Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản dẫn đầu về số lượng công ty nhà giàu
Từ danh sách này cho thấy tổng doanh thu hoạt động của các công ty Fortune Global 500 năm nay đạt xấp xỉ 41 nghìn tỉ USD, tương đương 1/3 GDP toàn cầu, tăng nhẹ khoảng 0,1% so với năm ngoái. Ngưỡng công ty được đưa vào danh sách (doanh thu tối thiểu) đã tăng từ 30,9 tỉ USD năm ngoái lên 32,1 tỉ USD. Tổng lợi nhuận ròng của tất cả 500 công ty trong danh sách tăng 2,3% so với cùng kỳ năm trước lên khoảng 2,97 nghìn tỉ USD. Ngoài mức tổng lợi nhuận của 500 công ty thấp hơn một chút so với các công ty trong danh sách năm 2022 ra, các chỉ số khác như tổng tài sản, tổng tài sản ròng và tổng số nhân viên đều đạt mức cao nhất kể từ khi bắt đầu có xếp hạng Fortune Global 500 năm 1990.
Năm nay, tính cả các công ty ở Đài Loan, Trung Quốc có tổng cộng 133 công ty có tên trong danh sách, ít hơn 9 so với năm ngoái. Mỹ có tổng cộng 139 công ty có tên trong danh sách Fortune Global 500 năm nay, tăng 3 so với năm trước, đứng đầu trong số tất cả các quốc gia.
Nhật Bản đứng thứ ba về số lượng công ty có trong danh sách với tổng cộng 40 công ty, ít hơn năm trước 1 công ty, tiếp tục xu hướng đi xuống. Khi Fortune Global 500 mới ra mắt vào năm 1990, Nhật Bản có tới 149 công ty trong danh sách. Hiện nay, Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản cùng nhau đóng góp khoảng 2/3 về số công ty, doanh thu và lợi nhuận trong danh sách.
Các quốc gia Đông Nam Á có 5 công ty loạt vào danh sách, gồm 3 của Singapore, 1 của Malaysia và 1 của Indonesia.
3 công ty Trung Quốc lọt top 10, Mỹ có 6
Danh sách cho thấy Công ty Walmart của Mỹ đã trở thành công ty lớn nhất thế giới năm thứ 11 liên tiếp. Amazon trở lại vị trí thứ hai. Tập đoàn Lưới điện Nhà nước Trung Quốc (State Grid) tiếp tục đứng thứ ba. Xếp thứ 4 và thứ 5 lần lượt là Saudi Aramco và Sinopec, PetroChina xếp thứ 6. Đứng từ thứ 7 đến thứ 10 là 4 công ty Mỹ Apple, UnitedHealth Group, Berkshire Hathaway và CVS Health.
Năm nay, 133 công ty của Trung Quốc trong danh sách có tổng doanh thu khoảng 11 nghìn tỉ USD vào năm 2023. So với 142 công ty trong danh sách năm ngoái, tổng doanh thu giảm khoảng 6%.
Trong số 15 lĩnh vực mà các công ty Trung Quốc có mặt trong danh sách, sự phát triển của “ô tô và phụ tùng” nổi bật hơn cả. Tổng cộng có 10 công ty ô tô và phụ tùng ô tô Trung Quốc đã lọt vào Fortune Global 500 năm 2024. Trong số 10 công ty này, Chery lần đầu tiên có tên trong danh sách, đứng thứ 385 với doanh thu 39,1 tỉ USD. Hầu hết thứ hạng của 9 công ty còn lại đều tăng so với năm trước.
BYD là công ty Trung Quốc cải thiện thứ hạng nhiều nhất trong năm ngoái. Năm nay, doanh thu của công ty đã tăng từ 63 tỉ USD vào năm ngoái lên 85,1 tỉ USD và thứ hạng của công ty đã cải thiện 69 bậc so với năm trước. Đồng thời, doanh thu của Công ty CATL đã tăng từ 48,8 tỉ USD lên 56,6 tỉ USD trong năm nay sau khi lần đầu lọt vào danh sách Fortune Global 500 vào năm ngoái. Doanh thu của Geely cũng tăng 40 bậc, từ 60,4 tỉ USD lên 70,4 tỉ USD.
Sự tăng trưởng của các công ty lớn trong lĩnh vực Internet của Trung Quốc nói chung đều tăng thêm. Trong số 5 gã khổng lồ Internet, ngoại trừ Alibaba tụt hai bậc, Jingdong, Tencent và Meituan đều cải thiện thứ hạng, trong khi Pinduoduo lần đầu tiên lọt vào danh sách. Hưởng lợi từ sự phục hồi của ngành Internet Trung Quốc, Meituan đã trở thành công ty Trung Quốc có thứ hạng được cải thiện nhiều nhất trong danh sách, tăng 83 bậc lên vị trí thứ 384. Tập đoàn Jingdong (JD.com), xếp thứ 47, lần đầu tiên lọt vào top 50, thay thế China Ping An trở thành công ty tư nhân lớn nhất Trung Quốc đại lục.
Saudi Aramco vẫn giữ vị trí công ty có lợi nhuận cao nhất
Năm 2023, tổng lợi nhuận của 500 công ty hàng đầu thế giới đạt gần 3 nghìn tỉ USD, tăng 2,3% so với năm trước. Mặc dù lợi nhuận của Công ty Dầu khí quốc gia Saudi Aramco giảm khoảng 24% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng hãng này vẫn đứng đầu danh sách lợi nhuận với lợi nhuận khoảng 120,7 tỉ USD; ba công ty công nghệ Mỹ - Apple, công ty mẹ của Google là Alphabet và Microsoft lần lượt đứng thứ 2, 4 và 5 bảng xếp hạng các công ty có lợi nhuận cao nhất.
