôn được tôn sùng về khả năng chụp ảnh thì sự thành công của những yếu tố sắp tới này hoàn toàn phụ thuộc vào việc liệu Google có thể xây dựng một hệ sinh thái gắn kết hay không.
Hệ sinh thái của Samsung: Những điều Google nên "noi theo"?
Google có thể học được những gì từ sự thành công trong hệ sinh thái của Samsung? (Ảnh: Android Authority) |
Kế hoạch tập trung vào việc xây dựng một hệ sinh thái của Samsung có thể mất nhiều năm, nhưng chiến lược này hiện đang mang lại lợi nhuận. Khi đối mặt với viễn cảnh mất chức năng, các chủ sở hữu hiện có nhiều khả năng sẽ chẳng muốn chuyển sang một nhà sản xuất smartphone cạnh tranh, chứ chưa nói đến một hệ điều hành khác. Rốt cuộc, chúng ta đã thấy Apple giành được thị phần iPhone nhờ iMessage.
Tuy nhiên, việc Samsung không quan tâm đến khả năng tương tác đã cho phép họ tạo ra những trải nghiệm đặc biệt. Trên thực tế, bạn sẽ không tìm thấy nhiều tính năng này ở bất kỳ nơi nào khác trong Android. Chẳng hạn, ứng dụng Continue cung cấp chức năng Handoff giống như Apple cho các cuộc gọi thoại, nhắn tin, ghi chú và những tab trình duyệt trên các thiết bị. Samsung thậm chí còn có phiên bản Universal Control của riêng mình, cho phép bạn điều khiển tablet và điện thoại của mình bằng bàn phím hay bàn di trên laptop. Google nên lưu ý về những sự tích hợp ngày càng sâu hơn này của Samsung.
Tuy nhiên, nếu hệ sinh thái Galaxy của Samsung không hấp dẫn thì sự cạnh tranh từ những thương hiệu khác đang trên đường cập bến. Nhờ sự quan tâm mới của Google đối với tablet cũng như những yếu tố hình thức khác, chúng ta sẽ sớm thấy các tính năng hệ sinh thái được đưa vào Android. Với Android 13, bạn sẽ sớm có thể truyền các ứng dụng trò chuyện đến Chrome OS. Google cũng đang nghiên cứu một tính năng cho phép bạn chia sẻ khay nhớ tạm giữa các thiết bị Android khác nhau.
Các tính năng hệ sinh thái không chỉ dừng lại ở những thao tác phần mềm mà Google cũng có cơ hội cạnh tranh trong cuộc đua phần cứng. Chẳng hạn, dẫu Samsung hạn chế những sản phẩm tham gia vào hệ sinh thái SmartThings của mình, thế nhưng, Google Home lại hỗ trợ gần như mọi thương hiệu.
Hãy tưởng tượng đến cảnh smartwatch của bạn có thể tắt TV và đèn khi phát hiện bạn ngủ. Samsung đã cung cấp chức năng như vậy trên Galaxy Watch 5, nhưng chỉ khi bạn sở hữu các thiết bị tương thích SmartThings. Rõ ràng, Google có thể mang tính năng tương tự vào đồng hồ thông minh Pixel Watch. Với mạng lưới thương hiệu kết nối rộng lớn của Google, một tính năng như vậy sẽ cực kỳ hữu ích cho rất nhiều người dùng.
Theo cách đó, Google cũng có thể tận dụng chuyên môn về học máy của mình để làm cho hệ hệ sinh thái Android mang tính cá nhân và tiên đoán hơn. Google đã thử nghiệm hiển thị các đề xuất thông minh trên màn hình khóa Android, dù đã từ bỏ nó. Một chiếc smartwatch với nhiều cảm biến có thể cần cải thiện độ chính xác của những dự đoán như vậy thêm hơn nữa. Nếu không thể làm được điều đó, việc xuất hiện các thẻ khách hàng thân thiết hay phương thức thanh toán thông qua Google Wallet dựa trên vị trí hiện tại của người dùng cũng là một cách thuận tiện để thu hút người tiêu dùng. Rõ ràng, mọi ý tưởng thú vị đều đã có ở đó và Google chỉ cần kết hợp chúng lại với nhau mà thôi.
Google liệu có nên đi theo hướng xây dựng hệ sinh thái độc quyền?
Google liệu có nên đi theo hướng xây dựng hệ sinh thái độc quyền (Ảnh: Android Authority) |
Mặc dù triển vọng về một hệ sinh thái lấy Google làm trung tâm có vẻ đầy hứa hẹn, nhưng công ty không nên tuân theo công thức độc quyền của Apple và Samsung. Ngay cả khi thị phần phần cứng của Google không bị các OEM Android khác lấn át, họ cũng có trách nhiệm nâng cấp hệ điều hành hàng năm. Nói cách khác, nó cũng cần mang lại những lợi ích của hệ sinh thái cho các thiết bị không phải Pixel.
Trong khi các tính năng độc quyền trước đây của Pixel như Fast Pair cuối cùng đã có mặt trên Android, thì những lần cập nhật tính năng này trở nên không thường xuyên. Cũng không rõ liệu các tính năng độc quyền hiện tại như trích xuất văn bản từ menu Gần đây và đọc chính tả thời gian thực có được cập nhật lên các thiết bị một cách rộng rãi hay không.
Việc các ứng dụng và dịch vụ hiện có có dấu hiệu bị bỏ quên cũng không giúp ích được gì. Ví dụ: nền tảng Google Fit không thay đổi nhiều trong những năm qua ngoài việc thỉnh thoảng đại tu lại phần giao diện. Có lẽ vì lý do này mà Đồng hồ Pixel sắp tới sẽ bao gồm “deep Fitbit integration”. Google Fit được cho là sẽ có khả năng phục vụ người dùng các thiết bị Wear OS khác. Tuy nhiên, các tính năng của Fitbit có thể sẽ vẫn độc quyền trên Đồng hồ Pixel, đóng vai trò là một điểm thu hút lớn đối với khách hàng tiềm năng.
Hiện tại, rõ ràng là Google phải cân bằng cẩn thận giữa việc tạo ra một hệ sinh thái hấp dẫn cho những người đam mê Pixel và nâng cấp trải nghiệm Android gốc cho những người dùng khác. Việc khóa tính năng của Samsung chắc chắn là một đòn giáng mạnh vào khả năng tương tác của Android và mặc dù Google nên lấy cảm hứng từ hệ sinh thái của Samsung, thì Google cũng cần điều chỉnh lại sự cân bằng đó.
Theo Android Authority