Nhưng cái giá của chiến thắng có thể cao hơn so với ước tính. Chế độ của tổng thống Bashar al-Assad kiên quyết giành lại quyền kiểm soát khu vực lớn cuối cùng của quân nổi dậy và sự chậm chạp trong cuộc can thiệp kéo dài 3 năm của Nga khiến chiến dịch cần lên kế hoạch dài lâu là điều không thể tránh khỏi.
Tổng thống Vladimir Putin rõ ràng không trông mong nhiều vào việc thiết lập một sự hợp tác hữu dụng với Mỹ tại Syria. Ông cũng bị phương Tây cho là gạt bỏ những quan ngại của châu Âu về việc chiến dịch quân sự có thể sẽ gây ra những hệ quả nhân đạo và nhà lãnh đạo Nga bác bỏ sự phản đối của Thổ Nhĩ Kỳ với cuộc tấn công gần biên giới của nước này.
Tìm cách để tạo một nền tảng vững chắc cho chiến dịch tại Syria, Kremlin đã biến cuộc tập trận quân sự 2018 Vostok (diễn ra từ 11-15.9) thành một màn phô diễn lực lượng lớn được đánh giá là lớn chưa từng thấy từ thời Liên Xô. Những cuộc tập trận rầm rộ tại Siberia và vùng Viễn Đông được dùng để tuyên truyền mạnh mẽ cho Nga (theo Ezhednevny Zhurnal ngày 30.8).
Quang cảnh đổ nát tại Idlib.
|
Những chỉ huy quân sự Nga đang lo ngại một cuộc không kích vào Idlib cho thể khiến chính quyền của ông Donald Trump sẽ thực hiện vụ tấn công tên lửa thứ 3 vào quân đội và căn cứ của chính phủ Syria. Vì thế, Bộ Ngoại giao Nga đã công khai theo dõi hành động của tàu chiến Mỹ (theo RIA Novosti ngày 30.8). Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nga đã mô tả một cách chi tiết ý định tinh vi của lực lượng đặc biệt Mỹ tại tỉnh Idlib nhằm dàn dựng một vụ tấn công hóa học giả mạo do không quân Syria thực hiện (theo RBC ngày 26.8).
Để ngăn cản hành động tấn công ồ ạt của Mỹ với cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học, Nga đã triển khai một hạm đội hùng hậu gồm 25 chiến hạm và tàu ngầm được dẫn đầu bởi tàu tuần dương Marshal Ustinov tới phía đông Địa Trung Hải và tuyên bố tập trận trên diện rộng cho tới ngày 8.9 (theo Kommersant ngày 31.8). Việc này được giới quan sát đánh giá là quá cẩn thận khi Washington không có lợi ích lớn tại Idlib và không lo lắng nhiều với những tàn dư của al-Qaeda bị bỏ lại trong tỉnh này. Dù sao, thiếu đi hành động của Mỹ tại đây cũng là một thành quả chính trị với ông Putin (theo Russiancoucil.ru ngày 31.8).
Mặt khác, Thổ Nhĩ Kỳ đang quan ngại sâu sắc về tình hình Idlib. Ankara không chỉ lo lắng về dòng người tị nạn mới mà còn sợ mất đi quyền kiểm soát mới thiết lập được tại phía bắc Syria (theo Kommersant ngày 30.8). Tìm cách ngăn chặn cuộc tấn công, Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Mevlüt Çavuşoğlu, Bộ trưởng Quốc phòng Hulusi Akar và Giám đốc cơ quan tình báo quốc gia Hakan Fidan đã có chuyến viếng thăm chung tới Moscow ngày 24.8 và được ông Putin tiếp kiến (theo Rossiiskaya Gazeta ngày 24.8).
Bản đồ đường tấn công của Nga vào khu vực Idlib.
|
Những mối lo của các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ đã được đảm bảo một cách lịch sự nhưng quyết định thực hiện một cuộc tấn công của Nga đã được chứng thực. Sự cương quyết của Moscow chủ yếu là vì nhận thức được sự chia rẽ sâu sắc giữa Ankara và Washington khiến việc Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ cùng nhau đáp trả Nga là điều không thể xảy ra (theo Rosbalt ngày 29.8).
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov cũng không do dự gạt bỏ ý kiến của Ả rập Xê-út trong vụ tấn công Idlib, đã được gửi đến Moscow bởi người đồng cấp của ông là Abel al-Jubeir (theo Nezavisimaya Gazeta ngày 29.8). Riyadh đang lo lắng về việc Iran xây dựng lực lượng cần thiết cho cuộc tấn công. Và Moscow vẫn kiên quyết chống lại liên minh đối đầu Iran do Mỹ dẫn đầu (theo RBC ngày 30.8).
