DxTalks tập 8: Văn hóa Monozukuri giúp các công ty Nhật Bản chuyển đổi số

VietTimes – Với văn hóa Monozukuri, tinh thần cải tiến của nhân viên rất cao nhưng vẫn chú ý những chi tiết rất nhỏ.
Các chuyên gia tham gia talkshow

Tham gia chia sẻ tại DxTalks số 8 với chủ đề “Chuyển đổi số trong các doanh nghiệp Nhật Bản” là ông Vương Quân Ngọc - Giám đốc tư vấn tại Công ty tư vấn Chuyển đổi số FPT Digital, ông Nguyễn Hữu Long - Giám đốc Công ty tư vấn FPT Japan, ông Lê Minh Quân - Giám đốc Chuyển đổi số, nhà sáng lập của akaMES - nền tảng về sản xuất thuộc Công ty FPT Software và ông Hatano Koji - Giám đốc sản xuất Công ty Nippon Steel Việt Nam.

Trong DxTalks số 8, các vị khách mời cùng nhau trao đổi, thảo luận về câu chuyện chuyển đổi số tại các doanh nghiệp tại thị trường Nhật Bản cũng như các công ty Nhật Bản tại Việt Nam.
Với hành trình chuyển đổi số tại các doanh nghiệp này, thì câu hỏi là họ đang thực hiện như thế nào; có gì khác biệt giữa các doanh nghiệp Nhật Bản và Việt Nam trong quá trình chuyển đổi số; có những thuận lợi, khó khăn, thách thức và kinh nghiệm để vượt qua; và cách họ triển khai lộ trình chuyển đổi số như thế nào.

Video DxTalks số 8 chủ đề "Chuyển đổi số trong các doanh nghiệp Nhật Bản" (ảnh: FPT Digital)

Các khách mời đã điểm qua hành trình chuyển đổi số tại một số doanh nghiệp Nhật Bản ở tại Nhật Bản, hoặc ở tại Việt Nam đang thực hiện như thế nào, có gì khác biệt giữa các doanh nghiệp Nhật Bản và Việt Nam trong quá trình chuyển đổi số, những thuận lợi, khó khăn, thách thức và kinh nghiệm để vượt qua.

3 con đường chuyển đổi số chủ yếu tại các công ty Nhật Bản

Chuyển đổi số đã mang lại hiệu quả cao cho các tổ chức vận hành, đặc biệt là giúp vượt qua những rào cản về quá trình vận hành liên tục. Theo Reuters, Nhật Bản nói chung và các doanh nghiệp cũng đã định vị chuyển đổi số là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc xác định chiến lược phát triển của mình.

Chuyên gia Nguyễn Hữu Long cho rằng người Nhật vốn tập trung vào đảm bảo chất lượng, họ rất thận trọng trong việc lên kế hoạch. Khi đã lên kế hoạch, họ không chỉ lên kế hoạch trong vòng 3 năm mà hướng tới tầm nhìn trong vòng 5 năm hay 10 năm. Tuy nhiên, việc chuyển đổi số phải làm rất nhanh, bởi vì sau 5 năm, 10 năm thị trường đã hoàn toàn thay đổi, và chiến lược ban đầu cũng cần đánh giá và sửa đổi lại nhiều vòng trong 5 năm, 10 năm đó.

Với ảnh hưởng của đại dịch, các doanh nghiệp Nhật Bản bắt đầu có sự chuyển mình và đặc biệt là tăng tốc trong quá trình chuyển đổi số. Có 3 cách mà doanh nghiệp Nhật Bản đang thực hiện, đó là: đầu tư rất lớn vào mô hình hóa; sử dụng những đầu tư nhỏ hơn bằng cách liên doanh với các đơn vị chuyển đổi số; và cuối cùng là sử dụng các công ty tư vấn trong việc xây dựng những mô hình để có được sự liên kết cho tất cả những trụ cột liên quan đến khối nghiệp vụ của doanh nghiệp.

Ông Long cho biết thêm: Với cách đầu tư lớn vào mô hình hóa - “Big bang Modernization”: bắt đầu là một hình thức tổ chức chuyển đổi số toàn bộ hệ thống IT nội tại của họ một cách “Big bang”- triển khai một cách toàn diện. Cách này thường phù hợp với một số doanh nghiệp truyền thống ở Nhật và đặc biệt những doanh nghiệp này họ có ngân sách rất lớn, có thể lên tới hàng tỉ USD. Đơn cử một công ty thép hàng đầu ở Nhật, họ đang chi đến hàng tỉ USD cho việc “Đổi mới mô hình” theo hình thức “Big bang” này. Và hiện tại FPT cũng tham gia một phần nhỏ bé trong việc chuyển đổi số giúp khách hàng bên cạnh những nhà cung cấp IT (IT Vendor) khác.

Cách thứ hai không phải “Big bang modernization” mà là “small start”, chọn những phần nhất định để làm, có thể bắt đầu từ những thử nghiệm mang lại kết quả nhanh - quick win. Cách này khá dễ dàng gặt hái được những “quick win”, những thành công ban đầu nhưng cũng khá khó cho các doanh nghiệp Nhật để có thể nhân rộng ra những thành quả đó và mở rộng thử nghiệm này thành dự án triển khai số toàn diện cho doanh nghiệp bởi họ thiếu nguồn lực. Để giải quyết vấn đề này thì họ có một cách là “Open innovation”, tức là kết hợp những nguồn lực ở ngoài của mình. Đơn cử như công ty rất lớn như KDDI hay là Shiseido, họ đã thành lập liên doanh chuyển đổi số với các đối tác IT Vendor chính của họ để giúp công ty họ chuyển đổi số cũng như đào tạo nhân viên của họ để có thể tham gia vào quá trình chuyển đổi số.

