Một chính sách trừng phạt mới để trừng trị những ai cung cấp và sử dụng vũ khí hóa học đã nhận được sự phê chuẩn của các bộ trưởng ngoại giao EU vào ngày 15.10. Kể từ nay, các biện pháp trừng phạt sẽ được áp dụng với "những cá nhân và thực thể dính líu tới việc phát triển và sử dụng vũ khí hóa học mà không cần biết tới nơi xảy ra sự việc và quốc tịch của họ". Chế độ trừng phạt mới được đưa ra bởi Pháp và Anh, cho phép đóng băng tài sản, cấm di chuyển với những cá nhân và thực thể có liên quan tới việc sử dụng vũ khí hóa học.
Các cá nhân và thực thể của EU không được phép cung cấp tài chính cho những ai trong danh sách đó. Quyết định này đến khi có các cáo buộc tấn công bằng vũ khí hóa học tại Syria và vụ "Skripal bị đầu độc" tại Anh quốc - trong đó Nga bị đổ tội mà không có bất cứ bằng chứng nào được đưa ra. Những lệnh cấm cũng được áp dụng với những ai ủng hộ các hoạt động sử dụng vũ khí hóa học một cách không trực tiếp.
Anh đưa ra cáo buộc vô căn cứ về việc Nga đầu độc cựu điệp viên hai mang Sergei Skripal và con gái tại Salisbury, Anh quốc.
|
EU cũng đã có sẵn danh sách trừng phạt được đưa ra với Nga và Syria. Chính sách mới cho phép lập danh sách những cái tên mà không phải tranh luận lâu dài nếu được chấp thuận bởi tất cả các chính phủ EU. Động thái này đi theo một chính sách tương tự về những vi phạm nhân quyền - cho phép phạt các cá nhân vì tham nhũng hay lộng quyền.
Vào tháng 6, Tổ chức cấm Vũ khí Hóa học (OPCW) được phép để quy trách nhiệm cho những cáo buộc phạm tội. EU ủng hộ mạnh mẽ quyết định này trong khi Nga phản đối trên cơ sở coi đó là một nhóm tiếm quyền của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Cả EU lẫn OPCW đều không có quyền đưa ra những quyết định cuối cùng như vậy. Cần phải lưu ý rằng Moscow, mục tiêu chính của chính sách mới được EU đưa ra đã tiêu hủy kho vũ khí hóa học vào tháng 9.2017. Mỹ vẫn chưa thực hiện được một nửa bổn phận quốc tế của mình. Liệu Nga có nên bị EU trừng phạt? Và phòng thí nghiệm Porton Down (xét nghiệm vũ khí hóa học của Anh) thì đang làm gì?
Mỹ là đất nước vẫn sở hữu vũ khí hóa học, đã tấn công Syria và cáo buộc đất nước này sử dụng những chất cấm dù cho có rất nhiều bằng chứng các cuộc tấn công hóa học được tổ chức bởi những nhóm nổi dậy. Vụ tấn công hóa học Douma tại Syria là một bằng chức khác của một loạt những vụ tấn công hóa học được thực hiện nhằm đổ tội cho quân chính phủ Syria. Mũ bảo hiểm trắng chính là tổ chức thực hiện những cuộc tấn công này. Cũng theo cách thức đó, "vụ đầu độc Skripal" mà chính phủ Anh đưa ra có quá nhiều lỗ hổng.
Tại Syria, Mỹ nhiều lần sử dụng bom phốt pho trắng - loại vũ khí bị cấm bởi OPCW.
|
Chứng cứ xem ra không phải là điều quan trọng nhất. Mục tiêu là tô vẽ Nga trở thành "một đất nước cường đạo" mà EU chống lại và Liên minh châu Âu cần sự đồng lòng để thực hiện được điều đó. Vấn đề nhập cư, Brexit, tái cơ cấu chính phủ EU và những ý tưởng như tạo ra một châu Âu "đa tốc độ" đe dọa sự tồn tại của Liên minh châu Âu. EU cần "một ông ba bị" để giữ khối đồng lòng và Nga phải đóng vai trò này. Sự thống nhất của phương Tây đang bị đe dọa và EU đang đi theo mô hình đã được Mỹ đưa ra.