Còn Israel thì đang theo dõi sự tăng cường của những nhóm dân quân thân Iran tại Syria. Tel Aviv cũng đang kiềm chế không tấn công bởi những nhóm dân quân này đang triển khai tới Idlib nơi cuộc chiến khó khăn đang bắt đầu, đánh dấu một bước cải thiện trong những cuộc đụng độ gần đây với quân đội Israel ở phía nam Syria (theo Nezavisimaya Gazeta ngày 18.7). Nói chung, Israel đang hài lòng với kết quả việc mở rộng quyền kiểm soát của chính phủ Syria và hoan nghênh sự trở lại của các quan sát viên Liên Hợp Quốc tới cao nguyên Golan (theo RIA Novosti ngày 30.8).
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thì đang có một nỗ lực tối đa khi tìm cách ngăn Nga tấn công Idlib, biến Syria thành một vấn đề chính trong bài phát biểu gần đây của trong đó ông cũng nhấn mạnh về mối quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ (theo Novaya Gazeta ngày 29.8). Quan điểm của ông cho rằng chấp nhận chế độ của ông Assad không thể thuyết phục ông Putin thay đổi "ván cược" của mình (theo Kommersant ngày 27.8).
Tháng 9.2015, tổng thống Nga quyết định can thiệp để trợ giúp chính phủ Syria.
|
Những cuộc thương lượng gần đây với thủ tướng Đức Angela Merkel khiến ông Putin rõ ràng rằng liên minh châu Âu sẽ không viện trợ tái thiết cho chính phủ của tổng thống Assad tại Syria. Và châu Âu có thể phải lo ngại về một làn sóng tị nạn mới (theo RBC ngày 28.8). Kremlin sẽ không muốn gánh hết trách nhiệm tái thiết những khu vực bị chiến tranh tàn phá. Tuy nhiên, việc chuyển gánh nặng này cho EU có vẻ là một nhiệm vụ ngoại giao khó khăn.
Dù có những nỗ lực lớn về mặt tuyên truyền, cuộc chiến Syria khiến một bộ phận người Nga không hài lòng vì chi phí cho cuộc can thiệp cũng như sự thâm hụt của quỹ lương hưu (theo New Times ngày 31.8). Ông Putin thấy cầm phải đưa ra một thỏa hiệp về vấn đề lương hưu trong một diễn văn đặc biệt trên truyền hình nhiều ngày trước. Nhưng điều này có vẻ lại đang mâu thuẫn với việc chính phủ đang sẵn sàng để đầu tư vào những hệ thống vũ khí hiện đại và các cuộc tập trận trên diện rộng (theo Forbes.ru ngày 29.8)...
Kremlin có thể khiến công chúng hài lòng với một sự leo thang mới tại Syria là bày tỏ nó như là một nỗ lực cuối cùng để chống lại chủ nghĩa khủng bố và tạo ra sự ổn định cho chế độ hợp pháp của tổng thống al-Assad.
Theo truyền thông phương Tây, quyền lực của ông Assad vẫn không chắc chắn khi vẫn có khoảng 5 triệu người đang sống trong các trại tị nạn ở các nước láng giềng từ chối thỏa hiệp với chế độ của ông. Hơn nữa, Iran có rất nhiều vấn đề về kinh tế của riêng mình nên không thể xử lý vấn đề Syria bị tàn phá. Còn người Kurd có thể đang mong sự hỗ trợ từ bên ngoài để tự trị trong những vùng họ đã giải phóng.
Giới quan sát đánh giá, vẫn chưa rõ cuộc tấn công Idlib sẽ giúp Kremlin có nhiều quyền kiểm soát hơn trong diễn biến của cuộc chiến Syria hay nó sẽ khiến Nga gặp nhiều vấn đề hơn.
Tổng thống Putin ngày 7/9 đã tới Tehran (Iran) và có cuộc gặp 3 bên với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cùng Tổng thống Iran Hassan Rouhani để bàn về tình hình tại Idlib - tỉnh phía tây bắc Syria và là thành trì cuối cùng của lực lượng phiến quân tại Syria. “Những nhóm cực đoan còn lại tại Syria đang tập trung ở vùng giảm căng thẳng tại tỉnh Idlib. Các phần tử khủng bố đang ra sức để phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn. Ngoài ra, chúng còn tiến hành và chuẩn bị nhiều hành động khiêu khích khác nhau, bao gồm cả sử dụng vũ khí hóa học”, Tổng thống Putin nói. Nhà lãnh đạo Nga khẳng định Moscow có bằng chứng “không thể chối cãi” rằng các nhóm khủng bố ẩn náu tại Idlib đang tìm cách gây ra các vụ tấn công giả bằng vũ khí hóa học. “Ưu tiên chung hàng đầu của chúng tôi là xóa bỏ hoàn toàn các phần tử khủng bố tại Syria”, ông Putin nói. Theo Tổng thống Putin, các lực lượng Nga gần đây đã góp phần giải phóng khu vực phía tây nam Syria. Ông Putin cũng xác nhận tỉnh Idlib sẽ trở thành mục tiêu lớn tiếp theo trong các chiến dịch của Nga tại Syria. |