Berkshire Hathaway, công ty Mỹ thua lỗ nhiều nhất trong danh sách Fortune 500 năm ngoái, năm nay đứng thứ ba trong danh sách lợi nhuận với tổng lợi nhuận hơn 96,2 tỉ USD.
Ba công ty Trung Quốc lọt vào top 10 trong danh sách lợi nhuận, đều là ngân hàng thương mại, đó là Ngân hàng Công thương Trung Quốc, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc và Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc. Trong số đó, Ngân hàng Công thương Trung Quốc có lợi nhuận hơn 51,4 tỉ USD.
Công nghệ là lĩnh vực kinh doanh tăng mạnh nhất
Bảng xếp hạng Fortune Global 500 phân loại tất cả các công ty theo lĩnh vực kinh doanh của họ. Cái gọi là lĩnh vực kinh doanh (sector) bao gồm cả một số ngành phụ trợ.
Lĩnh vực công nghệ cao là lĩnh vực đi đầu trong phát triển công nghệ toàn cầu và là trọng tâm của cạnh tranh toàn cầu. Theo phân loại của Fortune, lĩnh vực kinh doanh này bao gồm các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực mạng, thiết bị truyền thông, dịch vụ Internet, máy tính, thiết bị điện và điện tử, linh kiện bán dẫn, phần mềm máy tính và trí tuệ nhân tạo.
Tổng cộng có 33 công ty công nghệ cao đã lọt vào danh sách Fortune Global 500 năm 2024. Doanh thu trung bình của họ là 88,2 tỉ USD và lợi nhuận trung bình là 14,6 tỉ USD. Lợi nhuận hoạt động của các công ty công nghệ cao thuộc hàng tốt nhất trong ngành. Huawei vẫn là công ty hàng đầu Trung Quốc trong lĩnh vực này, công ty đã vượt qua thời kỳ khó khăn với doanh thu gần 100 tỉ USD trong năm nay và lợi nhuận xấp xỉ 12,3 tỉ USD.
Trong số 33 công ty công nghệ cao này, có 16 công ty của Mỹ, với doanh thu trung bình là 102,6 tỉ USD và lợi nhuận là 23,6 tỉ USD. Tổng cộng có 17 công ty công nghệ cao không phải của Mỹ lọt vào bảng xếp hạng năm 2024 (trong đó có 6 công ty Trung Quốc đại lục), với doanh thu trung bình là 74,6 tỉ USD và lợi nhuận trung bình chỉ 6,3 tỉ USD. Rõ ràng, các công ty công nghệ cao lớn của Mỹ chiếm ưu thế trong lĩnh vực có tính cạnh tranh cao này. Khả năng sinh lời của họ rất đáng kể: riêng Apple, Alphabet, Microsoft và Meta Platforms đã tạo ra lợi nhuận ròng 282,2 tỉ USD.
Có tổng cộng 43 công ty “mới vào và quay trở lại” trong danh sách Fortune Global 500, trong đó có 5 công ty Trung Quốc là: Chery Holding Group Co., Ltd.; Hàng Châu Industrial Investment Group Co., Ltd.; Công ty TNHH Tập đoàn Đầu tư Công nghiệp Hailiang; Công ty TNHH Pinduoduo Holdings và Công ty TNHH AIA Holdings. Chery, Hangshi Group và Pinduoduo đều lần đầu tiên có tên trong danh sách. 15 trong số 43 công ty này thuộc ngành ngân hàng. Nhờ nhu cầu mạnh mẽ do sự bùng nổ trí tuệ nhân tạo mang lại, NVIDIA lần đầu tiên lọt vào danh sách này, đứng thứ 222, thứ hạng cao nhất trong số các công ty lần đầu lọt vào danh sách này trong năm nay.
Xét về tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), Home Depot tiếp tục đứng đầu danh sách với tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hơn 1.450%, Oracle nhảy lên vị trí thứ hai với tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hơn 792%. Cencora và Apple lần lượt xếp thứ ba và thứ tư. Trong số 50 công ty có tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cao nhất, chỉ có hai công ty Trung Quốc - Chery Holding Group xếp thứ 40 với tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là 35% và Pinduoduo xếp thứ 47.
Xét về tỷ suất lợi nhuận, Visa đứng đầu với tỷ suất lợi nhuận ròng trên 52%. Trong số 5 công ty có tỷ suất lợi nhuận cao nhất, có 3 công ty thuộc ngành bán dẫn và linh kiện điện tử là Nvidia, TSMC và Broadcom, xếp từ thứ hai đến thứ tư.
Xét về sự thay đổi của bảng xếp hạng, mức tăng lớn nhất trong năm nay là UBS Group, tăng 165 bậc lên vị trí thứ 182. Deutsche Bank tăng 149 bậc lên vị trí thứ 205, là công ty có mức tăng thứ hạng lớn thứ hai. Trong số 10 công ty tăng thứ hạng nhiều nhất, có 1 công ty bảo hiểm, 9 công ty còn lại là ngân hàng.
Tổng cộng có 33 công ty không đạt được lợi nhuận trong năm nay, trong đó có 6 công ty Trung Quốc đại lục. Đứng đầu danh sách lỗ là Tập đoàn Thuốc lá Anh Mỹ (British American Tobacco plc.) với mức lỗ hơn 17,8 tỉ USD. Bị ảnh hưởng bởi xung đột Nga-Ukraine và các lệnh trừng phạt của EU, Gazprom (Nga) đứng thứ hai với thiệt hại hơn 7,3 tỉ USD.
Theo Sina, Sohu