Donald Trump bỏ "xoay trục", châu Á có thể chạy đua vũ khí hạt nhân

VietTimes -- Nếu Mỹ giảm can dự ở châu Á, rút quân khỏi Nhật Bản, Hàn Quốc... thì nhiều nước châu Á và bản thân Mỹ đều bị thiệt hại, khả năng chạy đua vũ trang hạt nhân tăng lớn, châu Á sẽ phải tìm cách tự lực hơn.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Ảnh: Politico

Đài tiếng nói Đức ngày 19/11 cho rằng sau khi ông Donald Trump trúng cử Tổng thống Mỹ, chiến lược ngoại giao quay trở lại châu Á của Mỹ sẽ đối mặt với sự "chuyển hướng" và khả năng có chính sách thay thế. Nếu điều đó là sự thực, tình hình khu vực châu Á có xu hướng bất ổn.

Một báo cáo của Quỹ châu Á (Asia Foundation) Mỹ cảnh báo nếu Mỹ rút khỏi khu vực châu Á-Thái Bình Dương, khu vực này có thể xuất hiện "chân không" về lực lượng lãnh đạo, thậm chí chạy đua vũ trang hạt nhân, nhất là khi tồn tại vấn đề hạt nhân Triều Tiên.

Tác giả báo cáo đồng thời chỉ ra, đối với một số khu vực của châu Á, chính sách ngoại giao này của Tổng thống Barack Obama nếu có sự thay đổi thì sẽ không phải là một việc tốt.

Trong 8 năm qua, để mở rộng vai trò ảnh hưởng ở châu Á-Thái Bình Dương, chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đầu tư các nguồn lực ngoại giao to lớn. Nhưng, trong tình hình Trung Quốc ngày càng tự tin và trỗi dậy, chính sách "quay lại châu Á" trở nên kém hiệu quả.

Sự hiện diện quân sự của Mỹ tại khu vực này được tăng cường một chút; Myanmar đã bắt đầu tiến trình mở cửa chính trị. Ngoài ra, quan hệ giữa Mỹ và một số đối tác cũng đã được cải thiện.

Hiện nay, tình hình chính trường nước Mỹ đang khiến cho Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đối mặt với khả năng phá sản. Sau khi ông Donald Trump trúng cử Tổng thống Mỹ, hy vọng TPP sớm được Mỹ phê chuẩn trở nên rất xa vời.

Tổng thống đắc cử Mỹ tiếp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại New York ngày 17/11/2016. Ảnh: NewsOdy

Chính sách châu Á của Donald Trump là một dấu hỏi

Một số phát biểu dân túy gây xôn xao khác của ông Donald Trump cũng sẽ được thực hiện? Đây vẫn là một câu đố, nhưng, đối với châu Á, tiền đặt cược cho “trò chơi” này tăng lên.

Trong tranh cử, ông Donald Trump từng tuyên bố Mỹ có thể rút quân khỏi Hàn Quốc và Nhật Bản nếu như các nước này không chịu gánh nhiều chi phí hơn cho 80.000 binh sĩ Mỹ đồn trú. Trong khi đó, Triều Tiên luôn tích cực tiến hành thử nghiệm tên lửa và hạt nhân.

Cơ sở của báo cáo do Quỹ châu Á đưa ra là quan điểm phân tích của các học giả và cựu quan chức chính phủ đến từ 20 quốc gia châu Á. Báo cáo cảnh báo rằng Mỹ rút quân khỏi châu Á-Thái Bình Dương có khả năng làm cho Tokyo và Seoul chuyển sang tìm cách sở hữu sức mạnh răn đe hạt nhân của họ, chứ không tiếp tục dựa vào Mỹ. Điều này sẽ làm trầm trọng hơn sự bất ổn của trật tự khu vực này.

Báo cáo cho rằng: "(Mỹ) giảm sự can dự ở châu Á một cách cẩu thả sẽ gây thiệt hại cho lợi ích của nhiều nước châu Á và bản thân Mỹ".

Ông Donald Trump từng phản ứng với sự lo ngại như vậy. Ông nói với các nhà lãnh đạo Australia, Nhật Bản và Hàn Qốc rằng Mỹ sẽ tuân thủ cam kết đối với đồng minh. Vào thứ Năm vừa qua, ông Donald Trumg cũng có cuộc hội kiến với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại New York.

Đối thủ của Nhật Bản - Trung Quốc không lo ngại lắm đối với việc ông Donald Trump bước vào Nhà Trắng. Bắc Kinh luôn coi chính sách quay trở lại châu Á là thủ đoạn của Mỹ dùng để ngăn chặn Trung Quôc trỗi dậy thành nước lớn về kinh tế và quân sự.

