Giải mã nguyên nhân Donald Trump chậm xây dựng danh sách nội các

VietTimes -- Ông Donald Trump cảm thấy ngạc nhiên khi ông Romney xây dựng sớm danh sách nội các trong cuộc bầu cử năm 2012, khi đó ông Mitt Romney đã thất bại trước ông Barack Obama.
Tổng thống và Phó Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và Mike Pence. Ảnh: Nhật báo phố Wall
Tổng thống và Phó Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và Mike Pence. Ảnh: Nhật báo phố Wall

Ngày 11/11, ngày thứ ba sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, ông Donald Trump bắt tay vào thành lập nội các, bổ nhiệm phó tướng Mike Pence lãnh đạo đội ngũ chuyến tiếp, thúc đẩy tiến trình thành lập nội các.

Thực ra, trước khi thắng cử, các cố vấn tranh cử của ông Donald Trump đã bắt đầu cân nhắc các ứng cử viên cho nội các của ông Donald Trump.

Tuy nhiên, báo chí Mỹ cho biết, bản thân ông Donald Trump khi đó do có linh tính chưa chắc chắn, trước bầu cử hoàn toàn không tham gia nhiều vào xây dựng danh sách các thành viên nội các.

Hãng tin NBC ngày 7/11 cho biết ông Donald Trump không tích cực tham gia công tác xây dựng nội các Tổng thống. Ông lo ngại khi không giành thắng lợi thì việc bàn nhiều về kế hoạch sau bầu cử sẽ "tạo ra điều không may" cho tranh cử.

Năm 2012, sau khi biết được ứng cử viên Đảng Cộng hòa Mitt Romney khi đó đã lựa chọn thành viên nội các từ rất sớm trước cả bầu cử, ông Donald Trump cảm thấy rất ngạc nhiên.

Ông Newt Gingrich, ứng cử viên Ngoại trưởng Mỹ trong nội các Donald Trump tương lai. Ảnh: Politico.
Ông Newt Gingrich, ứng cử viên Ngoại trưởng Mỹ trong nội các Donald Trump tương lai. Ảnh: Politico.

NBC dẫn thông tin từ cố vấn tranh cử của ông Donald Trump cho biết trước cuộc bầu cử, toàn bộ đội ngũ tranh cử đều quan tâm hàng đầu tới cách thức giành chiến thắng, hoàn toàn không xây dựng thỏa thuận cuối cùng về các chức vụ nội các.

Nhưng, các cố vấn của ông Donald Trump đã xây dựng một danh sách các ứng cử viên tiềm tàng, trong đó cựu Chủ tịch Hạ viện Mỹ Newt Gingrich, cựu Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ Michael Flynn và Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Đảng Cộng hòa Reince Priebus có thể sẽ lần lượt làm Ngoại trưởng, Bộ trưởng Quốc phòng và Chánh văn phòng Nhà Trắng.

Các ứng cử viên cho các chức vụ quan trọng trong nội các của ông Donald Trump có thể được sắp xếp như sau:

Ngoại trưởng: Cựu Chủ tịch Hạ viện Mỹ Newt Gingrich.

Bộ trưởng Tư pháp: Cựu thị trưởng New York Rudy Giuliani.

Bộ trưởng Quốc phòng (hoặc Cố vấn An ninh Quốc gia): Cựu Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng Michael Flynn.

Chánh văn phòng Nhà Trắng: Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Đảng Cộng hòa Reince Priebus.

Bộ trưởng Tài chính: Chủ tịch Ủy ban Tài chính của Đội ngũ tranh cử, Steven Mnuchin.

Bộ trưởng Thương mại: Chủ tịch Tài chính Ủy ban Toàn quốc Đảng Cộng hòa, Lew Eisenberg.

Ông Reince Priebus, ứng cử viên Chánh văn phòng Nhà Trắng. Ảnh: The Independent
Ông Reince Priebus, ứng cử viên Chánh văn phòng Nhà Trắng. Ảnh: The Independent

Tuy nhiên, danh sách vẫn có vấn đề chờ giải quyết, trong đó: ông Michael Flynn rời quân đội vào năm 2014, không phù hợp với quy định "tướng lĩnh quan chức cấp cao Mỹ làm Bộ trưởng Quốc phòng cần thôi chức 7 năm", chỉ có Quốc hội đồng ý không thực hiện quy định này thì ông Michael Flynn mới có thể làm Bộ trưởng Quốc phòng.

Ngoài ra, trong đội ngũ của ông Donald Trump có người có ý kiến đối với việc ông Reince Priebus - "người của Washington" làm Chánh văn phòng Nhà Trắng, đề nghị cho ông Steve Bannon (tổng giám đốc tranh cử, người ngoài thể chế) lên thay. Ông Donald Trump cần đưa ra quyết định giữa hai người này.