F-16 ‘không có cửa’ khi đối đầu Su-30SM ở Syria

Với việc tiêm kích Su-30SM bắt đầu hộ tống các máy bay ném bom của Nga ở Syria, tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không có cửa nếu đối đầu Su-30SM trên bầu trời biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ, theo Truyền hình quân đội Nga.
Su-30SM của Nga tại căn cứ ở Latakia, Syria - Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga
Su-30SM của Nga tại căn cứ ở Latakia, Syria - Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Bản tin ngày 26.11 trên Truyền hình quân đội Nga cho biết tại căn cứ Hmeymim ở Latakia (Syria), lực lượng không quân – vũ trụ Nga bố trí 18 máy bay ném bom Su-24M và Su-34, cùng 12 chiếc Su-25SM, nhưng chỉ đưa sang đây có 4 chiếc tiêm kích đa năng Su-30SM. Gần đây Su-30SM chỉ làm nhiệm vụ bảo vệ các máy bay ném bom chiến lược của Nga khi tấn công phiến quân ở Syria.

Tuy nhiên kể từ khi F-16 của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay ném bom Su-24 của Nga, các chiếc Su-30SM nay đảm nhiệm vai trò hộ tống các máy bay ném bom Nga xuất phát từ Hmeymim. Theo Đài truyền hình quân đội Nga, Su-30SM chính là người chủ của bầu trời, có khả năng bắn tan tành các máy bay chiến đấu của các nước, kể cả F-16 của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ.

Su-30SM, phục vụ trong không quân Nga từ năm 2012, là loại máy bay chiến đấu thật sự độc đáo. Nó cũng có thể hoạt động như một máy bay ném bom và máy bay đánh chặn, hoặc đóng vai trò máy bay hộ tống. Mục tiêu chính của Su-30SM là làm chủ trong các cuộc không chiến.

Su-30SM là loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4, sử dụng động cơ với lực đẩy vectơ, radar mảng pha, và giảm khả năng hiển thị của máy bay này với radar đối phương. Su-30SM không chỉ hơn hẳn F-16 và F-35 mà còn có thể cạnh tranh ngang ngửa với tiêm kích tàng hình F-22 Raptor của Mỹ.

Su-30SM có thể tấn công cả mục tiêu trên không lẫn mặt đất, chủ yếu thông qua việc sử dụng radar H011 Bars. Radar này được xây dựng trên một ăng-ten mảng pha thụ động, quét sóng không phải bằng các chuyển động cơ học của ăng-ten mà bằng các chùm electron.

Loại máy bay này còn trang bị thiết bị nhận dạng mục tiêu IFF để dễ dàng phân biệt máy bay khác, ví dụ các máy bay Thổ Nhĩ Kỳ hay của Pháp trên không phận Syria.

Hệ thống điện tử của Su-30SM dùng một thuật toán để xác định các mục tiêu và lựa chọn vũ khí phù hợp tầm gần hoặc tầm xa. Tên lửa tầm gần của máy bay có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 10 km, và với tên lửa tầm trung là 10-20 km.

Su-30SM có thể khoá 15 mục tiêu trên không, và có khả năng hạ đồng thời 4 trong số các mục tiêu này.

F-16 ‘không có cửa’ khi đối đầu Su-30SM ở Syria ảnh 1

F-16 ‘không có cửa’ khi đối đầu Su-30SM ở Syria ảnh 2

Tại căn cứ ở Latakia, Nga mới chỉ bố trí 4 chiếc Su-30SM, nay chuyên bay hộ tống máy bay ném bom xuất phát từ căn cứ này.Su-30SM được xem là không có đối thủ trên bầu trời Syria - Ảnh: star

F-16 ‘không có cửa’ khi đối đầu Su-30SM ở Syria ảnh 3

F-16 của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ tại căn cứ Incirlik - Ảnh: Không lực Mỹ

Máy bay chiến đấu đa năng Su-30SM được coi là một trong những dự án thành công nhất của ngành công nghiệp hàng không Nga trong những năm gần đây. Su-30SM chưa đối đầu trực tiếp với NATO, nhưng máy bay tiền thân của nó là Su-30MKI được Nga sản xuất cho Không quân Ấn Độ từng đụng độ trong một cuộc không chiến với F-16C của vào năm 2005. Thời kỳ đó Nga vẫn chưa có khả năng tài chính để sản xuất loại máy bay Su-30 cho mình.

Mới đây một chiếc Su-30MKI của Ấn Độ khi tham gia diễn tập ở Anh đã làm thế giới kinh ngạc khi thắng tiêm kích Typhoon của Anh với tỉ số 12-0.

"Học để bay và để giành chiến thắng", phương châm của trung tâm hàng không Lipetsk (Nga) đang được các phi công của họ áp dụng khi thực hiện nhiệm vụ chiến đấu ở Syria.

Theo Thanh Niên