Nhưng, ông Donald Trump đe dọa sẽ tiến hành thu thuế cao đối thương mại và các nước thao túng tỷ giá hối đoái, điều này rõ ràng khiến cho Trung Quốc cảm thấy lo ngại, nhất là khả năng nổ ra chiến tranh thương mại.

Ông Tập Cận Bình gọi điện (ảnh tư liệu)

Vào thứ Hai vừa qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gọi điện cho ông Donald Trump, cho biết giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới cần tiến hành hợp tác.

Một trong các tác giả của báo cáo, ông Thitinan Pongsudhirak cho rằng mặc dù ông Donald Trump thiếu kinh nghiệm thi hành chính sách, nhưng đây cũng là một ưu thế của ông, ông không có “vết đen lịch sử” trên phương diện này.

Ông Thitinan Pongsudhirak cho rằng điều này có lợi cho ông Donald Trump ở các nước Đông Nam Á. Bởi vì, chính sách hiện hành của Mỹ chưa đạt được mục tiêu dự kiến ở đó, trong khi đó việc phê phán đối với tình hình nhân quyền khiến cho các đồng minh như Philippines, Thái Lan cảm thấy không vui.

Ông nói: "Các nước Đông Nam Á không hy vọng Trung Quốc trở thành lực lượng lãnh đạo khu vực này, không muốn đặt cược tất cả vào Trung Quốc. Nhưng họ không có sự lựa chọn khác, bởi vì chính sách quay trở lại châu Á và cân bằng mới của Mỹ chỉ là nói suông, không có hiệu quả thực tế".

Giảm bớt lệ thuộc vào Mỹ, nhưng muốn đối phó Trung Quốc

Học giả Ấn Độ C. Raja Mohan cho rằng ông Donald Trump dùng phương thức “hỗn loạn” đặc biệt đã mở ra một cuộc thảo luận mới mang tính xây dựng: Đó là các nước châu Á làm thế nào để phát huy vai trò tích cực hơn trong quá trình ứng phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc khi giảm sự lệ thuộc vào Mỹ.

C. Raja Mohan nói: "Khác với phản ứng vài ngày qua của phái tự do châu Âu, người châu Á phần nhiều sẽ thích ứng với hiện tượng này, chứ không phải là ôm thái độ từ chối. Chúng tôi chắc chắn phải quan hệ với người nắm quyền ở Washington".

Sau khi ông Donald Trump lựa chọn ra các quan chức cấp cao phụ trách các lĩnh vực như ngoại giao và quốc phòng, ý đồ của ông đối với châu Á có lẽ sẽ rõ ràng hơn. Hai cố vấn của ông Donald Trump gần đây đưa ra phát biểu có thể đã cung cấp một số manh mối.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter thăm Hàn Quốc ngày 2/11/2015 (ảnh tư liệu)

Cựu cố vấn Hạ viện Đảng Cộng hòa Alexander Gray và nhà kinh tế Peter Navarro, Đại học California chủ trương thực hiện chính sách "lấy thực lực để có hòa bình" (peace through strength).

Họ cho rằng ông Donald Trump cam kết tăng số lượng tàu chiến Hải quân Mỹ từ 274 chiếc lên 350 chiếc. Điều này làm cho các đồng minh yên tâm, bởi vì về lâu dài, Mỹ vẫn sẽ duy trì vai trò truyền thống bảo vệ trật tự tự do ở châu Á.

Nhưng hai người này cho biết thêm chỉ có các nước tiếp tục tăng mức chi tiêu quốc phòng thì mới công bằng.

Hàn Quốc hiện nay mỗi năm chi 860 triệu USD cho Quân đội Mỹ, tương đương một nửa tổng chi phí khác ngoài chi phí cho binh sĩ Mỹ đóng ở Hàn Quốc. Ngoài ra còn chi bổ sung 9,7 tỷ USD để di dời căn cứ của Quân đội Mỹ.

Nhật Bản hàng năm chi 2 tỷ USD, tương đương một nửa tổng chi tiêu của Quân đội Mỹ đóng ở Nhật Bản.

Mặc dù dư luận phổ biến lo ngại Mỹ rút quân sẽ tạo ra cục diện hỗn loạn, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc cho biết Hàn Quốc giữ "thái bộ bảo lưu rất lớn" đối với việc chi nhiều kinh phí quân sự hơn cho Mỹ.