Và "ông ba bị" đó được sử dụng thường xuyên để gây ra sự sợ hãi. Vào ngày 4.10, các quan chức an ninh Hà Lan tuyên bố họ bị một cuộc tấn công gây trở ngại được thực hiện bởi tình báo quân sự Nga chống lại OPCW, nơi vụ đầu độc Skripal đang được điều tra. Họ đã không giải thích được tại sao phải mất đến 6 tháng để công khai thông tin này. Chúng được tiết lộ chỉ 5 ngày trước khi diễn ra hội nghị lần thứ 89 của Hội đồng Điều hành OPCW, trong đó văn phòng kỹ thuật của tổ chức OPCW đang bàn thảo về việc cung cấp tài chính cho cơ chế cấp quyền. Đây là một sự trùng hợp lạ lùng.
Tháng trước, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly tuyên bố rằng Nga đã thử chặn các tín hiệu từ vệ tinh Pháp-Italia mà quân đội cả hai nước này dùng cho các kênh liên lạc bảo mật. Bà đã nói: "Đây là một hành động gián điệp!... Chúng ta đang lâm nguy. Các kênh liên lạc, những cuộc tập trận quân sự, những cuộc sống thường nhật đang gặp nguy hiểm nếu chúng ta không phản công". Đây chỉ là một phần của bức tranh lớn hơn. Nga bị cáo buộc về việc thử nghiệm năng lực của các vệ tinh được những nước khác sử dụng với mục đích vô hiệu hóa hoặc phá hủy chúng. Câu chuyện được đưa ra bất cứ khi nào ý đồ của Mỹ và các đồng minh quân sự hóa không gian cần được chứng minh.
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly tuyên bố rằng Nga đã thử chặn các tín hiệu từ vệ tinh Pháp-Italia mà quân đội cả hai nước này dùng cho các kênh liên lạc bảo mật.
|
Vào tháng 8, các quan chức phản gián của Đức thông tin cho dư luận về việc "các gián điệp Nga" hoạt động "rất tích cực" tại Đức. Những thông tin sai lệch được lan truyền, các cuộc bầu cử bị ảnh hưởng, và các quan chức và công dân bị nhắm tới là những nguồn thông tin tiềm năng cho các cơ quan tình báo Nga... Các quan chức an ninh Đức đã mô tả toàn bộ những điều này trong báo cáo thường niên của họ. Nhưng vẫn còn có thêm những câu chuyện đáng sợ khác mà phương Tây đưa ra.
Ông Putin đang xây dựng một lực lượng bán quân sự người Bosnia. Nhưng vẫn còn nữa, vào tháng 7, phó Tổng Chưởng lý Mỹ Rod Rosenstein tuyên bố có 12 cá nhân bị buộc tội trong cuộc điều tra Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ năm 2016. Trong khi đó, quân đội Nga đang được triển khai tới Libya. Tờ Sun của Anh đưa ra toàn bộ những chi tiết này.
Ngày 15.10, EU thống nhất đưa ra một chế độ trừng phạt mới về việc sử dụng vũ khí hóa học nhắm vào Nga.
|
Ngày nay, truyền thông phương Tây rất bận rộn trong việc truyền bá những ảo tưởng lầm lạc về việc Moscow đang đặt tay vào mọi miếng bánh. Và hiện tại EU đã có phương tiện mới để gieo rắc "những câu chuyện hóa học" và đưa ra những lệnh trừng phạt mới nhắm vào Nga với mục đích giữ cho con thuyền châu Âu không chìm. Nhưng những vấn đề của châu Âu sẽ vẫn tiếp tục. Vì không phải Nga đưa ra chính sách nhập cư cho châu Âu. Nga cũng không có cách nào thuyết phục người Anh từ bỏ địa vị thành viên châu Âu trong cuộc trưng cầu dân ý của họ.
Moscow cũng không phải là tác giả của khái niệm "đa tốc độ" của EU và không thể làm gì với những vấn đề đã thúc đẩy Ba Lan và Hungary chống lại phần lớn EU. Chính là Mỹ chứ không phải Nga đã đưa ra cuộc chiến thuế quan chống lại EU. Cũng chính tổng thống Mỹ đã gọi EU là một kẻ địch. Moscow chưa bao giờ dùng những từ như vậy. Eu cần phải tập trung hơn vào những con đường để tìm cách giải quyết những vấn đề thật sự đang phải đối mặt và những thách thức gặp phải hơn là tạo ra "những chính sách" để chống lại những mối đe dọa "tưởng tượng".