Tuy nhiên ULA đã không thể tiếp tục giữ được thế độc quyền này sau hơn 1 thập kỷ. Nguyên nhân một phần là do các lệnh trừng phạt thương mại, khiến cho việc nhập động cơ tên lửa của Nga trở nên khó khăn và giá cao hơn. Trong khi đó SpaceX lại đưa ra mức giá vô cùng hấp dẫn nhờ có tên lửa tái sử dụng.
Trung tướng Samuel Greaves, người đứng đầu Trung tâm vũ trụ và hệ thống tên lửa của Không quân Mỹ, cho biết: “Hợp đồng phóng vệ tinh GPS III đã đạt được một sự cân bằng hơn khi cho phép một nhà thầu tư nhân khác cùng tham gia, nó sẽ giúp giảm chi phí, đáp ứng tốt hơn cho các nhu cầu của Không quân Mỹ”.
Từ nay đến năm 2018, Không quân Mỹ sẽ mở đấu thầu cho hơn 8 nhiệm vụ phóng vệ tinh khác. Hiện tại, SpaceX là công ty vũ trụ tư nhân duy nhất đủ sức để có thể đấu thầu và cạnh tranh cùng với liên minh Boeing-Lockheed Martin.
Bản hợp đồng trị giá 83 triệu USD mà SpaceX vừa giành được bao gồm các nhiệm vụ sản xuất một tên lửa tái sử dụng Falcon 9, tích hợp một tàu vũ trụ có mang theo vệ tinh, phóng thành công tên lửa lên quỹ đạo Trái đất và đưa vệ tinh vào đúng quỹ đạo hoạt động.
Tỷ phú Elon Musk - Iron Man của đời thực.
Tất cả các nhiệm vụ này đều đã được SpaceX thử nghiệm thành công trước đây. Thậm chí SpaceX còn hạ cánh thành công tên lửa Falcon 9, sau khi đưa vệ tinh vào quỹ đạo. Chính vì vậy đây không phải là thách thức quá khó đối với SpaceX.
Trước đó, SpaceX cũng đã ký được hợp đồng trị giá 10 tỷ USD với NASA. Hợp đồng này bao gồm các nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa tiếp tế lên trạm vũ trụ ISS. Tuy nhiên đây sẽ là bước ngoặt lớn đối với một công ty vũ trụ tư nhân, khi lần đầu tiên có thể ký hợp đồng phục vụ cho quân đội.
Với bản hợp đồng này, chúng ta càng thấy tỷ phú Elon Musk có nét gì đó giống với Tony Stark. Cả hai đều là tỷ phú và phát triển những công nghệ tiên tiến nhất, trong đó có những công nghệ phục vụ cho quân sự.
Theo Reuters, Trí Thức Trẻ