Cách thứ ba để giúp các doanh nghiệp hiện tại đang chuyển mình rất nhanh trong việc chuyển đổi số đó là sử dụng dịch vụ tư vấn của các công ty tư vấn chuyển đổi số. Vậy tại sao họ lại sử dụng các công ty dịch vụ tư vấn cho việc chuyển đổi số. Có một lý do khá đặc trưng là tổ chức của một doanh nghiệp Nhật Bản chia theo chức năng dọc, do đó thường những nghiệp vụ này khá độc lập, cũng như từng quy trình mỗi bộ phận phòng ban sẽ rất tốt. Tuy nhiên, phần liên kết “cross function” - liên chức năng các phòng ban cho toàn bộ công ty lại khó khăn, đâu đó có những khoảng cách giữa các bộ phận. Thành ra khi chuyển đổi số toàn bộ “cross function” thì có những trở ngại nhất định.

Để giải quyết được việc đó thì doanh nghiệp Nhật Bản sử dụng dịch vụ tư vấn chuyển đổi số của các doanh nghiệp tư vấn. Đầu tiên họ sẽ tổ chức một nhóm đơn vị chuyển đổi số cho toàn bộ chiều ngang của công ty và điều này sẽ giúp cho từng nhóm phòng ban chức năng có thể chuyển đổi số, cũng như đào tạo nhân viên trong các nhóm này tham gia vào quá trình chuyển đổi số. Từ đó nhân rộng và tiến tới chuyển đổi số toàn diện. Đó là cách thứ ba mà thị trường Nhật đang thực hiện.

Văn hóa Monozukuri đã giúp công ty Nhật Bản tại Việt Nam chuyển đổi số thành công

Các khách mời đều đồng tình yếu tố về văn hóa, nhất là con người, là đặc điểm quan trọng nhất giúp chuyển đổi số thành công tại các công ty Nhật Bản. Đơn cử Nippon Steel Vietnam đã có hành trình khá thuận lợi khi phát triển tại Việt Nam.

Ông Hatano Koji - Giám đốc sản xuất công ty Nippon Steel Việt Nam chia sẻ: do thị trường của công ty có những biến động dữ dội, nên mục đích là phải xây dựng được một hệ thống giúp đối ứng thật linh hoạt với những biến động đó. Trong quá trình đó, nổi lên tinh thần cải thiện, cải tiến của nhân viên công ty rất cao, nhưng cũng thực hiện quản lý đến cả những chi tiết rất nhỏ, điều này là do lối suy nghĩ Monozukuri của Nhật (Monozukuri là tinh thần tạo ra những sản phẩm chất lượng chuẩn Nhật Bản). FPT đã đồng hành cùng Nippon Steel để phát triển thành công hệ thống quản lý sản xuất mới, linh hoạt và dễ dàng mở rộng.

Ông Hatano Koji, Giám đốc sản xuất công ty Nippon Steel Việt Nam (ảnh: FPT Digital)

Hiện tại, FPT đang giúp các doanh nghiệp Nhật Bản chuyển đổi số tập trung vào hai việc. Thứ nhất là chuyển đổi số về mặt con người (People transformation). Thứ hai là chiến lược Sourcing- sử dụng những nguồn lực ở Việt Nam hoặc các nước khác cùng với việc sử dụng nguồn lực tư vấn bên Nhật. Những nguồn lực chuyển đổi số ở nước ngoài sẽ giúp cho chiến lược Sourcing của doanh nghiệp Nhật có thể thực hiện. Qua đó, cùng với chiến lược chuyển đổi con người, doanh nghiệp Nhật có thể chuyển đổi số một cách nhanh chóng, có kết quả tốt với chi phí tối ưu.

FPT Digital - công ty thành viên thuộc tập đoàn FPT, tiên phong trong lĩnh vực tư vấn chuyển đổi số tại Việt Nam. Sở hữu phương pháp luận chuyển đổi số FPT Digital Kaizen cùng bề dày kinh nghiệm, FPT Digital đã đồng hành cùng các doanh nghiệp ngay từ bước đầu tiên trong chặng đường chuyển đổi số. Đó là giúp doanh nghiệp đưa ra lộ trình chuyển đổi số gắn liền với định hướng phát triển doanh nghiệp, từng bước xây dựng nguồn lực, hướng tới sự tối ưu và cải tiến, khám phá các giá trị mới trên cơ sở khai thác toàn bộ tiềm năng của công nghệ số. Bên cạnh khối doanh nghiệp, FPT Digital còn giúp các tổ chức, các tỉnh thành chuyển đổi số, thu hút đầu tư và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội.

Nhằm giúp các tổ chức, doanh nghiệp tìm hiểu thêm về chuyển đổi số tại Việt Nam và thị trường quốc tế, FPT Digital thực hiện chuỗi talkshow DxTalks với sự tham gia của nhiều chuyên gia hàng đầu về chuyển đổi số cùng nhiều lãnh đạo doanh nghiệp trong và ngoài nước. Chuỗi DxTalks 2022 gồm 10 số, phát sóng vào tuần cuối hàng tháng.